Italy phong tỏa 4 vùng tâm dịch COVID-19
Tối 4/11, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo dựa trên mức độ lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nước này sẽ chia thành 3 khu vực: Đỏ, cam, vàng.
Trong đó, 4 vùng tâm dịch Lombardia, Piemonte, Calabria, và Valle d’Aosta sẽ thuộc vùng đỏ, tương ứng với biện pháp thắt chặt tối đa phong tỏa toàn vùng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện Varese, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu trước báo giới về sắc lệnh mới của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan COVID-19, Thủ tướng Conte nêu rõ Lombardy, Piemonte, Calabria và Valle D’Aosta sẽ nằm trong vùng đỏ, Puglia và Sicily thuộc khu vực cam với mức độ nghiêm trọng cao trung bình và các vùng còn lại thuộc khu vực vàng với mức độ nghiêm trọng vừa phải.
Thủ tướng Conte cho rằng: “Nếu Italy áp dụng biện pháp duy nhất trên cả nước sẽ gây tác động tiêu cực kép”, trong khi các khu vực nhiều rủi ro cao không được áp dụng các biện pháp hạn chế hiệu quả và các vùng ít nghiêm trọng lại áp dụng các biện pháp hạn chế không phù hợp.
Video đang HOT
Theo đó, 4 vùng tâm dịch Lombardia, Piemonte, Calabria và Valle D’Aosta sẽ ở trong tình trạng phong tỏa, cùng các biện pháp cụ thể: Nghiêm cấm các hoạt động di chuyển trong và ngoài vùng ngoại trừ lý do sức khỏe, công việc, và trường hợp cấp thiết; Tạm ngừng hoạt động thương mại bán lẻ, quán bar, nhà hàng, ngoại trừ phương thức giao hàng tận nhà được phép hoạt động đến 22h; Các hoạt động thể thao ngoài trời và dưới hình thức cá nhân vẫn được phép song phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách…
Trong khi đó, vùng cam và vàng cũng sẽ triển khai các biện pháp thắt chặt tương ứng ngoài lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 22h đến 5h hằng ngày. Sắc lệnh mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 6/11-3/12.
* Ngày 5/11, Hy Lạp quyết định đóng cửa toàn quốc trong 3 tuần để ngăn chặn tình trạng tái bùng phát số ca nhiễm COVID-19. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết những hạn chế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 7/11.
Hy Lạp ghi nhận ít ca nhiễm hơn phần lớn các nước châu Âu khác chủ yếu do lệnh đóng cửa toàn quốc sớm áp đặt khi dịch bùng phát hồi tháng 1. Nước này nới lỏng các hạn chế vào tháng 5. Tuy nhiên kể từ đầu tháng 10, số ca nhiễm tăng mạnh trở lại, buộc Hy Lạp phải tái áp đặt các hạn chế. Ngày 4/11, quốc gia Nam Âu này ghi nhận 2.646 ca mới, cao nhất trong 1 ngày từ đầu dịch, đưa tổng số lên 46.892 ca. Cho đến nay, Hy Lạp có 673 người tử vong do COVID-19.
* Trong khi đó, Na Uy cũng áp đặt các hạn chế mới nhằm hạn chế sự lây lan dịch COVID-19. Thủ tướng nước này, Erna Solberg kêu gọi người dân tránh đi lại trong nước và thay vào đó ở nhà càng nhiều càng tốt như một phần của loạt các khuyến cáo và hạn chế mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Bà Solberg nhận định nhiều nước đang nỗ lực xiết chặt các hạn chế đã quyết định đóng cửa trở lại và Chính phủ Na Uy đang chuẩn bị hạn chế thêm nếu các biện pháp này cần thiết để tránh sự sụp đổ của hệ thống y tế.
Số ca nhiễm tăng tại nhiều khu vực của Na Uy, đạt mức kỉ lục trong tuần trước khi ghi nhận 3.118 ca mới, tăng từ 1.718 ca trong tuần trước đó.
Thủ tướng Italy bị chất vấn về cách ứng phó đại dịch Covid-19
Các công tố viên ở Bergamo trong vùng Lombardy (miền bắc Italy) sẽ đặt ra các câu hỏi với Thủ tướng Italy Conte về cách thức ứng phó với Covid-19.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cùng một số Bộ trưởng trong chính phủ Italy ngày hôm nay (12/6) sẽ phải trả lời các câu hỏi của các công tố viên về cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Conte. Ảnh: The Times.
Các công tố viên của Viện Công tố Bergamo, một thành phố nằm trong vùng Lombardy ở miền Bắc Italy, đã có mặt vào sáng nay tại Phủ Thủ tướng Italy để gặp và đặt ra các câu hỏi với Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte về các quyết định và cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19.
Đây là một phần của cuộc điều tra do Viện Công tố Bergamo tiến hành sau khi nhận được đơn kiện từ nhiều nhóm gia đình khác nhau tại thành phố Bergamo, yêu cầu điều tra trách nhiệm hình sự trong cách thức đối phó với đại dịch Covid-19.
Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, thành phố Bergamo nằm trong vùng Lombardy là một trong những địa phương hứng chịu tổn thất nặng nề nhất về nhân mạng. Riêng vùng Lombardy chiếm một nửa trong tổng số hơn 34.000 nạn nhân Covid-19 của Italy.
Người dân trong vùng đặc biệt giận dữ trước việc giới chức chậm trễ trong việc thiết lập "vùng đỏ" tức các khu vực phải phong toả, cũng như việc để một trong các bệnh viện lớn trong vùng trở thành ổ dịch lây nhiễm virus ra cộng đồng.
Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte sẽ bị các công tố viên chất vấn với tư cách là người được thông tin về các vụ việc này. Phát biểu với báo giới trong ngày 11/6 trước phiên chất vấn của các công tố viên, ông Giuseppe Conte cho biết ông rất tự tin.
"Tôi không hề lo lắng. Đó không hề là sự kiêu ngạo hay thoả mãn. Tôi cũng sẽ không bình luận về những lời lẽ của các công tố viên trên đài truyền hình. Chúng tôi sẽ gặp nhau ngày thứ Sáu này và tôi sẽ đề cập tất cả những gì tôi biết, với sự điềm tĩnh".
Trước Thủ tướng Italy, hai nhân vật quan trọng khác trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua tại nước này là Chủ tịch vùng Lombardy, Attilio Fontana và người đứng đầu Cơ quan Y tế vùng này, ông Giulio Gallera cũng đã phải trả lời các câu hỏi của các công tố viên.
Tính đến hết ngày 11/6, Italy đã có 34.167 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19, cao thứ 4 thế giới sau Mỹ, Anh và Brazil. Tuy nhiên, chính phủ Italy đã tiến hành nới lỏng và gỡ bỏ phong toả từ nhiều tuần qua. Hiện Italy vẫn ghi nhận thêm 300-400 ca nhiễm virus Sars-CoV-2 mỗi ngày trong vài ngày qua.
Từng phần của thế giới đang tái khởi động nền kinh tế Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở một số nước đang tiến triển tích cực, nhiều quốc gia bắt đầu tính tới việc tái khởi động nền kinh tế. Một số quốc gia châu Âu như Italy, Anh, Pháp, Đức... từng là những điểm nóng về dịch Covid-19 đã xem xét kế hoạch dỡ bỏ các lệnh hạn chế xã hội, bước đầu nối...