Italy xác nhận hiệu quả ổn định của vaccine mRNA
7 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 sản xuất theo công nghệ mRNA, hiệu quả của vaccine này vẫn ổn định ở đa số người dân Italy, trong khi ở một số nhóm cụ thể có giảm nhẹ.
Kết quả trên được Viện Y tế quốc gia (ISS) và Bộ Y tế Italy công bố trong báo cáo ra ngày 6/10.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, báo cáo của ISS và Bộ Y tế Italy cho thấy đa số những người được tiêm các loại vaccine mRNA, hiệu quả chống lại nguy cơ lây nhiễm 7 tháng sau khi được tiêm mũi thứ hai là 89%, trong khi hiệu quả bảo vệ khỏi tình trạng nhập viện và tử vong sau 6 tháng lần lượt là 96% và 99%. Báo cáo xem xét dữ liệu tính đến ngày 29/8 của hơn 29 triệu người dân Italy đã tiêm đủ liều vaccine mRNA như các loại vaccine do Pfizer và Moderna sản xuất.
Theo báo cáo của ISS, với những người suy giảm miễn dịch, khả năng bảo vệ chống lại lây nhiễm giảm từ 28 ngày sau khi được tiêm mũi thứ 2, với mức giảm không giống nhau tùy theo bệnh khiến hệ miễn dịch suy giảm. Ở những người mắc đồng thời nhiều loại bệnh nhưng không bị suy giảm miễn dịch, mức độ bảo vệ khỏi lây nhiễm giảm từ 75% trong 28 ngày sau mũi tiêm thứ hai xuống 52% sau khoảng 7 tháng. ISS cho biết hiệu quả của vaccine ở những người trên 80 tuổi và những người ở viện dưỡng lão cũng giảm, nhưng vẫn ở mức trên 80%.
Những phát hiện này của Italy khác với kết quả một nghiên cứu do Pfizer thực hiện và công bố trên tạp chí y khoa Lancet ngày 4/10, cho thấy hiệu quả vaccine của Pfizer/ BioNTech trong việc ngăn ngừa lây nhiễm sau 6 tháng đã giảm xuống 47%, so với mức 88% sau khi được tiêm mũi thứ 2. Nghiên cứu của ISS không đề cập đến nghiên cứu được công bố trên Lancet, do nghiên cứu của Pfizer chỉ tập trung vào hồ sơ sức khỏe điện tử của 3,4 triệu người tại Mỹ, nhưng không bao gồm dữ liệu về việc tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch như đeo khẩu trang. Tại Italy, mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang trong nhà và phải đeo khẩu trang ở cả ngoài trời trước tháng 7/2021, cũng như phải tuân thủ các quy định phòng dịch nghiêm ngặt, điều có thể ảnh hưởng đến kết quả báo cáo.
Các báo cáo của ISS là một trong những tài liệu mà Chính phủ Italy dựa vào để đưa ra các quyết định y tế của mình. Trong những tuần tới, Italy sẽ phải xem xét liệu có nên mở rộng mũi vaccine tăng cường cho toàn dân hay không. Từ ngày 20/9 đến nay, Italy chỉ cho phép tiêm mũi vaccine thứ ba cho các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, những người trên 80 tuổi, cư dân và nhân viên các viện dưỡng lão và nhân viên y tế trên 60 tuổi hoặc có bệnh kinh niên hay các yếu tố khác dẫn đến tăng khả năng lây nhiễm COVID-19.
Ngày 4/10, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến nghị nên tiêm liều tăng cường vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho những người có hệ thống miễn dịch yếu, nhưng để các quốc gia thành viên tự quyết định việc mở rộng đối tượng được tiêm mũi tăng cường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cùng ngày, sau khi có báo cáo về các tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra, Đan Mạch và Thụy Điển đã tạm ngừng sử dụng vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA của Moderna.
Trong thông báo, Thụy Điển cho biết sẽ ngừng tiêm vaccine của Moderna đối với những người sinh sau năm 1991 sau khi dữ liệu cho thấy tình trạng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim gia tăng ở những thanh niên đã được tiêm phòng. Theo cơ quan y tế Thụy Điển, mối liên hệ này đặc biệt rõ ràng đối với vaccine Spikevax của Moderna, đặc biệt là sau mũi tiêm thứ 2.
Trong khi đó, nhà chức trách Đan Mạch thông báo tất cả những người dưới 18 tuổi sẽ không được tiêm vaccine của Moderna. Những người đã tiêm mũi 1 vaccine của Moderna sẽ không tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine này.
Người phát ngôn của Moderna cho biết công ty này đã biết thông tin nhà chức trách Thụy Điển và Đan Mạch quyết định tạm dừng tiêm vaccine của hãng này cho thanh niên nguy cơ hiếm gặp của viêm cơ tim và hoặc viêm màng ngoài tim. Tuyên bố nêu rõ những người bị tác dụng phụ thường nhẹ và có xu hướng phục hồi trong một thời gian ngắn sau khi được điều trị và nghỉ ngơi.
Đầu tuần này, chính quyền Thụy Điển thông báo chỉ tiêm vaccine của Pfizer cho những người từ 12 đến 15 tuổi.
Thế giới ghi nhận 135,4 triệu ca mắc, 2,9 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 10/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 135.469.762 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.931.870 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 109.006.457 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 574.840 ca tử vong trong tổng số 31.802.772 ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 348.934 ca tử vong trong số 13.375.414 ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 168.467 ca tử vong trong số 13.205.926 bệnh nhân.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Stod, Western Bohemia, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Âu, tình hình dịch bệnh cải thiện ở CH Séc, Slovenia, Italy, khiến chính phủ các nước này nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.
Cụ thể, Chính phủ Séc đã quyết định không gia hạn tình trạng khẩn cấp sau khi hết hiệu lực vào ngày 11/4 và thận trọng nới lỏng dần các biện pháp hạn chế. Theo đó, kể từ ngày 12/4, lệnh hạn chế đi lại giữa các quận/huyện và lệnh giới nghiêm từ 21h tối hôm trước tới 5h sáng hôm sau sẽ được dỡ bỏ. Học sinh bậc mầm non và tiểu học (lớp 1 và lớp 2) sẽ đi học trở lại, song học sinh tiểu học bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến trường.
Ngoài ra, các cửa hàng bán đồ trẻ em, văn phòng phẩm, chợ nông sản và vườn thú sẽ mở cửa trở lại. Sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp, việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ theo các quy định của Luật chống đại dịch. Luật này cho phép Bộ Y tế Séc ban hành các biện pháp hạn chế đối với các cửa hàng, dịch vụ, các sự kiện tập trung đông người ở cấp độ địa phương cũng như quốc gia.
Thời gian gần đây, số lượng ca mắc COVID-19 mỗi ngày tại Séc đã bắt đầu giảm, từ trên 14.000 ca/ngày vào cuối tháng 2 xuống gần 6.000 ca/ngày vào cuối tháng 3. Theo số liệu của Bộ Y tế Séc, ngày 9/4 nước này ghi nhận gần 4.800 ca mắc COVID-19. Số lượng ca mắc COVID-19 phải nhập viện đã giảm xuống hiện còn gần 5.900 ca, trong đó gần 1.300 ca trong tình trạng nghiêm trọng.
Còn Slovenia thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch và ngừng áp dụng giới nghiêm từ ngày 12/4 tới.
Theo quy định mới, từ đầu tuần tới, trường tiểu học và trung học sẽ nối lại các buổi học trực tiếp, trong khi các cửa hiệu và cửa hàng dịch vụ quy mô nhỏ sẽ được mở lại. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc trong không gian kín hoặc ở nơi có đông người.
Trước đó, Slovenia đã áp đặt phong tỏa một phần từ ngày 1/4 và lệnh này đã giúp tránh phải nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất, mức màu đen. Tuy nhiên, chính phủ Slovenia cũng cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ ba, với sự tác động của biến thể virus phát hiện tại Anh có khả năng lây nhiễm cao, vẫn chưa đạt đỉnh. Vì vậy, các cửa hiệu và nhà hàng quy mô lớn vẫn phải đóng cửa và người dẫn vẫn sẽ không được di chuyển quá xa nhà mình.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Seriate, Bergamo, Italy, ngày 12/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Italy thông báo chấm dứt các biện pháp phong tỏa từ tuần tới tại tâm dịch Lombardy và một số vùng khác có số ca nhiễm giảm. Bộ Y tế Italy cho biết các biện pháp hạn chế cấp cao nhất "màu đỏ" sẽ được nới lỏng từ ngày 12/4 tại Tuscany, Piedmont, Emilia Romagna, Friuli Venezia Giulia và Calabria. Các vùng này sẽ được chuyển sang "màu cam", với việc các cửa hàng được mở lại dù các quán rượu và nhà hàng chỉ được phục vụ giao hàng đi. Từ đầu tuần tới, các biện pháp cấp màu đỏ sẽ chỉ còn áp dụng tại Val d'Aosta (Tây Bắc), Campania và Puglia ở miền Nam, và Sardinia - nơi vừa được đưa vào danh sách này ngày 9/4.
Italy là một trong những nước bị ảnh hưởng của dịch nặng nề nhất châu Âu, với hơn 113.500 ca tử vong. Số ca nhiễm mới ở nước này đã giảm hơn 11% trong tuần kế thúc ngày 6/4, song số ca phải điều trị tích cực vẫn rất nhiều. Hiện Italy vẫn đang xúc tiến chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 và đến nay đã tiêm 12,3 triệu liều cho 3,8 triệu người (hơn 6% dân số).
Tại Anh, Chính phủ và Hoàng gia Anh đã kêu gọi người dân không tụ tập trước các dinh thự Hoàng gia để tưởng nhớ Hoàng thân Philip, và tuân thủ quy định phòng COVID-19. Anh đưa ra khuyến cáo với người dân sau khi Công tước xứ Edinburgh, phu quân của Nữ hoàng Elizabeth II, qua đời ở tuổi 99 hôm 9/4. Tuy nhiên, hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài Cung điện Buckingham và Lâu đài Windsor vào chiều cùng ngày, dù đa số tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. Quy định hạn chế phòng chống COVID-19 của Anh cho phép các nhóm tối đa 6 người, hoặc hai hộ gia đình, được gặp gỡ ngoài trời, nhưng cấm tụ tập đông người. Trong khi đó, Cung điện Buckingham cũng kêu gọi người dân tránh tụ tập đông người, đề nghị họ quyên tiền làm từ thiện thay vì mua hoa tưởng nhớ Hoàng tế Philip.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ vẫn rất nghiêm trọng sau khi nước này ghi nhận thêm 145.384 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua và số ca tử vong mới (794 ca) ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng, trong bối cảnh nước này đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ hai. Riêng tại bang Maharashtra có số ca nhiễm cao nhất Ấn Độ, chính quyền bang phải ban bố phong tỏa trong hai ngày cuối tuần. Bang này đã phải đóng cửa các quán ăn, trung tâm mua sắm, nơi cầu nguyện và cấm hầu hết mọi người di chuyển nhằm kiểm soát dịch trước nguy cơ các bệnh viện quá tải và thiếu vaccine. Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực đến sáng sớm 12/4.
Tại Campuchia, chính quyền thủ đô Phnom Penh thông báo phong tỏa 14 ngày đối với một số khu vực ở thủ đô khi các ca nhiễm mới COVID-19 tiếp tục tăng mạnh tại đây. Những nơi bị phong tỏa ở Phnom Penh gồm các phường Steung Meanchey I và II (quận Meanchey), làng Troung Man (quận Sen Sok) và 7 làng thuộc quận Pou Senchey. Thời gian phong tỏa có hiệu lực từ ngày 10-23/4. Trong thời gian phong tỏa, mọi hoạt động đi lại và tụ tập bị hạn chế nghiêm ngặt, trừ các tình huống khẩn cấp. Chỉ có kinh doanh các mặt hàng thiết yếu được mở cửa dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến vaccine ngừa COVID-19, hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine của hai hãng này với đối tượng trẻ em từ 12-15 tuổi tại Mỹ, động thái đánh dấu bước đi quan trọng nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng.
Hiện, các nhà quản lý mới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer/BioNTech cho người từ 16 tuổi trở lên tại Mỹ. Trong một tuyên bố, Pfizer/BioNTech cũng cho biết họ có kế hoạch đưa ra đề nghị tương tự đối với các cơ quan quản lý khác trên khắp thế giới trong những ngày tới.
Trước đó, trong báo cáo công bố hồi tháng 3, Pfizer/BioNTech khẳng định trong giai đoan 3 thử nghiệm lâm sàng, vaccine do hai hãng phối hợp bào chế đã chứng tỏ hiệu quả 100% trong việc phòng ngừa virus SARS-CoV-2 đối với trẻ em từ 12-15 tuổi và tạo kháng thể mạnh.
Italy, Ba Lan chỉ trích Pfizer chậm cung ứng vaccine COVID-19 Ngày 25/1, Chính phủ Italy đã gửi thư thông báo chính thức tới hãng dược Pfizer (Mỹ), kêu gọi hãng này tôn trọng cam kết cung ứng vaccine COVID-19 theo hợp đồng. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech . Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Văn phòng Ủy viên đặc biệt của chính phủ Italy nêu rõ: "Văn phòng Tổng công tố nhà nước...