Italy quy định các nhóm bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, sắc lệnh mới của chính phủ Italy về phòng, chống COVID-19 quy định lực lượng quân đội, cảnh sát, và giáo viên, nhân viên trường học bắt buộc phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 kể từ ngày 15/12.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại bệnh viện ở Cailungo, San Marino, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Nội vụ Italy nêu rõ: “Việc thực hiện nghĩa vụ tiêm chủng vaccine COVID-19 bắt đầu từ ngày 15/12 bao gồm việc hoàn thành chu kỳ tiêm chủng và các liều nhắc lại phải được thực hiện theo đúng chỉ định và thời hạn trong thông tư của Bộ Y tế”.
Ngoài ra, những trường hợp không chấp hành sẽ bị đình chỉ công tác, không hưởng lương; với lực lượng vũ trang thu hồi tạm thời thẻ, bảng tên, vũ khí cá nhân… Những trường hợp phát hiện không tiêm chủng vẫn làm việc sẽ chịu mức phạt từ 600-1.500 euro. Trong khi đó, hình phạt từ 400-1.000 euro cũng áp với người quản lý không thực hiện kiểm tra nhân viên vi phạm.
Với nhân viên y tế, việc tiêm chủng vẫn được xác định là điệu kiện cần thiết và bắt buộc, và trường hợp không chấp hành sẽ bị đình chỉ hành nghề. Việc triển khai tiêm vaccine liều 3 với lực lượng y bác sĩ cũng được triển khai từ ngày 15/12.
Theo quy định, y bác sĩ bắt buộc phải tiêm liều cuối cùng không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày 15/12/2021. Những trường hợp được miễn hoặc hoãn tiêm chủng khi xác định nguy hiểm đến sức khỏe có xác nhận của bác sĩ đa khoa.
Sắc lệnh mới được đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Italy. Ngày 14/12, Italy ghi nhận 20.677 ca mắc COVID-19, tăng mạnh so với ngày 13/12 (12.712 ca). Trong khi đó, số ca tử vong là 120 ca, mức cao nhất kể từ ngày 28/5.
Italy cho phép tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 sau 5 tháng
Ngày 22/11, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza tuyên bố người dân Italy có thể tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 sau 5 tháng kể từ khi hoàn thành chu kỳ tiêm vaccine đầu tiên.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại bệnh viện ở Cailungo, San Marino, Italy, ngày 29/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Bộ trưởng Speranza cho biết: "Liều vaccine tăng cường là rất quan trọng để bảo vệ tốt hơn bản thân (mọi người) và những người xung quanh. Sau khuyến nghị mới nhất của Cơ quan quản lý dược phẩm Italy (AIFA), 5 tháng sau khi hoàn thành chu kỳ tiêm vaccine đầu tiên, những người trên 40 tuổi có thể được tiêm liều tăng cường".
Trong khi đó, Italy dự kiến sẽ thắt chặt các quy định về thẻ xanh từ tháng 12/2021, khi tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 và nhập viện tiếp tục tăng. Theo đài truyền hình quốc gia Rai, Thủ tướng Mario Draghi đang họp với các nhà lãnh đạo vùng để thảo luận về một nghị định mới của chính phủ về "siêu thẻ xanh", những biện pháp hạn chế mới đối với những người chưa tiêm vaccine, trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, nhất là ở khu vực Đông Bắc Italy.
Italy thực hiện chương trình thẻ xanh COVID-19, với chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số, cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng hay có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc 72 giờ trước đó, từ tháng 8/2021, ban đầu áp dụng cho nhiều địa điểm giải trí và văn hóa như rạp chiếu phim và nhà hàng trong nhà, trước khi mở rộng ra nơi làm việc và trên các phương tiện giao thông công cộng đường dài. Nhưng "siêu thẻ xanh" được đề xuất sẽ chỉ cấp cho những người đã tiêm vaccine hoặc hồi phục từ COVID-19, còn những thẻ được cấp dựa trên kết quả xét nghiệm âm tính sẽ chỉ có giá trị để vào nơi làm việc.
Mặc dù chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra, nhưng các nguồn tin trong Bộ Y tế cho biết họ đang xem xét áp dụng biện pháp này tại các vùng bị xếp là "vùng cam", có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Thứ trưởng Bộ Y tế Andrea Costa nhấn mạnh rằng "việc đóng cửa và hạn chế không được ảnh hưởng đến những người đã tiêm vaccine", đồng thời nói thêm rằng kế hoạch "siêu thẻ xanh" sẽ đảm bảo quyền được đến nơi làm việc và các nhu cầu cơ bản của những người chưa tiêm chủng.
Hiện tại, toàn bộ các khu vực ở Italy vẫn được xếp là "vùng trắng" có nguy cơ lây nhiễm thấp nhất. Tuy nhiên, một số khu vực hiện đã gần đến ngưỡng mà họ có khả năng bị chuyển thành "vùng vàng" vào tuần tới và - nếu tình hình tiếp tục xấu đi - thì có nguy cơ bị áp dụng các hạn chế đối với "vùng cam" sau 2 tuần nữa.
Italy tăng cường tiêm vaccine khi số ca mắc COVID-19 tăng mạnh Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 12/11, Bộ Y tế và Viện y tế quốc gia (ISS) Italy đã công bố báo cáo giám sát dữ liệu COVID-19 mới nhất, trong đó cho biết tỷ lệ mắc COVID-19 của nước này đã tăng lên 78/100.000 dân trong tuần kết thúc vào ngày 11/11, so với 53/100.000 của tuần trước. Nhân viên y...