Italy thông qua sắc lệnh mở cửa trở lại từ ngày 18/5
Sau hơn 2 tháng triển khai lệnh phong tỏa đất nước nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngày 16/5, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo các quán bar, nhà hàng, các cửa hiệu cắt tóc, làm đẹp, các hoạt động thể thao đồng đội, các bảo tàng… sẽ mở cửa trở lại từ ngày 18/5.
Đấu trường La Mã ở Rome, Italy ngày 8/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu sau cuộc họp hội nghị truyền hình giữa chính phủ với chính quyền địa phương, Thủ tướng Conte cho biết chính phủ đã hoàn tất sắc lệnh mới với các quy định cụ thể để mở cửa trở lại từ ngày 18/5. Thủ tướng Conte cho rằng đường cong dịch bệnh đang rất tích cực, tuy nhiên ông khẳng định: “Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ được tính đến với nhận thức rằng đường cong dịch bệnh có thể tăng trở lại”.
Theo sắc lệnh mới, kể từ ngày 18/5, người dân Italy có thể tự do di chuyển trong vùng mà không cần tự xác nhận lý do di chuyển song phải đảm bảo khoảng cách an toàn 1 m. Những trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 hay có các triệu chứng tương tự mắc COVID-19 vẫn không được phép ra ngoài. Trong khi đó, các phòng tập thể dục, bể bơi sẽ mở cửa trở lại từ ngày 25/5 và rạp chiếu phim từ ngày 15/6. Thủ tướng Conte khuyến cáo người dân luôn đeo khẩu trang trong nhà và khi ra ngoài hoặc tại nơi không đảm bảo khoảng cách an toàn.
Hoạt động tự do đi lại giữa các vùng, cũng như cho phép công dân từ các nước châu Âu tới Italy sẽ bắt đầu từ ngày 3/6. Thủ tướng Conte khẳng định: “Điều này sẽ làm tiền đề cho sự phục hồi du lịch”, tuy nhiên người dân cần thận trọng đặc biệt tại các khu vực tâm dịch như Lombardy, nơi vẫn đang đương đầu với cuộc chiến khó khăn nhất.
Video đang HOT
Sắc lệnh mở cửa trở lại được chính phủ Italy thông qua trong bối cảnh đường cong dịch bệnh tiếp tục xu hướng tích cực. Tính đến ngày 16/5, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này là 224.760 trường hợp, trong đó số ca tử vong là 31.763 trường hợp và số ca hồi phục là 122.810 ca.
Paris trong ngày đầu 'thức giấc' sau 2 tháng đóng băng vì Covid-19
Sau 2 tháng 'đóng băng' vì Covid-19, Paris từ từ 'thức giấc' hôm 11/5 để trở lại với thế giới khi người dân được phép ra ngoài và nhiều hoạt động kinh doanh được khôi phục.
Tiệm làm tóc, cừa hàng hoa, tiệm làm móng và nhiều dịch vụ khác đã đồng loạt mở cửa trở lại nhưng phải tuân thủ quy định giãn cách xã hội bắt buộc. Nhà hàng và quán bar chưa được phép hoạt động trở lại. Quán cà phê được phép mở cửa nhưng phải tuân thủ các quy định khắt khe của chính phủ, theo AP.
Giống như "người đẹp ngủ say", Kinh đô Ánh sáng của Pháp đã phải "dụi mắt" trong ngày đầu tình giấc sau hai tháng phong tỏa vì Covid-19. Các chủ cửa hàng đang cố gắng bù lỗ do dịch, tuy nhiên vẫn phải đợi nhiều ngày để người Paris trở lại nhịp sống bình thường như trước khi Covid-19 bùng phát.
Theo ông Edouard Lefebvre, người đứng đầu khu phố thương mại trên đại lộ Champs-Elysees, chỉ có khoảng 1/2 cửa hiệu ở đây mở cửa vào ngày 11/5, cho thấy các doanh nghiệp đã cẩn thận chuẩn bị tiếp đón khách hàng một cách an toàn, và người dân cũng do dự khi trở lại nhịp sống thường ngày.
"Khách hàng sẽ không đến lại chỉ trong ngày một ngày hai. Cần thời gian để họ làm quen với việc trở lại Champs-Elysees, trở lại Paris", ông Lebebvre nói với AP.
Đối với nhiều chủ cửa hàng, việc sống còn là phải nhanh chóng thu hút lại khách hàng, thử thách khó khăn trong thời điểm quy định giãn cách xã hội khiến người dân e dè khi ra ngoài. "Họ sẽ trở lại, nhưng từ từ. Người dân chưa đi làm lại. Họ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết nên hoa trở thành thứ xa xỉ", chủ cửa hàng hoa Iswar Boodhoo nói.
Các phương tiện bắt đầu xuống đường nhưng không có tình trạng kẹt xe, trong khi nhiều người sử dụng xe đạp để di chuyển. Người Pháp giờ có thể di chuyển trong phạm vi 100 km kể từ nhà.
Các phương tiện giao thông công cộng cũng hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo giãn cách xã hội. Trong suốt thời gian cách ly, người Paris đã quen với không khí trong lành và tiếng chim hót ngoài cửa sổ. Giờ đây, họ cảm thấy đôi chút khó chịu khi tiếng ồn đô thị bắt đầu xuất hiện trở lại, như tiếng còi xe, tiếng máy móc ở công trường xây dựng.
Một vài người không thể kìm được niềm vui khi được đi lại tự do nên đã mua bia và rượu vang ăn mừng. Khi mặt trời lặn, nhiều thanh niên tụ tập trò chuyện cho đến khi cảnh sát cầm loa ra hiệu giải tán đám đông. Cảnh sát sau đó đã ban hành lệnh cấm sử dụng đồ uống có cồn ở khu vực dọc theo bờ sông Seine.
Nước Pháp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với hơn 26.600 trường hợp tử vong tính tới tối 11/5. Các nhà chức trách nước này đang cố gắng cân bằng giữa chống dịch bệnh và thúc đẩy nền kinh tế bị đình trệ trong thời gian qua. Chính phủ sẽ đánh giá lại tình hình trong vòng 3 tuần và cảnh giác với làn sóng thứ hai của Covid-19.
"Dù cần nhiều thời gian để trở lại bình thường, chúng tôi vẫn tràn ngập hy vọng. Điều quan trọng là Paris đã sống lại", ông Lefebvre nói.
Dịch COVID-19: Số ca tử vong trong ngày ở Pháp tiếp tục giảm Thống kê cho thấy, Pháp hiện có 22.569 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 45 ca so với một ngày trước), trong đó 2.776 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 36 ca). Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tính đến tối 10/5, số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Pháp là 26.380 người, tăng 70 ca...