Italy nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng chính trị
Tổng thống Italy Sergio Mattarella ngày 10/12 tuyên bố sẽ hành động nhằm đưa Italy thoát khỏi bế tắc chính trị tại nước này.
Phát biểu tại cuộc họp sau khi có các cuộc tham vấn với các đảng phái chính trị , ông Mattarella nói: “Đất nước chúng ta cần nhanh chóng có một chính phủ đủ thẩm quyền. Chúng tôi có nhiệm vụ phải thực hiện thành lập chính phủ một cách đúng hạn. Đây cũng là nghĩa vụ của chúng ta đối với châu Âu và quốc tế”.
Tổng thống Italy Sergio Mattarella. Ảnh: AFP
Những tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng thống Italy có các cuộc tham vấn nhằm đưa Italy thoát khỏi bế tắc chính trị sau khi Thủ tướng Matteo Renzi chính thức đệ đơn từ chức.
Ngay sau đó, Tổng thống Mattarella có cuộc gặp với Chủ tịch Thượng viện Pietro Grasso, Chủ tịch Hạ viện Laura Boldrini cũng như người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Giorgio Napolitano.
Video đang HOT
Tiếp đó, trong 2 ngày 9 và 10/12, ông Mattarella gặp đại diện các chính đảng và các phái trong quốc hội, kết thúc bằng cuộc gặp với đại diện đảng Dân chủ cầm quyền.
Dự kiến, ông Mattarella sẽ đề cử Ngoại trưởng Paolo Gentiloni làm Thủ tướng và đề nghị ông Gentiloni thành lập Nội cách trong vòng 48 giờ tới.
Trước đó, ngày 5/12, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã tuyên bố từ chức sau khi kết quả bỏ phiếu trưng cầu ý dân tại Italy cho thấy người dân nước này không ủng hộ dự luật cải cách hiến pháp do Chính phủ của Đảng Dân chủ khởi xướng.
(Theo VOV)
Hàng trăm nghìn người thắp nến giữa Seoul phản đối tổng thống Hàn Quốc
Hàng trăm nghìn người Hàn Quốc hôm nay xuống đường ở Seoul trong cuối tuần thứ tư liên tiếp để phản đối Tổng thống Park Geun-hye sau bê bối liên quan tới bạn thân.
Các nhà tổ chức cho hay có 500.000 người đã tham gia biểu tình tối nay. Ảnh: Reuters
Cuộc biểu tình tối nay có quy mô nhỏ hơn những lần trước khi các hoạt động tương tự cũng diễn ra ở khắp nhiều thành phố khác.
Cảnh sát cho hay ít nhất 155.000 người đã tập trung tại một quảng trường trung tâm Seoul vào đầu buổi tối để thắp nến, trong khi các nhà tổ chức nói rằng con số này lên tới 500.000 người.
Tổng thống Park từ chối các lời kêu gọi từ chức, bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra, trong đó bà bị cáo buộc để Choi Soon-sil, một người bạn thân, can thiệp vào công việc nhà nước và trục lợi cho cá nhân.
Bà thừa nhận sai sót trên và cam kết hợp tác với các nhà điều tra vụ bê bối. Các công tố viên dự kiến sẽ trình cáo trạng chống lại bà Choi và hai cựu cố vấn tổng thống vào ngày mai.
Người biểu tình tại trung tâm Seoul tối nay. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, không tất cả người Hàn Quốc đều kêu gọi tổng thống từ chức. Cách điểm biểu tình chính không xa, một nhóm người bảo thủ tập trung bên ngoài ga Seoul để ủng hộ bà Park.
"16 triệu người đã bầu ra tổng thống này. Điều đó có nghĩa là không thể yêu cầu bà rút lui một cách đơn giản được", Geum Sang-chul, một người nghỉ hưu 78 tuổi, thành viên của Hội Cựu chiến binh Hàn Quốc, nói. Ông Geum tham gia một nhóm chống người biểu tình mà cảnh sát ước tính có khoảng 11.000 người.
Nhiều người trong số 5% người dân Hàn Quốc còn ủng hộ bà Park là những người trung thành với cha bà, cố tổng thống Park Chung-hee, người từng lãnh đạo nước này suốt 18 năm cho đến khi bị ám sát năm 1979.
"Nếu họ thực sự quan tâm đến đất nước, họ nên cân nhắc đến hình ảnh của nó", Lee Sang-soon, một người nghỉ hưu 66 tuổi, nói. "Tôi rất buồn khi đất nước được nhắc đến ở nước ngoài bằng những cuộc biểu tình trên".
Anh Ngọc
Theo VNE
Đảng đối lập Hàn Quốc đòi lập chính phủ lâm thời Khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc ngày càng có dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn sau khi các đảng đối lập ở nước này hôm 9/11 đã bác bỏ đề xuất chia sẻ quyền lực để vượt qua tình trạng hiện nay của Tổng thống Park Geun-hye, đồng thời kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời. Tổng thống Park...