Italy: Xuống đường phản đối đóng cửa trường học
Từ ngày 21/3, hàng nghìn phụ huynh, học sinh và giáo viên Italy tập trung tại quảng trường trên khắp đất nước để phản đối quyết định đóng cửa trường học nhằm hạn chế lây nhiễm Covid-19.
Italy đóng cửa trường học từ ngày 15/3.
Các cuộc biểu tình nổ ra tại hơn 35 quảng trường trên toàn quốc gồm quảng trường Piazza del Popolo, thủ đô Rome, quảng trường Piazza Duomo, thành phố Milan.
Tại Rome, người dân đội mũ gắn biểu ngữ “Hãy mở cửa trường học, bằng bất cứ giá nào”. Trong khi người dân thành phố Milan treo balo học sinh tại khu vực trường học. Đại diện tổ chức giáo dục “Trường học Mở” cho biết: “Chúng tôi yêu cầu tái mở cửa trường học ngay lập tức và cung cấp dịch vụ y tế công cộng cho các trường”.
Trước đó, từ ngày 15/3, Chính phủ Italy yêu cầu trường học phổ thông trên cả nước đóng cửa để ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19. Chính phủ khẳng định đóng cửa trường học là cần thiết do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, trong đó tỷ lệ cao nằm ở nhóm thanh, thiếu niên.
Thủ tướng Mario Draghi cam kết trường học sẽ là khu vực đầu tiên được tái mở cửa khi quốc gia nới lỏng hạn chế phòng Covid-19.
Video đang HOT
Khi trẻ em học trực tuyến, hàng triệu phụ huynh phải xin nghỉ việc, làm việc tại nhà hoặc thuê người trông trẻ. Điều này gia tăng áp lực về tài chính, sinh hoạt lên các hộ gia đình.
Từ khi Covid-19 xuất hiện tại châu Âu một năm trước, Italy đã nhiều lần đóng, mở cửa trường học vào các thời điểm khác nhau phụ thuộc vào nhóm tuổi của học sinh và mức độ lây nhiễm của địa phương. Nhìn chung, thời lượng học trực tiếp tại Italy thấp hơn so với các quốc gia châu Âu khác.
Italy ban bố lệnh giới nghiêm
Một loạt nước châu Âu tiếp tục siết chặt các quy định ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, khi số ca mắc tại châu lục này vẫn gia tăng.
Trung tâm thủ đô Rome vắng bóng du khách vì dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, đêm 3/11, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh mới, có hiệu lực từ ngày 5/11-3/12, trong đó lệnh giới nghiêm sẽ áp dụng trên toàn quốc sau 22h00 và các biện pháp bổ sung tùy theo từng khu vực.
Lệnh giới nghiêm sẽ áp dụng từ 22h00-5h00 hằng ngày và người dân sẽ không được phép di chuyển bằng phương tiện công cộng hay cá nhân, ngoại trừ lý do công việc, học tập, sức khỏe hay tình huống cấp thiết. Sắc lệnh mới đưa ra các biện pháp cụ thể với từng vùng, từng kịch bản tương ứng với những mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Cụ thể, tại các khu vực có nguy cơ rơi vào kịch bản 3 và 4, tương ứng mức nghiêm trọng cao và nghiêm trọng tối đa, ngừng mọi hoạt động di chuyển. Tại khu vực có nguy cơ rất cao, tạm ngừng hoạt động thương mại bán lẻ, quán bar, nhà hàng, ngoại trừ giao hàng tận nhà và được phép hoạt động đến 22h00. Các hoạt động thể thao ngoài trời và dưới hình thức cá nhân vẫn được phép, song phải sử dụng khẩu trang. Với các khu vực có nguy cơ cao, đóng cửa các quán bar, nhà hàng; ngừng hoạt động di chuyển tới thành phố khác, ngoại trừ lý do công việc, học tập, sức khỏe.
Ngoài ra, hoạt động vận tải công cộng, vận tải đường sắt không vượt quá tải trọng 50% ..., ngoại trừ phương tiện chuyên dụng dành cho hệ thống giáo dục. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở bắt buộc đeo khẩu trang cả ở trong lớp.
* Tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban đã thông báo tái áp đặt tình trạng khẩn cấp và ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm từ 0h00 ngày 3/11 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang đe dọa khả năng ứng phó của các bệnh viện.
Trong một đoạn video đăng trên tài khoản Facebook cá nhân, ông Orban cho biết: "Đây là lúc để tiến hành các bước đi mới để bảo vệ năng lực vận hành các bệnh viện, qua đó bảo vệ tính mạng của người cao tuổi". Ông nhấn mạnh: "Chúng ta phải đặt sang một bên các tranh cãi chính trị, cần hành động nhanh chóng và có các biện pháp kịp thời", đồng thời cảnh báo vào giữa tháng 12 tới, các bệnh viện có nguy cơ quá tải. Các biện pháp khác cũng được áp dụng ngày 3/11, như bắt buộc đeo khẩu trang, kèm theo mức phạt nặng và đóng cửa các cơ sở có vi phạm.
Số ca nhiễm tại Hungary trong những tuần gần đây đã gia tăng mạnh, nhiều hơn các mốc cao nhất từng ghi nhận hồi mùa Xuân. Số ca tử vong trong tháng 10 đã nhiều hơn số ca tử vong của 4 tháng trước đó cộng lại. Ngày 3/11, Hungary ghi nhận 84 ca tử vong mới, mức cao nhất trong ngày, nâng tổng số ca tử vong lên 1.973. Số bệnh nhân phải nhập viện hiện là 4.767.
* Cùng ngày, Hà Lan cũng siết chặt phong tỏa nhằm làm chậm lại làn sóng lây nhiễm thứ hai. Thủ tướng Mark Rutte đã ban bố các biện pháp phong tỏa bổ sung, đồng thời cho biết chính phủ đang cân nhắc lệnh giới nghiêm và đóng cửa trường học. Các biện pháp mới bao gồm cả cấm tụ tập hơn 2 người không cùng gia đình ở nơi công cộng. Ông Rutte cho biết chính phủ khuyến cáo người dân không ra nước ngoài trong các kỳ nghỉ kéo dài đến giữa tháng 1/2021. Các biện pháp trên có hiệu lực trong hai tuần, từ ngày 4/11. Các biện pháp khác được thực thi trước đó vẫn có hiệu lực đến giữa tháng 12 tới.
Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge cho biết một kế hoạch bắt buộc đeo khẩu trang sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12, sau khi luật khẩn cấp được thông qua.
Theo Viện Y tế Quốc gia, Hà Lan ghi nhận 64.087 ca nhiễm mới trong tuần qua, giảm so với 67.542 ca trong tuần trước, cũng là tuần đầu tiên số ca nhiễm mới giảm kể từ tháng 8. Các bệnh viện sắp đến mức quá tải vì bệnh nhân COVID-19, trong khi con số này tiếp tục tăng.
* Hy Lạp cũng tái áp đặt phong tỏa một phần thủ đô Athens và miền Bắc đất nước trong ít nhất một tháng nhằm chống dịch.
Các quán cà phê, nhà hàng, quán rượu, trung tâm thể hình, rạp chiếu phim và rạp hát, và hầu hết các doanh nghiệp không trọng yếu đều phải đóng cửa tại thủ đô Athens, nơi cư trú của một nửa dân số nước này. Trong khi đó, các thành phố miền Bắc Thessaloniki và Serres phải phong tỏa nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ Stelios Petsas cho biết thủ đô hoàn toàn có thể phải phong tỏa toàn bộ nếu các biện pháp hạn chế mới không giúp giảm số ca nhiễm. Nếu vậy, đây sẽ là lệnh phong tỏa thứ hai trong năm nay.
Trong vài tuần qua, số ca nhiễm tại Hy Lạp đã tăng mạnh, hiện lên tới hơn 42.000 ca, trong đó có 642 ca tử vong.
* Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 3/11 tuyên bố các nhà hàng, rạp chiếu phim và những cơ sở kinh doanh khác ở nước này sẽ phải đóng cửa vào lúc 22h00 để ngăn chặn tình trạng virus lây lan. Tuy nhiên, ông Erdogan không nêu rõ thời điểm áp đặt những biện pháp mới.
Tuyên bố trên được đưa ra chưa đầy 1 tuần sau khi số ca tử vong ở Thổ Nhĩ Kỳ lên hơn 10.000 người, và số ca nhiễm mới liên tục tăng cao trong tháng 10. Tổng thống Erdogan cũng khuyến khích hình thức "làm việc linh động" ở các khu vực nhà nước và tư nhân, đồng thời cho biết sẽ tăng cường giám sát thị trường và hoạt động bán hàng qua mạng.
Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận hơn 382.110 ca nhiễm, trong đó có hơn 10.480 ca tử vong.
EU đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng COVID-19 Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang lây lan mạnh tại nhiều nước ở châu lục này. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và gây tổn hại lớn về kinh tế toàn khu vực...