Italy miễn cách ly những người đến từ EU, Anh và Israel
Trong nỗ lực thu hút du khách trở lại, từ ngày 16/5 tới, Chính phủ Italy sẽ bỏ yêu cầu cách ly đối với những hành khách đến từ Liên minh châu Âu (EU), Anh và Israel có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Du khách đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Ngày 14/5, một người phát ngôn Bộ Y tế cho biết Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza đã ký một sắc lệnh cho phép những hành khách từ các nước EU và khu vực Schengen, cũng như Anh và Israel đáp ứng điều kiện trên được nhập cảnh Italy. Quốc gia này cũng gia hạn biện pháp cấm người Brazil nhập cảnh.
Cũng theo các quy định mới, Italy sẽ mở rộng phạm vi khai thác các chuyến bay “không COVID-19″. Theo đó, Napoli và Venice cũng sẽ thực hiện các chuyến bay này, cùng các chặng bay Rome và Milan hiện nay đến và đi từ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Italy là một trong những nước chịu ảnh hưởng đại dịch COVID-19 nặng nề nhất tại EU. Đến nay, nước này ghi nhận trên 4,1 triệu ca mắc và 123.745 ca tử vong. Tăng trưởng kinh tế Italy đã giảm đến 8,9% vào năm ngoái. Thủ tướng Mario Draghi cho rằng việc thu hút du khách trở lại quốc gia Nam Âu này góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi nền kinh tế lớn thứ 3 Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Video đang HOT
* Trong khi đó, Chính phủ Pháp đã bổ sung các nước Bahrain, Colombia, Costa Rica và Uruguay vào danh sách các nước được xem là có nguy cơ cao do dịch COVID-19. Theo đó, hành khách đến từ các nước này sẽ phải thực hiện những biện pháp bắt buộc như cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Quyết định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16/5 tới.
Tháng 4 vừa qua, Pháp cũng đưa các nước Brazil, Chile, Argentina, Nam Phi và Ấn Độ vào danh sách các nước có nguy cơ cao do COVID-19.
Tại sao chứng khoán Ấn Độ vẫn vững vàng bất chấp 'sóng thần' COVID-19?
Cho dù Ấn Độ đang là tâm dịch COVID-19 với số ca mắc và tử vong hàng ngày cao nhất thế giới, nhưng các thị trường tài chính nước này lại vẫn vững vàng đáng ngạc nhiên trước cơn sóng dữ.
Phía trước tòa nhà Sàn giao dịch Chứng khoán Bombay ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg
Theo kênh CNBC, ngày 10/5, Ấn Độ ghi nhận 329.517 ca mắc và 3.879 ca tử vong vì COVID-19. Tổng số ca mắc và tử vong từ đầu đại dịch tới nay lần lượt là gần 23 triệu và 250.025 ca.
Cho dù làn sóng COVID-19 thứ hai đang tàn phá quốc gia Nam Á này, song tới nay, chỉ số BSE Sensex vẫn tăng hơn 3% năm nay, còn chỉ số Nitfy 50 đã tăng khoảng 7% trong cùng giai đoạn.
Theo ông Hugh Young, Chủ tịch công ty đầu tư tiêu chuẩn Aberdeen ở châu Á, ông hơi ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán Ấn Độ vững vàng trong đối mặt thảm kịch COVID-19. Ông giải thích: "Tôi cho rằng khi đối mặt thảm kịch nhân đạo này, các nhà đầu tư đã nhìn xem chuyện gì đã xảy ra cách đây một năm, 18 tháng ở các thị trường khác. Các thị trường này đã sụp đổ. Cảnh tượng ở Italy thật hãi hùng. Anh cũng tiến sát bờ vực. Tôi cho rằng các nhà đầu tư ngần ngại bán non mắc kẹt trên thị trường. Vì thế, họ đang chờ đợi".
Ông Young cho rằng mặc dù khủng hoảng hiện nay là rất khó khăn nhưng Ấn Độ vẫn hấp dẫn với nhà đầu tư về lâu dài. Ông nói: "Liệu thị trường có xuống thấp không? Có thể. Nhưng chúng tôi là nhà đầu tư lâu dài và chúng tôi thích cổ phiếu mình đang nắm giữ".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang đối mặt áp lực phong tỏa toàn quốc ngày càng tăng, cho dù một số bang đã áp đặt phong tỏa cục bộ. Năm 2020, Ấn Độ đã phong tỏa nghiêm ngặt toàn quốc để chặn dịch bệnh lây lan, nhưng phong tỏa đã ảnh hưởng nặng tới nền kinh tế, khiến kinh tế nước này giảm 23,9% trong giai đoạn tháng 4-6/2020.
Chính phủ đã đưa ra gói kích thích tài chính để nỗ lực khởi động lại nền kinh tế. Tuần trước, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã thông báo biện pháp hỗ trợ mới để giảm áp lực kinh tế từ làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Bà Radhika Rao, nhà kinh tế tại công ty DBS, nhận định các nhà đầu tư đang hy vọng kinh tế phục hồi nhanh chóng giống năm ngoái sau khi số ca mắc đạt đỉnh và bắt đầu giảm. Bà nói: "Mặc dù các thị trường tài chính vững vàng khi COVID-19 tái bùng phát, nhưng các nhà đầu tư có thể tiếp tục giữ tâm lý thận trọng vì diễn biến dịch bệnh sẽ quyết định xem các biện pháp hạn chế được áp đặt bao lâu và nghiêm ngặt ra sao, vì nó sẽ ảnh hưởng tới biểu đồ tăng trưởng kinh tế".
Làn sóng COVID-19 hiện nay cũng gây một số biến động và áp lực giảm với đồng rupee Ấn Độ. Tháng 4, tỷ lệ đánh cược đồng rupee giảm đã lên mức cao nhất trong khoảng một năm.
Bà Rao cho biết: "Đồng rupee yếu từ đầu tháng 4 nhưng từ đó tới nay đã tăng phần nào giá trị. Đồng USD và lãi suất USD bớt nóng đã giúp thị trường dễ thở hơn".
Ông Divya Devesh, chiến lược gia tỷ giá ngoại tệ châu Á tại ngân hàng Standard Chartered, cho rằng giá trị đồng rupee có thể giảm. Ông nói: "Về trung hạn, chúng tôi vẫn khá bi quan. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng giá dầu và hàng hóa nhập khẩu cuối cùng sẽ bắt kịp tốt khi mức cầu phục hồi. Điều đó sẽ gây nhiều áp lực với đồng rupee trong nửa sau năm nay".
Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại 8 tháng Các nhà nghiên cứu Italy phát hiện kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong máu người từng nhiễm ít nhất 8 tháng. "Các kháng thể chống lại nCoV hiện diện trong máu bệnh nhân từng mắc Covid-19 trong thời gian này bất kể mức độ bệnh nghiêm trọng đến đâu, bệnh nhân bao nhiêu tuổi hoặc người nhiễm có bệnh lý khác",...