Italy khai trương bảo tàng mang tên vị bác sĩ hy sinh sau khi phát hiện ra SARS ở Việt Nam
Ngày 1/4, Viện bảo tàng Bảo tàng Carlo Urbani, bảo tàng mang tên vị bác sĩ hy sinh sau khi phát hiện ra SARS ở Việt Nam năm 2003, đã được chính thức khai trương tại thành phố Castelplanio, tỉnh Ancona, vùng Marche, quê hương ông.
Tổng giám đốc WHO và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Italy tại lễ khai trương. Ảnh: Thanh Hải-Trường Dụy/Pv TTXVN tại Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, tham dự lễ khai trương có Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, Thứ trưởng Y tế Italy Marcello Gemmato, Chủ tịch vùng Marche, Francesco Acquaroli, Chủ tịch Hội đồng lập pháp vùng Marche, Dino Latini, Chủ tịch tỉnh Ancona, Daniele Carnevali ,Thị trưởng thành phố Castelplanio, Fabio Badiali, Chủ tịch Hiệp hội Carlo Urbani Italy, Tommaso Urbani và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, cùng nhiều quan chức, chuyên gia y tế và bạn bè Italy và quốc tế.
Phát biểu tại lễ khai trương bảo tàng, Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus đã gọi bác sĩ Carlo Urbani là “anh hùng của thế giới”, một biểu tượng của cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh tật. Những tâm đắc của bác sĩ Carlo Urbani đối với y tế phòng ngừa và việc tiêm vaccine, cũng như các liệu pháp điều trị ở các nước kém phát triển cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. Ông Ghebreyesus đã tặng cho bảo tàng tấm bảng kỷ niệm người con ưu tú của thành phố Castelplanio, đã từng được đặt tại trụ sở của WHO ở Geneva.
Trong khi đó, Tham tán Nguyễn Thái Học, thay mặt cho Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, nhấn mạnh rằng sự kiện này một lần nữa tri ân bác sĩ Carlo Urbani, tôn vinh những đóng góp quý báu to lớn của ông cho nền y tế thế giới nói chung, cống hiến của cuộc đời ông cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và cứu người nói riêng. Bác sĩ Carlo Urbani là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO tại Việt Nam. Ông đã hy sinh mạng sống của mình vào năm 2003 để nghiên cứu về dịch bệnh SARS: nhờ nghiên cứu chuyên sâu và sự hy sinh của ông, Việt Nam đã có thể phân tích và xác lập tác nhân virus gây bệnh. Thông qua cách ly và chăm sóc đặc biệt, ông đã tìm ra cách đánh bại SARS trong thời gian ngắn. Cuộc đời của ông là minh chứng cho tình hữu nghị sâu sắc giữa Italy và Việt Nam.
Video đang HOT
Hai mươi năm sau khi ông qua đời, đã có một viện bảo tàng để tưởng nhớ Carlo Urbani, được chia thành ba khu vực chính, tìm lại cuộc đời, niềm đam mê và hoạt động của ông với tư cách là một bác sĩ và nhà khoa học, với những di sản nghề nghiệp và con người, những kỷ vật và ký ức về vị bác sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp cứu người.
Thị trưởng thành phố Castelplanio Fabio Badiali phát biểu tại lễ khai trương bảo tàng. Ảnh: Thanh Hải-Trường Dụy/Pv TTXVN tại Italy
Bác sĩ Carlo Urbani, người nhiều năm làm việc tại Việt Nam, có công đầu trong việc xác định bệnh dịch mới năm 2003 – SARS; sau đó phát bệnh trên đường bay đến Thái Lan và hy sinh ngày 29/3/2003 khi mới 46 tuổi. Cái chết của ông không vô nghĩa. Trước khi mất, ông đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình làm tiêu bản nghiên cứu. Hai tuần sau khi ông qua đời, nhờ lá phổi đó, giới khoa học phát hiện virus corona và tìm ra cách khống chế đại dịch SARS.
WHO đã vinh danh vị bác sĩ – anh hùng trong trận chiến chống dịch SARS rằng “dù ra đi sớm, nhưng bác sĩ Carlo Urbani đã sống cuộc đời trọn vẹn. Nếu còn sống, ông vẫn là đại diện mẫu mực cho sứ mệnh của WHO – bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho thế giới và phục vụ những người yếu thế”.
Năm 2022, cố bác sĩ Carlo Urbani đã được chính phủ Italy quyết định trao huân chương công trạng Đại hiệp sĩ để tôn vinh những cống hiến to lớn của ông trong phát hiện, xác định và ứng phó nhanh chóng các bệnh mới, đóng góp vào việc đảm bảo sức khỏe nhân loại.
Dương Hoa (TTXVN)
Indonesia thúc đẩy việc công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu
Bộ trưởng Y tế Indonesia có kế hoạch gặp Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus vào cuối tháng này để thảo luận về việc chuyển sang trạng thái coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Khách du lịch tại Bali, Indonesia, ngày 25/1/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin có kế hoạch gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus vào cuối tháng này để thảo luận về việc chuyển sang trạng thái coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Một thành viên Nhóm khảo sát huyết thanh thuộc Bộ Y tế, ông Iwan Ariawan khẳng định rằng theo kết quả đánh giá dịch tễ học, Indonesia có thể thu hồi Nghị định số 11/2020 của Tổng thống về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng do COVID-19.
Ông Iwan cho biết: "Quy định ở Indonesia chưa bao giờ tuyên bố COVID-19 là đại dịch mà chỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Quy định này hiện vẫn có hiệu lực, mặc dù chính sách hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) đã được hủy bỏ."
Tuy nhiên, theo ông, chính phủ phải xem xét tác động của việc bãi bỏ nghị định trên đối với các khía cạnh khác, chẳng hạn như nền kinh tế và trách nhiệm hỗ trợ phục hồi từ COVID-19, dù rằng các nhà dịch tễ học đã nhận định nghị định có thể được bãi bỏ.
Ông Iwan giải thích: "Khi COVID-19 được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, chính quyền trung ương phải chịu trách nhiệm xử lý và tài trợ để giảm thiểu COVID-19. Tuy nhiên, khi nghị định được bãi bỏ, đây sẽ là trách nhiệm của chính quyền huyện/thành phố."
Ông Iwan cho biết tình trạng COVID-19 là đại dịch hay bệnh đặc hữu đều do chính phủ quyết định. Vì vậy, điều quan trọng là mỗi quốc gia phải thảo luận vấn đề này với WHO trước khi tiến hành.
Trước đó, Chính phủ Indonesia đã tham vấn với một số quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ vốn cũng đang có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trong năm 2023.
Ngày 17/3, Tổng giám đốc WHO cũng bày tỏ hy vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong năm nay.
Cứ hai phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc do biến chứng sinh nở Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan khác của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 23/2, cứ hai phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc do các biến chứng sinh nở, dù tỷ lệ tử vong của các bà mẹ đã giảm 1/3 trong 20 năm qua. Tổng Giám...