Italy tăng cường việc xét nghiệm ngẫu nhiên tại biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 1/12, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza tuyên bố nước này đang tăng cường việc xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên tại các cửa khẩu biên giới để chống lại làn sóng lây nhiễm thứ tư đang gia tăng và biến thể Omicron mới, được cho là có khả năng lây lan cao hơn.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 tại Venice, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại phiên điều trần tại Quốc hội, Bộ trưởng Speranza nói: “Trong bối cảnh thực thi các quy định nhập cảnh nghiêm ngặt đối với những người đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Italy sẽ hành động để tăng cường kiểm soát, không chỉ ở các sân bay, mà còn cả các cửa khẩu đường bộ, đường thủy và đường sắt. Ở khu vực Friuli Venezia Giulia, “vùng vàng” duy nhất tại Italy hiện nay, chúng tôi tăng cường việc xét nghiệm ngẫu nhiên”.
Cùng ngày, Thống đốc vùng Sicily, ông Nello Musumeci đã ký sắc lệnh, bắt buộc những người từ 12 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang khi ra ngoài trời do sự gia tăng số ca mắc COVID-19. Ông Musumeci cũng tuyên bố hạn chế các chuyến bay đến từ Nam Phi, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel và buộc những người xin tị nạn phải làm các xét nghiệm phân tử sau khi kiểm dịch.
Video đang HOT
Trước đó, thành phố Turin đã ra quy định bắt buộc đeo mặt nạ ở ngoài trời từ ngày 2/12 đến ngày 15/1 tại trung tâm lịch sử, tại các khu chợ và các khu giải trí về đêm. Bergamo đã đưa ra các quy định tương tự từ ngày 27/11 cho đến ngày 1/1, và Bologna cũng đã bắt buộc đeo mặt nạ ở ngoài trời ở trung tâm lịch sử từ ngày 26/11 đến ngày 9/1. Quy định đeo mặt nạ không áp dụng với trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo số liệu của Bộ Y tế Italy, ngày 1/12, nước này đã có 15.085 ca mắc COVID-19 mới và 103 người tử vong, so với 12.764 ca nhiễm mới và 89 người tử vong ngày 30/11. Số xét nghiệm được thực hiện trong ngày là 573.775, so với 719.972 ngày 30/11. Tỷ lệ có kết quả dương tính tăng từ 1,8% lên 2,6%. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Italy kể từ khi bắt đầu đại dịch là 5.043.620, và số ca tử vong là 133.931 người.
* Hãng thông tấn Slovakia (TASR) ngày 1/12 dẫn lời Thử trướng Ngoại giao nước này Martin Klus cho biết Slovakia cần thảo luận về việc siết chặt kiểm soát và bảo vệ biên giới để tránh phải đóng cửa hoàn toàn biên giới.
Thứ trướng Ngoại giao Martin Klus đưa ra tuyên bố trên trước khi bắt đầu cuộc họp nội các Slovakia ngày 1/12. Ông Klus cho rằng mặc dù biến thể Omicron đã được ghi nhận tại hơn 10 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), song người dân không nên hoảng sợ. Do biến thể này đã xuất hiện tại khu vực trong khối Schengen, việc lập danh sách các nước yêu cầu phải kiểm dịch bắt buộc vì biến thể này là điều không còn ý nghĩa.
Italy và Pháp ký hiệp định lịch sử về nâng tầm quan hệ song phương
Ngày 26/11, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký Hiệp định Quirinale tại Rome nhằm thiết lập một khuôn khổ ổn định và chính thức cho việc tăng cường hợp tác song phương, theo hình mẫu của Hiệp ước Elysée được ký năm 1963, và góp phần xây dựng một châu Âu hùng mạnh hơn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Italy Mario Draghi trong cuộc gặp tại Rome (Italy) ngày 25/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Draghi khẳng định Hiệp định Quirinale là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai nước và sẽ mở ra một thời kỳ hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực như ngoại giao, thương mại, chính trị và văn hóa. Hai nước sẽ khởi động "các hình thức hợp tác mới" trong lĩnh vực năng lượng và công nghệ cũng như nghiên cứu và đổi mới. Ngoài ra, ít nhất mỗi quý, một bộ trưởng Italy sẽ tham dự một cuộc họp nội các Pháp và ngược lại.
Trước đó, Tổng thống Italy Sergio Mattarella nhấn mạnh mối quan hệ bền chặt hơn giữa Italy và Pháp góp phần xây dựng một Liên minh châu Âu (EU) vững mạnh hơn ngày càng trở nên cần thiết trước những thách thức mà chỉ một châu Âu hội nhập hơn mới có thể đối mặt. Tầm vóc của châu Âu là yếu tố quan trọng để các nước thành viên có thể vượt qua cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 và đối phó thành công với những thách thức to lớn của quá trình chuyển đổi sinh thái và kỹ thuật số.
Việc ký kết hiệp định trên phản ánh một sự thay đổi lớn và lâu dài trong động lực chính trị nội bộ của EU và một sự đối trọng với ưu thế của Đức. Hiệp định Quirinale cho thấy hai nước đã vượt qua những căng thẳng trong quan hệ song phương gần đây liên quan tới vấn đề người di cư
Các nhà quan sát cho rằng liên minh Pháp - Italy có thể tạo điều kiện cho một cuộc cải cách sau đại dịch COVID-19 đối với Hiệp ước Ổn định và tăng trưởng nhằm hạn chế thâm hụt và nợ của chính phủ, hiện đang bị đình chỉ do đại dịch. Pháp và Italy muốn nới lỏng các quy tắc trong khi đối mặt với sự phản đối, đặc biệt là từ những quốc gia bảo thủ về chính sách tài khóa như Áo, Phần Lan và Hà Lan. Trục Rome - Paris đã thành công trong việc định hình gói hỗ trợ phục hồi từ COVID-19 khổng lồ và trong Sáng kiến Pháp - Italy, cùng với 7 quốc gia thành viên khác, về một công cụ nợ chung mang tính đột phá cho EU.
Pháp là nhà đầu tư hàng đầu của Italy. Hai nước đều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau.
Chân dung lãnh đạo mới của Interpol Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã có tân lãnh đạo mới, đó là Tướng Ahmed Nasser al-Raisi của các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE). Tướng Ahmed Nasser al-Raisi. Ảnh: EPA Tờ Guardian (Anh) cho biết Tướng Ahmed Nasser al-Raisi đã có nhiều thành tựu cá nhân bao gồm bằng quản lý cảnh sát tại Đại học Cambridge...