Italy dự định xây dựng nhà máy pin ôtô điện với vốn đầu tư 1 tỷ euro
Italy dành 600 triệu euro cho dự án xây dựng một nhà máy pin ôtô điện và có thể thu hút các khoản đầu tư từ các đối tác trong ngành công nghiệp và tài chính để nâng tổng số tiền lên 1 một tỷ euro.
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Italy ngày 10/6 cho hay Italy dự kiến đầu tư hơn 1 tỷ euro (1,22 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất pin ôtô điện , trong đó nhà sản xuất ôtô Stellantis dự kiến sẽ đóng vai trò dẫn dầu kế hoạch này.
Trong kế hoạch đã chuyển tới Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 4/2021, Italy cho biết đã dành ngân sách khoảng 600 triệu euro cho dự án xây dựng một nhà máy pin ôtô điện tại Italy .
Các nguồn tin này cho hay dự án siêu nhà máy có thể “thu hút” thêm các khoản đầu tư từ các đối tác trong ngành công nghiệp và tài chính để nâng tổng số tiền lên 1 một tỷ euro.
Video đang HOT
Một nguồn tin cho biết Stellantis đã đề nghị đóng vai trò đầu tàu trong việc thực hiện kế hoạch này.
Stellantis, được thành lập sau khi Fiat Chrysler và PSA hợp nhất, không bình luận về vấn đề này.
Các nguồn tin cho rằng bất kỳ kế hoạch nào cũng cần được EC “bật đèn xanh” để đảm bảo rằng kế hoạch đó tuân thủ các quy tắc cạnh tranh và viện trợ của nhà nước.
Stellantis, nhà sản xuất ôtô lớn thứ tư thế giới, hiện có hai dự án siêu nhà máy ở châu Âu, tại Pháp và Đức, với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ euro.
Rome có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Tây Ban Nha, nước đang tích cực xây dựng các nhà máy pin và xe điện mới bằng cách sử dụng hàng tỷ euro từ quỹ cứu trợ đại dịch của EU./.
Các hãng ôtô tập trung vào xe có lợi nhuận cao
Tình trạng thiếu chip buộc các nhà sản xuất ôtô lớn tại Mỹ phải chuyển trọng tâm sang các dòng xe có lợi nhuận cao hơn.
Trong giai đoạn khủng hoảng nguồn cung linh kiện, đặc biệt là chip, các nhà sản xuất ôtô của Mỹ có thể bắt đầu tập trung vào những chiếc xe có lượng bán thấp hơn nhưng giá cao hơn thay vì lựa chọn các mẫu rẻ hơn. Giám đốc điều hành GM Mary Barra cho rằng, công ty có thể mang lại kết quả tốt hơn mà không cần dự trữ xe hoặc tăng khối lượng bán hàng với các mẫu xe giá rẻ, lợi nhuận thấp.
Dây chuyền sản xuất ôtô tại một nhà máy ở Mỹ.
Trước đây các hãng ôtô Mỹ thường chọn sản xuất xe đại trà, có lượng bán lớn nhưng lợi nhuận mỗi xe thấp hơn để thu hút nhiều người mua. Theo Alfred Sloan, chủ tịch của GM trong những năm 1920-1950: "Một chiếc xe cần phù hợp với mọi túi tiền và mục đích". Nhưng sau một thời gian đầy thách thức trong đại dịch và khó khăn phải đối mặt trong việc tìm nguồn cung cấp chất bán dẫn, bằng cách ưu tiên bán những chiếc xe có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, GM đã có thể đạt được lợi nhuận vững chắc trong quý đầu tiên.
Barra nói: "Chúng tôi sẽ không bao giờ quay trở lại mức tồn kho trước đại dịch bởi vì chúng tôi đã học được rằng, có thể tăng lợi nhuận bằng việc sản xuất các mẫu xe có giá trị cao". Các tuyên bố tương tự cũng được đưa ra bởi các nhà sản xuất ôtô khác, bao gồm cả Stellantis và Ford.
Trong thời kỳ thiếu chip, GM đã chuyển nguồn cung cấp và hỗ trợ sản xuất những chiếc xe có tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong khi tạm thời ngừng sản xuất các mẫu xe có số lượng lớn nhưng lợi nhuận thấp. GM gần đây cũng thông báo sẽ ngừng sản xuất mẫu xe bán chạy thứ hai tại Mỹ, Chevrolet Equinox. Hãng cũng đã cắt giảm sản lượng của Cadillac XT4 và Chevy Malibu.
Thu được lợi nhuận lớn hơn bằng cách giảm tồn kho, hạn chế những đại lý bán số lượng lớn và tập trung vào các mô hình có biên lợi nhuận tốt hơn không phải là một khái niệm mới đối với Big Three của Detroit. Tuy nhiên, nó không được triển khai rộng rãi do áp lực buộc phải mở cửa các nhà máy và đuổi theo doanh số bán hàng. Nhưng trước sức ép từ bên ngoài từ việc thiếu nguồn cung, các hãng xe đã buộc phải đi theo con đường này.
Tuy nhiên, đó không phải là tin tốt cho GM. Barra tiếp tục nói rằng tình hình thiếu chất bán dẫn có thể sẽ xấu đi trước khi nó trở nên tốt hơn, ngay cả Ford và Stellantis đều dự đoán sự chậm trễ về nguồn cung có thể sẽ tiếp tục vào năm 2022. GM cũng dự báo tình trạng thiếu chip có thể sẽ mất từ 1,5 tỷ-2 tỷ USD cho lợi nhuận năm nay.
Thiếu linh kiện làm giá xe tăng mạnh Các nhà phân tích ước tính giá nguyên liệu thô của ôtô đã tăng 83% trong năm tính đến tháng 3. Hạn chế linh kiện và nhu cầu mua mới cao khiến giá xe ngày càng tăng. Nhiều nguyên liệu thiết yếu cho các nhà sản xuất ôtô, như đồng, thép và nhôm, đang đạt hoặc vượt mức giá cao kỷ lục trong...