Italy xét xử 59 người liên quan vụ sập cầu Morandi năm 2018
Một thẩm phán Italy ngày 7/4 đã yêu cầu xét xử 59 người liên quan đến vụ sập cầu Morandi ở Genoa năm 2018 và chấp thuận khoản bồi thường gần 30 triệu euro của 2 công ty Autostrade per lItalia và Spea.
Phần còn lại của cầu cạn Morandi ở thành phố Genoa, Italy ngày 28/6/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Vụ sập cầu nói trên đã khiến 43 người thiệt mạng và bộc lộ tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp ở Italy cũng như vai trò của công ty tư nhân Autostrade điều hành tuyến đường cao tốc có cầu bị sập. Công ty Autostrade bị cáo buộc không bảo trì khiến cầu Morandi bị sập.
Thẩm phán Paola Faggioni đã ra phán quyết rằng công ty Autostr enetton kiểm soát – phải trả cho nhà nước 29 triệu euro. Thẩm phán Faggioni cũng ủng hộ đề nghị xét xử 59 người, trong đó có cựu lãnh đạo tập đoàn Atlantia, Giovanni Castelluci, và các quan chức của công ty Spea chịu trách nhiệm kiểm tra cầu, cũng như một số quan chức thuộc Bộ Giao thông Italy.
Dự kiến, phiên xử đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 7/7 tới với các cáo buộc ngộ sát, bất cẩn và cố ý gây tai nạn.
Cầu Morandi dài 1,2 km nằm trên tuyến đường cao tốc A10 nối thành phố cảng Genoa với miền Nam nước Pháp. Cầu hoàn thành xây dựng vào năm 1967. Ngày 14/8/2018, một phần của cầu Morandi đã bị sập do mưa lớn dài ngày, khiến nhiều ô tô rơi xuống đất từ độ cao 50 m. Thảm họa này khiến ít nhất 43 người thiệt mạng, hàng trăm người mất nhà ở, đồng thời gây gián đoạn giao thông nghiêm trọng tại Genoa – thành phố cảng quan trọng ở Tây Bắc Italy.
Các trường học Nhật Bản đối mặt rủi ro kiện tụng vì những nội quy hà khắc
Các nội quy hà khắc về đồng phục tại một số trường học Nhật Bản, từ tóc phải đen đến dây giày phải trắng, đang đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày một tăng và thậm chí là rủi ro pháp lý từ phụ huynh học sinh.
Video đang HOT
Một số trường học quy định bắt buộc về màu tóc, màu dây giày. Ảnh: AFP
Hãng AFP đưa tin anh Toshiyuki Kusumoto, một người cha có hai con ở thành phố Oita phía Tây Nhật Bản, đang yêu cầu tòa án can thiệp nhằm bảo vệ đứa con trai thứ hai của anh khỏi những nội quy nhà trường mà theo anh là "phi lý".
Nội quy bao gồm quy định cụ thể về độ dài của tóc, cấm nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa và thắt đuôi sam, cấm đi tất cổ thấp và dây giày phải là màu trắng.
"Những quy định kiểu này đi ngược hoàn toàn với tự do cá nhân và quyền con người", anh Kusumoto bức xúc.
Cuối tháng 3,Kusumoto sẽ tham gia một phiên xét xử tại tòa với đại diện trường học và thành phố, hy vọng các nhà chức trách sẽ sửa đổi nội quy.
Tại thủ đô Tokyo, các trường học công thông báo sẽ bỏ những nội quy nghiêm ngặt, bao gồm quy định về màu tóc, từ tháng 4 năm nay.
Tuy nhiên, tại các tỉnh thành còn lại, những nội quy trên vẫn còn phổ biến. Anh Kusumoto hy vọng vụ kiện của anh sẽ mang đến một sự thay đổi lớn và tích cực hơn.
"Tôi làm điều này không chỉ vì con mình. Còn rất nhiều trẻ em khác trên khắp Nhật Bản đang phải chịu những quy định vô lý như vậy", anh bày tỏ.
Theo Takashi Otsu - phó Giáo sư về giáo dục tại Đại học Nữ sinh Mukogawa, những quy định hà khắc được áp dụng đối với học sinh cấp 2 trở lên xuất hiện từ những năm 1970.
"Vào thời điểm đó, bạo lực đối với giáo viên đã trở thành một vấn đề xã hội. Các trường học tìm cách kiểm soát tình hình qua loạt nội quy. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có quy định, bao gồm cả trường học. Tuy nhiên, quá trình quyết định chúng cần có sự tham gia của học sinh. Điều này sẽ cho phép các em học cách đưa ra quyết định một cách dân chủ", ông Otsu giải thích.
Các quy định được cho là giúp đảm bảo tính trật tự và thống nhất trong lớp học, song chúng cũng gặp nhiều thách thức.
Năm 2017, một nữ sinh trung học 18 tuổi có tóc nâu tự nhiên liên tục bị trường yêu cầu nhuộm thành đen đã đệ đơn kiện lên tòa án ở Osaka, đòi bồi thường 2,2 triệu yên (19.130 USD) vì ảnh hưởng tâm lý.
Vụ việc đã gây xôn xao toàn quốc, buộc chính phủ Nhật Bản năm ngoái phải chỉ đạo các hội đồng giáo dục kiểm tra xem nội quy của các trường có phản ánh đúng "thực tế xoay quanh học sinh" hay không.
Tuy nhiên, cuối cùng, cả tòa án cấp phúc thẩm và quận Osaka đều ra phán quyết các trường học có thể yêu cầu học sinh nhuộm tóc đen vì các mục đích "giáo dục khác nhau".
Nữ sinh đó cho biết em thường xuyên gặp rắc rối vì vấn đề này mặc dù em đã nhuộm tóc theo đúng yêu cầu.
"Quy định về màu tóc đã phá hoại cuộc sống của một học sinh", luật sư của nữ sinh cho hay. Cô nữ sinh đó giờ đã 22 tuổi song không từ bỏ vụ kiện. Tháng 11/2021, cô tiếp tục đệ đơn lên tòa án tối cao.
Đầu tháng 1, các thành viên thanh thiếu niên của tổ chức Voice Up Nhật Bản đã trình một bản kiến nghị lên Bộ giáo dục, đề xuất bộ kêu gọi các trường học cho học sinh tham gia thảo luận về việc thay đổi nội quy.
"Chúng em triển khai chiến dịch này vì một số thành viên gặp rắc rối với nội quy trường học", Hatsune Sawada (16 tuổi) - đại diện cho Voice Up Japan - chia sẻ.
Tại Oita, nội quy về đồng phục học sinh được phân định theo giới tính. Học sinh nam mặc quần tây, học sinh nữ mặc váy.
Sở giáo dục địa phương cho biết nội quy được đặt ra "không chỉ thắt chặt ý thức đoàn kết giữa các trẻ em mà còn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các gia đình về việc mua quần áo". Tuy nhiên, theo anh Kusumoto, "ý thức không phải là thứ bị áp đặt, mà là nên được tạo ra một cách tự nhiên".
30% cặp đôi ly hôn tại Trung Quốc vì nghiện điện thoại Chứng nghiện smartphone là nguyên nhân khiến 30% các cặp đôi ly hôn tại Trung Quốc. Ảnh minh họa - SCMP "Thay vì giao tiếp với bạn đời, làm việc nhà hay dạy con, nhiều người lại dùng thời gian này vào việc chơi điện thoại. Dành quá nhiều thời gian cho điện thoại đã khiến các cặp đôi mâu thuẫn", báo Bưu...