Italy đề cử cà phê espresso vào danh sách di sản văn hóa của UNESCO
Một tách cà phê espresso đen đặc và sánh mịn không chỉ đơn thuần có mục đích “nạp” caffeine cho cơ thể để giúp đầu óc tỉnh táo.
Tại Italy, espresso mang ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa và xã hội.
Italy dự định đề cử cafe espresso là di sản văn hóa quốc gia. Ảnh: Getty Images
Italy dự định đề cử cafe espresso, thức uống biểu tượng của “đất nước hình chiếc ủng”, trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ( UNESCO) công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Dự kiến, Bộ Nông nghiệp Italy sẽ chính thức nộp hồ sơ lên UNESCO vào ngày 31/3 tới.
Video đang HOT
Cafe espresso từ lâu đã không còn chỉ là một thức uống thông thường mà đã trở thành một nghệ thuật và một “nghi thức” đối với người dân Italy. Mỗi ngày người dân Italy tiêu thụ khoảng 30 triệu tách espresso. Cà phê espresso được uống trong những chiếc ly sứ hoặc tách nhỏ, có thể pha thêm chút sữa và được coi là một biểu tượng của tình bạn.
Theo ông Massimiliano Rosati – chủ quán cà phê Gambrinus, một ly espresso thể hiện sự quan tâm giữa những người bạn. Ông chia sẻ: “Cà phê espresso được thưởng thức hằng ngày, hằng giờ. Đó là những giây phút sẻ chia, giây phút của những điều kỳ diệu”.
Trong tiếng Italy, “espresso” có nghĩa là tức thì, nhanh chóng. Về sau, người ta gọi loại cà phê được pha chế theo phương pháp “espresso” bằng chính cái tên này.
Viện Espresso Italy cho biết một ly espresso đích thực cần có hương vị “hài hòa, có điểm nhấn và độ sánh mịn như nhung”, đi kèm với “lớp bọt màu nâu nhạt đến nâu sẫm”. Theo một tiêu chuẩn do viện này đưa ra vào năm 1998, một ly espresso cần có mùi hương lâu phai, với “hương hoa, trái cây, bánh mỳ nướng và sôcôla”.
Italy tự hào có nhiều truyền thống và phong tục nằm trong danh sách di sản văn hóa của UNESCO, từ hoạt động săn nấm truffle cho đến nghệ thuật làm pizza, chế độ ăn Địa Trung Hải, nghề thủ công violin truyền thống ở Cremona và nơi sinh của thợ chế tác đàn Antonio Stradivari.
EU hạ dự báo tăng trưởng của Eurozone
Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng trong năm 2022. Đây là nhận định mới được Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra ngày 10/2 trong bối cảnh giá năng lượng tăng và các vấn đề trong chuỗi cung ứng tiếp tục đẩy lạm phát lên cao đồng thời cản trở quá trình phục hồi bền vững sau đại dịch.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
EC, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), dự báo GDP của Eurozone sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022, thấp hơn mức 4,3% được đưa ra trong dự báo cách đây 3 tháng. Trong khi đó, lạm phát được cho là sẽ tăng mạnh hơn mức dự báo 3,5% trong năm 2022.
Ủy viên kinh tế EU Paolo Gentiloni nhận định mùa đông năm nay, kinh tế Eurozone vấp phải nhiều trở ngại, với đợt bùng phát dịch mới do biến thể Omicron lây lan nhanh và lạm phát tiếp tục tăng do giá năng lượng tăng và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài. Ông cho rằng giá cả sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến mùa hè sau khi lạm phát dự kiến giảm nhờ các yếu tố về giá năng lượng và chuỗi cung ứng được cải thiện. Tuy nhiên, vị cựu Thủ tướng Italy cũng lưu ý các yếu tố bất ổn và nguy cơ vẫn ở mức cao, trong đó EU cảnh báo căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu càng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn với nền kinh tế khu vực.
Phát biểu trong video gửi tới một hội nghị kinh doanh ở Brussels, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng nền kinh tế khu vực dễ chịu tác động khi giá cả tăng do phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu. EC dự báo kinh tế Eurozone sẽ trở về mức tương đương trước đại dịch vào năm 2023, khi lạm phát trong khu vực còn 1,7%, thấp hơn mức 2% mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) khuyến nghị. Khi đó, kinh tế khu vực có thể sẽ tăng trưởng 2,7%, khá mạnh so với các xu hướng trước khi đại dịch xảy ra.
Hiện ECB cũng đang chịu nhiều áp lực do lạm phát tăng khiến ngày càng có nhiều lời kêu gọi ngân hàng này thu hẹp quy mô chương trình kích thích tiền tệ và chính sách lãi suất 0%, vốn được đưa ra để hỗ trợ kinh tế vượt khó khăn trong đại dịch. Tuy nhiên, việc thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất sẽ gây áp lực với một số nước châu Âu đang ghi nhận nợ công tăng như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Pháp. ECB nhận định hiện chưa phải lúc điều chỉnh chính sách tiền tệ và lãi suất.
Loạt video 6 tàu đổ bộ và tàu ngầm 'hố đen' Nga tiến vào Biển Đen tập trận sát Ukraine 6 tàu đổ bộ cỡ lớn và một tàu ngầm lớp Kilo được mệnh danh là "hố đen đại dương" của Nga đang tiến vào Biển Đen, khiến phương Tây thêm lo ngại về căng thẳng Ukraine. Tàu đổ bộ lớp Ropucha, Korolev (130) của Nga vượt qua eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ vào Biển Đen. Ảnh: Reuters Bộ Quốc phòng...