Italy phạt Facebook hơn 8 triệu USD do sai phạm trong bảo vệ dữ liệu
Cơ quan chống độc quyền AGCM của Italy ngày 17/2 thông báo đã áp mức phạt mới 7 triệu euro (8,45 triệu USD) đối với Facebook do sai phạm trong việc bảo vệ dữ liệu.
Biểu tượng của Facebook trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, AGCM nêu rõ, trang mạng xã hội “khổng lồ” của Mỹ đã không thông báo thích đáng cho người dùng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ vì mục đích thương mại. Trước đó, năm 2018, AGCM đã phạt Facebook 5 triệu euro do đã tiến hành những giao dịch không công bằng, đồng thời yêu cầu trang mạng này phải khắc phục sai lầm. Do đó, AGCM đã đưa ra mức phạt thứ 2 trị giá 7 triệu euro do Facebook đã phớt lờ những yêu cầu của cơ quan này.
Tuyên bố của AGCM nêu rõ ngay cả khi không tự quảng cáo là miễn phí, song Facebook vẫn không cung cấp những thông tin về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của người dùng vì mục đích thương mại. Đây là thông tin mà người tiêu dùng cần có để quyết định xem có tham gia dịch vụ hay không.
Video đang HOT
Mạng xã hội Facebook cũng từng bị nhiều quốc gia khác nhau kiện do vi phạm quyền riêng tư, như thu thập dữ liệu trái quy định. Tại Australia, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) cáo buộc Facebook có hành vi sai trái, gây hiểu lầm và lừa dối người tiêu dùng trong việc quảng cáo ứng dụng di động Onavo Protect. Đây là ứng dụng phần mềm mạng cá nhân ảo được Facebook mua lại từ một công ty của Israel vào năm 2013 và hiện không còn tồn tại.
Theo ACCC, từ ngày 1/2/2016 đến tháng 10/2017, Facebook, Facebook chi nhánh Israel và Onavo Protect đã đánh lừa người tiêu dùng địa phương bằng cách quảng cáo rằng ứng dụng Onavo Protect sẽ giữ bí mật hoạt động cá nhân và dữ liệu của người dùng, đảm bảo không sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào khác ngoài sản phẩm của Onavo.
Tuy nhiên, thông qua Onavo Protect, Facebook đã thu thập và sử dụng dữ liệu hoạt động cá nhân rất chi tiết và có giá trị của hàng nghìn người tiêu dùng cho các mục đích thương mại của riêng mạng xã hội này. ACCC cho rằng việc làm của Facebook và Onavo Protect tước đi cơ hội đưa ra lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, khi chủ ý phân tích các thông tin và sở thích, cũng như hoạt động cá nhân của khách hàng.
Năm 2018, Onavo bị chính Facebook gỡ bỏ khỏi thị trường ứng dụng trực tuyến Apple Store do vi phạm chính sách liên quan đến việc thu thập dữ liệu. Đồng thời, trong cùng năm, ứng dụng này cũng đã bị loại khỏi cửa hàng trực tuyến Google Play sau một loạt cáo buộc vi phạm.
Anh điều tra kế hoạch quyền riêng tư của Google
Cơ quan chống độc quyền của Anh đã mở một cuộc điều tra về công nghệ Privacy Sandbox của Google
Theo báo cáo, Google trở thành mục tiêu chống độc quyền quy mô lớn đầu tiên sau Brexit. Cơ quan chống độc quyền của Anh, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA), đã mở một cuộc điều tra về chương trình quyền riêng tư Privacy Sandbox của Google.
CMA xác nhận đang điều tra kế hoạch của Google để xóa cookie của bên thứ ba và các tính năng khác khỏi trình duyệt Chrome của họ. Những biện pháp này có thể làm suy yếu khả năng của các nhà xuất bản, làm suy yếu sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số, từ đó củng cố thêm sức mạnh thị trường của Google.
Vào đầu năm ngoái, Google thông báo sẽ loại bỏ dần hỗ trợ của Chrome cho cookie của bên thứ ba trong hai năm tới, với lý do người dùng đưa ra yêu cầu cao hơn về quyền riêng tư và quyền kiểm soát dữ liệu. Hiện tại, hầu hết người dùng Internet đang sử dụng trình duyệt Chrome của Google. Sau đó, các trình duyệt dựa trên công nghệ Chrome, chẳng hạn như trình duyệt Edge của Microsoft cũng thực hiện chính sách này.
Rõ ràng, quyết định này sẽ làm khuynh đảo thị trường quảng cáo trực tuyến hiện nay. Cookie đã là nền tảng của quảng cáo kỹ thuật số trong 25 năm và các nhà quảng cáo trực tuyến là nguồn phổ biến nhất của cookie bên thứ ba. Cookie của bên thứ ba là một công cụ thường được sử dụng trong số các quảng cáo có lập trình được sử dụng để phân phối chính xác trên nhiều nền tảng.
Vào tháng 11 năm ngoái, các nhà xuất bản và công ty công nghệ quảng cáo đã phàn nàn rằng những thay đổi được gọi là Privacy Sandbox của Google sẽ hạn chế khả năng thu thập thông tin từ người dùng trực tuyến của họ, do đó ảnh hưởng đến khả năng cung cấp những quảng cáo có giá trị. Đối với các công ty truyền thông nhỏ hơn, nó có thể mất tới 75% doanh thu.
CMA sau đó tuyên bố rằng sau khi nhận được khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ đánh giá xem có nên khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền chính thức chống lại Google hay không. CMA cũng cho biết vào thời điểm đó: "Trước khi kết quả điều tra đầy đủ được công bố, chúng tôi sẽ đánh giá xem có thực hiện các biện pháp tạm thời hay không và ra lệnh đình chỉ bất kỳ hành vi bị nghi ngờ nào chống cạnh tranh".
Sau khi ngừng hỗ trợ cookie của bên thứ ba, Google có kế hoạch quảng bá công nghệ Privacy Sandbox. Ngay từ tháng 8/2019, Google đã khởi chạy chương trình Privacy Sandbox và đề xuất cách xuất bản quảng cáo trực tuyến mà không cần cookie của bên thứ ba.
CMA đang xem xét hướng giải quyết và thảo luận với Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO), thông qua Diễn đàn Hợp tác Quy chế Kỹ thuật số. Google cũng được yêu cầu hợp tác để làm rõ vấn đề và CMA chưa đưa ra kết luận nào ở giai đoạn này về việc liệu luật cạnh tranh có bị vi phạm hay không.
Apple lọt vào tầm ngắm của cơ quan chống độc quyền Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường mang lại nhiều doanh thu nhất cho cửa hàng ứng dụng của Apple trong năm 2019. Quyết định khiêu chiến với Apple về các hành vi của họ trên cửa hàng ứng dụng di động App Store rõ ràng đã gây ra một tiếng vang lớn, và thu hút sự chú ý từ các nhà...