Italy dự kiến nới lỏng hạn chế đối với các sự kiện văn hóa và thể thao
Sau cuộc họp ngày 27/9 giữa Bộ Y tế Italy và Ủy ban khoa học kỹ thuật (CTS), chuyên tư vấn cho chính phủ về các biện pháp phòng chống COVID-19, CTS đã khuyến nghị tăng số lượng khán giả tham gia các sự kiện văn hóa ngoài trời lên 100% và ở trong nhà lên 80%, trong khi các sân vận động và cơ sở thể thao có thể tăng giới hạn người vào cửa lên 75% ở ngoài trời và 50% ở trong nhà.
Khách du lịch tham quan Bảo tàng Vatican, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các khuyến nghị của CTS, có thể trở thành hiện thực trong vòng 1 tháng, sẽ được áp dụng riêng cho những người có thẻ xanh, chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số về việc đã được tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng, tại các vùng trắng, có nguy cơ lây nhiễm thấp nhất. Tuy nhiên, khi tham dự các sự kiện, khán giả vẫn sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang.
CTS đã không đặt ra bất kỳ giới hạn tham quan nào đối với các viện bảo tàng, nhưng khuyến nghị tiếp tục thực hiện việc kiểm soát luồng du khách và khuyến khích đảm bảo giãn cách. Tuy nhiên, cuộc họp trên không thảo luận khả năng mở lại các vũ trường và câu lạc bộ đêm. Các đề xuất trên của CTS được đưa ra trước khi tất cả những người lao động Italy phải có thẻ xanh mới được đến nơi làm việc từ 15/10.
Trong một diễn biến có liên quan, chính phủ Italy đang cân nhắc việc công nhận vaccine Sputnik V của Nga, đồng nghĩa với việc những người đã tiêm đủ liều loại vaccine này có thể được nhận thẻ xanh COVID-19 tại Italy.
Video đang HOT
Phát biểu ngày 27/9, Đại sứ Nga tại Italy Sergei Razov cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đề nghị Thủ tướng Italy Mario Draghi xem xét vấn đề này, trong khi Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko đã thảo luận kỹ về việc công nhận vaccine Sputnik V tại các cuộc gặp song phương trong khuôn khổ các sự kiện Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Nga ký thỏa thuận sản xuất vaccine Sputnik-V tại Italy
Ngày 9/3, Phòng Thương mại Italy - Nga thông báo Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã ký thỏa thuận với công ty dược phẩm Adienne có trụ sở tại Thụy Sĩ về việc sản xuất tại Italy vaccine Sputnik V phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nga.
Vaccine Sputnik V được sản xuất tại Strelna, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu được nhà chức trách Italy thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên vaccine Sputnik V của Nga được sản xuất tại châu Âu.
Trong thông báo công bố ngày 8/3, Phòng Thương mại Italy - Nga cho biết việc ký thỏa thuận đã mở đường cho việc thành lập cơ sở sản xuất vaccine Sputnik V đầu tiên tại châu Âu, với kế hoạch khởi động sản xuất vaccine tại Italy vào tháng 6. Cơ quan này hy vọng sẽ xuất xưởng 10 triệu liều vaccine Sputnik V vào cuối năm nay.
Người đứng đầu phòng thương mại Vincenzo Trani đánh giá sự kiện này đánh dấu thỏa thuận đầu tiên của châu Âu sản xuất vaccine Sputnik V của Nga và có thể coi đây là một "sự kiện lịch sử, chứng minh cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước".
Trước đó một ngày, trên kênh truyền hình RAI 3 của Italy, Giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev cho biết nhiều vùng ở Italy quan tâm đến việc sản xuất vaccine Sputnik V và RDIF đã đạt thỏa thuận với công ty Adienne để sản xuất chế phẩm này tại Italy. Ông nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ giúp tạo việc làm tại Italy và nước này có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm. Theo ông, vaccine Sputnik V không những có thể cứu sống nhiều người ở Italy mà còn có thể được xuất khẩu.
Hiện hãng dược phẩm Adienne chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Giới quan sát nhận định đây là bằng chứng mới nhất cho thấy một số nước thành viên EU không muốn chờ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sử dụng cho Sputnik V, vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới vào tháng 8/2020. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn cho thấy vaccine này đạt hiệu quả phòng bệnh tới 91,4%. Kết quả thử nghiệm sau đó cũng đã được tạp chí khoa học The Lancet đăng tải, càng củng cố uy tín cho vaccine do Nga phát triển.
Hiện 3 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã cấp phép sử dụng chế phẩm này.
* Cùng ngày, Chính phủ liên bang Ấn Độ đã phủ nhận tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 ở một bang Tây Bắc nước này, cho biết sẽ phân phối vaccine đến khắp cả nước dựa trên nhu cầu và mức thiêu thụ.
Tới nay, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã cung cấp 23 triệu liều để chủng ngừa cho khoảng 17 triệu người. Tốc độ tiêm chủng đã tăng lên đáng kể trong tuần trước sau thời gian ban đầu diễn ra chậm chạp và nhiều người dân còn hoài nghi về hiệu quả tiêm chủng.
Khi nhu cầu tiêm chủng tăng lên, trong tuần này, Rajasthan đã trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ công khai tìm kiếm bổ sung khẩn cấp kho vaccine ngừa COVID-19 của mình. Tuy nhiên, Bộ Y tế liên bang khẳng định không có tình trạng thiếu hụt vaccine ở bang Rajasthan hay mọi khu vực khác trên cả nước.
Theo bộ này, tính tới tối 8/3, bang Rajasthan với khoảng 70 triệu dân vẫn còn 1,4 triệu liều. Hiện chính quyền trung ương vẫn đang thường xuyên theo dõi nguồn cung vaccine tại tất cả các bang và lãnh thổ liên bang, cũng như sẽ cung cấp các liều vaccine theo yêu cầu và mức tiêu thụ.
Ấn Độ đã đặt mục tiêu chủng ngừa cho 300 triệu dân trong tổng số 1,35 tỷ dân vào tháng 8 tới. Nước này đã triển khai chiến dịch tiêm chủng từ hồi giữa tháng 1 với vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và vaccine do công ty dược phẩm trong nước Bharat sản xuất.
Nga cam kết đẩy nhanh cung cấp vaccine cho Việt Nam Quan chức Nga khẳng định đẩy nhanh cung cấp, sẵn sàng chuyển giao công nghệ vaccine Sputnik V cho Việt Nam khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng và thân thiết của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương trong cuộc...