Italy mặc niệm nạn nhân Covid-19
Italy treo cờ rủ và dành một phút mặc niệm gần 11.600 người chết vì Covid-19, thảm họa chết chóc nhất nước này kể từ Thế chiến II.
“nCoV là một nỗi đau thương cho cả đất nước. Cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua nỗi đau này”, Thị trưởng Rome Virginia Raggi phát biểu bên ngoài tòa thị chính của thủ đô Italy hôm nay, sau một phút mặc niệm vào buổi trưa. Thành phố Vatican cũng treo cờ rủ nhằm thể hiện sự đoàn kết với Italy.
Thị trưởng Virginia Raggi (ngoài cùng bên trái) trong phút mặc niệm nạn nhân nCoV bên ngoài tòa thị chính Rome, Italy hôm nay. Ảnh: AFP.
Lễ tưởng niệm đánh dấu một tháng kể từ khi Italy ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên gần thành phố Milan và chứng kiến số người chết liên tục tăng vọt. Quốc gia 60 triệu dân chiếm gần 1/3 số ca tử vong vì nCoV trên toàn cầu, tương đương hơn 11.500 người, cùng gần 102.000 ca nhiễm, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
Chính phủ Italy đã ban lệnh phong tỏa chưa từng có từ ba tuần trước nhằm ngăn nCoV lây lan, sau đó quyết định kéo dài biện pháp này ít nhất tới giữa tháng 4. Hầu hết doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến nền kinh tế Italy có nguy cơ rơi vào suy thoái nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.
Các cửa tiệm và nhà hàng dự kiến sẽ ngừng hoạt động ít nhất đến tháng 5. Không quan chức nào dám đưa ra dự đoán về thời điểm cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường.
“Sự hy sinh của chúng ta khi được yêu cầu ở nhà rất cần thiết để bảo vệ tất cả. Chúng ta phải thực hiện điều đó vì những người đã ra đi, cũng như những người đánh cược mạng sống của họ bằng cách làm việc vì chúng ta. Đó là các y bác sĩ và những người làm việc trong siêu thị”, bà Raggi nói.
Trong khi đó, bác sĩ Massimo Galli, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Luigi Sacco, Milan, bày tỏ hy vọng vào tương lai. “Chúng tôi nhận thấy đại dịch đang suy yếu dần”, ông nói. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng dự đoán Italy đang tiến đến đỉnh dịch.
Miền Nam Italy vừa chống dịch Covid-19, vừa chống mafia
Giới chức miền Nam Italy lo ngại các băng đảng mafia bất hảo sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng y tế trong khu vực để kích hoạt bất ổn, bạo loạn.
Cuối tuần trước, cảnh sát Italy được triển khai tới các con phố ở Palermo, thành phố miền Nam nước này, khi có thông tin các băng đảng đang sử dụng truyền thông xã hội để âm mưu tấn công các cửa hàng.
Một công ty bị phá sản ngừng cung cấp các dịch vụ tới hòn đảo này, bao gồm cả thực phẩm và thuốc men quan trọng. Khi tình trạng đang ngay càng căng thẳng ở Palermo và nhiều vùng khác ở miền Nam Italy, cảnh sát lo ngại mafia lợi dụng cơ hội này để làm loạn.
"Chúng ta cần phải hành động nhanh và nhanh hơn nữa. Căng thẳng có thể biến thành bạo lực", Thị trưởng Palermo Leoluca Orlando cho hay.
Các binh sĩ Italy được triển khai tới nhà ga trung tâm thành phố Palermo trên đảo Sicily. (Ảnh: EPA-EFE)
"N găn chặn tình trạng bất ổn ở Mezzogiorno - khu vực phía Nam kém phát triển, bị tụt hậu so với miền Bắc giàu có trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ", Bloomberg dẫn lời một quan chức Italy giấu tên cho hay.
Khi lệnh phong tỏa bước sang tuần thứ 4, Bộ trưởng Y tế Italy Speranza cuối ngày 30/3 cho biết, chính phủ có thể sẽ gia hạn lệnh phong thành dự kiến hết hiệu lực vào 3/4 sang ngày 12/4.
Việc phong tỏa tại Italy khiến 3.7 triệu người dân làm việc trong nền "kinh tế ngầm" trở nên đặc biệt khó khăn vì họ không được nhận lương đều và gặp khó trong việc tiếp cận trợ cấp xã hội.
" Ở miền Nam, nhiều người đang sống qua ngày, làm những công việc lặt vặt như bốc dỡ xe tải ở chợ và họ dễ nảy sinh mâu thuẫn. Chúng tôi cần cảnh giác xem liệu tội phạm có tổ chức đứng sau các bất ổn xã hội không", Stefano Paoloni, một cảnh sát địa phương cho biết.
Lực lượng cảnh sát được triển khai tới bên ngoài các siêu thị ở Palermo, sau khi một nhóm cư dân lớn tiếng và từ chối trả tiền khi mua hàng.
Nhóm Facebook Cách mạng quốc gia với khoảng 2.600 thành viên kêu gọi những người khác có các hành động bày tỏ bất mãn như vậy. Trong bối cảnh đó, lực lượng an ninh Italy giám sát chặt chẽ các nền tảng xã hội, đặc biệt là WhatsApp.
Hôm 20/3, công ty phà đường thủy Tirrenia CIN quyết định tạm ngừng tất cả các chuyến đi tới vùng Sicily, Sardinia và các đảo nhỏ khác vì khó khăn tài chính. Để trấn an người dân, chính phủ đảm bảo hàng hóa quan trọng sẽ được cung cấp cho người dân.
Giuseppe Provenzano, người phụ trách khu vực miền Nam trong nội các Thủ tướng Conte cảnh báo rủi ro khi các băng đảng tội phạm có tổ chức sẽ ra mặt để cung cấp hỗ trợ cho những người có nhu cầu, nhằm lấp đầy khoảng trống và chính phủ để lại.
" Chính phủ cần có các động thái mới mà không cần phải do dự. Rome cần làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực", ông Provenzano nhấn mạnh.
Video: Nhân viên lò hỏa táng tại tâm dịch Covid-19 của Italy
Thủ tướng Conte đang xem xét gói kích thích kinh tế mới trị giá 33 tỷ USD sau gói ban đầu trị giá 27.4 tỷ USD. Ông Conte cũng đang tìm cách chuyển thêm các khoản viện trợ xuống miền Nam.
Cuối tuần trước, nhà lãnh đạo Italy yêu cầu tạm ứng trước 4,7 tỷ USD từ nguồn quỹ chính phủ cho các thành phố phía nam và 440 triệu USD khác cho các thị trưởng để chuyển đối thành phiếu giảm giá trong các cửa hàng tạp hóa.
" Không ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng Conte khẳng định.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phía Nam đang kêu gọi nhiều hỗ trợ hơn nữa. Họ nói rằng, thiệt hại từ việc phong tỏa đang đẩy khu vực này tới bờ vực khủng hoảng.
Những lời kêu gọi này đặt thêm gánh nặng cho Thủ tướng Conte khi phải vật lộn đấu tranh ngăn chặn hệ thống y tế khỏi sụp đổ.
SONG HY
Trải nghiệm ba bước kiểm soát Covid-19 ở Hàn Quốc Một người Anh và giáo sư Hàn nằm trong hàng nghìn người trải nghiệm ba bước "theo dấu, xét nghiệm, điều trị" của cuộc chiến chống Covid-19 ở Hàn Quốc. Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên ngày 20/1, trong khi Italy báo cáo trường hợp dương tính đầu tiên sau đó 10 ngày. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại...