Italy triển khai tuyến tàu hỏa không COVID-19 tới các điểm du lịch
Italy mới đây đã giới thiệu mô hình tuyến đường sắt không COVID-19 phục vụ hành khách tới các điểm du lịch nổi tiếng trong nước.
Tàu cao tốc Frecce sẽ được sử dụng trong dự án tàu không COVID-19 của Italy. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, trước đó, Italy cũng đã thực hiện các chuyến bay không COVID-19, đưa hành khách từ Rome tới thành phố Altanta và New York (Mỹ). Những hành khách trên chuyến bay này được xét nghiệm trước khi lên máy bay và sau khi hạ cánh xuống điểm đến.
Ông Gianfranco Battisti – Giám đốc điều hành hãng đường sắt nhà nước Ferrovie dello Stato Italiane – cho biết trên chuyến tàu không COVID-19, các hành khách và nhân viên phục vụ cũng sẽ được xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành. Hành khách sẽ phải có mặt tại sân ga trước giờ khởi hành 1 tiếng để làm thủ tục.
“Chúng tôi sẽ triển khai chương trình từ đầu tháng 4. Chúng tôi chọn tuyến đường Rome-Milan cho giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Và chúng tôi sẽ thực hiện các tuyến đường khác tới các điểm du lịch cho hè này. Đây là sẽ cơ hội cho phép hành khách tới các điểm tham quan như Venice hay Florence”, ông Battisti nói thêm.
Video đang HOT
Công ty này đang làm việc với Hội Chữ thập Đỏ và Cơ quan Bảo vệ Công dân Italy để tiến hành xét nghiệm. Vé tàu hành trình Rome-Milan trên tàu cao tốc Frecce sẽ được bán ra trong tương lai gần.
Do ảnh hưởng của COVID-19, các chuyến tàu tại Italy chỉ hoạt động 50% công suất. Hành khách phải đeo khẩu trang khi di chuyển và chỉ được phép ngồi đúng số ghế đã đặt trước đó.
Dự án của công ty Ferrovie dello Stato Italiane được trình bày tại một hội thảo ở Rome với chủ đề “chuyến tàu sức khỏe” – một hình thức bệnh viện di động gồm 8 toa tàu được thiết kế để đưa đón bệnh nhân giữa các khu vực.
Mô hình này phát triển trong bối cảnh Italy chật vật đối phó làn sóng COVID-19 thứ ba và nhiều hệ thống y tế các tỉnh đang phải chịu sức ép lớn khi các ca mắc bệnh gia tăng. Các con tàu này cũng có 3 toa chăm sóc đặc biệt, được trang bị máy thở.
Đức, Pháp, Italy ngừng tiêm vaccine AstraZeneca
Đức, Pháp và Italy đình chỉ tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca để đề phòng cho đến khi có báo cáo về nguy cơ đông máu sau khi tiêm.
"Chính phủ đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca để đề phòng, sau khi được cơ quan quản lý vaccine là Viện Paul Ehrlich khuyến cáo", phát ngôn viên Bộ Y tế Đức thông báo hôm nay. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn khẳng định đây là quyết định chuyên môn và không có chính trị, thêm rằng nguy cơ đông máu là thấp nhưng không thể bỏ qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo nước này sẽ ngừng triển khai vaccine Covid-19 của AstraZeneca để chờ đánh giá từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), dự kiến được công bố ngày 16/3. "Quyết định mang tính đề phòng, với hy vọng rằng chúng tôi có thể nhanh chóng nối lại tiêm chủng nếu được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bật đèn xanh", ông cho hay.
Cơ quan quản lý dược phẩm Italy (AIFA) cũng ra lệnh ngừng tiêm vaccine AstraZeneca trên cả nước, cho biết đây là biện pháp "tạm thời và để đề phòng" trong khi chờ báo cáo của EMA.
Một liều vaccine AstraZeneca được chuẩn bị tại Pháp hồi tháng 2. Ảnh: AFP .
15 quốc gia tại châu Âu đã dừng tiêm toàn bộ hoặc một phần lô vaccine Covid-19 của AstraZeneca do lo ngại tình trạng đông máu được báo cáo ở Đan Mạch và Na Uy. Tại Đông Nam Á, Indonesia cũng ngừng kế hoạch triển khai loại vaccine này, trong khi Thái Lan đình chỉ tiêm chủng vaccine AstraZeneca hồi tuần trước và dự kiến nối lại ngày 16/3.
Tổ chức Y tế Thế giới hôm 12/3 khẳng định không có lý do để ngừng tiêm chủng vaccine Covid-19 của AstraZeneca. EMA cùng ngày cũng tuyên bố các quốc gia vẫn có thể tiếp tục tiêm chủng vaccine của AstraZeneca trong quá trình điều tra về khả năng gây đông máu của vaccine này.
Lothar Wieler, giám đốc Viện Các bệnh Truyền nhiễm Robert Koch của Đức, hồi tuần trước cho biết chưa có bằng chứng cho thấy những người tiêm vaccine AstraZeneca có nguy cơ bị đông máu cao hơn người trong cùng độ tuổi.
Công ty dược AstraZeneca cũng khẳng định vaccine Covid-19 của họ an toàn, dựa trên kết quả tiêm chủng cho 17 triệu người ở Anh và Liên minh châu Âu.
Vaccine Covid-19 do hãng AstraZeneca hợp tác phát triển với Đại học Oxford đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hoặc lưu hành trên thị trường tại hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Anh và Liên minh châu Âu (EU). Tính đến 10/3, khoảng 5 triệu người ở châu Âu đã được tiêm loại vaccine này.
3.000 y tá trên thế giới tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và những mất mát vô cùng to lớn về con người, đặt biệt trong đội ngũ nhân viên y tế. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN Trong số 2.630.926 người tử...