Italy công bố các biện pháp mới tiết kiệm năng lượng
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 7/10, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani đã ký nghị định mới về tiết kiệm năng lượng, đưa ra các giới hạn về nhiệt độ và thời gian cho việc sưởi ấm bằng khí đốt trong mùa Đông tới để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Nhà máy khí đốt của tập đoàn năng lượng Eni ở Marina di Ravenna, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghị định trên cho biết, theo Kế hoạch Giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên, trong mùa Đông tới, hệ thống sưởi của nhiều tòa nhà, cả của nhà nước và tư nhân, sẽ giảm nhiệt độ cao nhất từ 19 độ C xuống 18 độ C đối với doanh nghiệp và từ 20 độ C xuống 19 độ C đối với nhà dân. Thời gian bật hệ thống sưởi cũng bị giảm 1 giờ mỗi ngày và 15 ngày trong mùa Đông, cụ thể là bật muộn 8 ngày và tắt sớm 7 ngày.
Trong trường hợp thời tiết đặc biệt lạnh, chính quyền các thành phố có thể cho phép khởi động hệ thống sưởi bằng khí đốt ngoài thời gian được nêu trong nghị định, miễn là giảm thời gian sưởi ấm hằng ngày. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng nghị định mới, Cơ quan Quản lý năng lượng quốc gia (ENEA) sẽ công bố các chỉ dẫn cần thiết để cài đặt chính xác nhiệt độ sưởi mà ban quản trị chung cư có thể cung cấp đến các hộ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nghị định trên không áp dụng cho các tòa nhà được sử dụng làm nơi thờ tự, khu nghỉ dưỡng sức khỏe, nhà trẻ mẫu giáo, hồ bơi, phòng tắm hơi và các tòa nhà được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp, thủ công và các hoạt động tương tự mà chính quyền thành phố đã cho phép ngoại lệ đối với giới hạn nhiệt độ, cũng như các tòa nhà được trang bị hệ thống sưởi chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo một nghiên cứu của ENEA, những hạn chế mới có thể cho phép Italy tiết kiệm tới 2,7 tỷ m3 khí đốt trong mùa Đông tới.
Nga nối lại dòng chảy khí đốt tới quốc gia thuộc EU
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã giải quyết xong tranh cãi làm cản trở đường trung chuyển khí đốt tới Italy thông qua Áo.
Nga nối lại dòng khí đốt cho Italy thông qua Áo. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết trên kênh Telegram, nguồn cung khí đốt của Nga sang Italy thông qua Áo đã được nối lại trong ngày 5/10. Việc dừng cung khí đốt đã xảy ra vào cuối tuần sau khi các quy định mới được áp dụng.
Gazprom nói thêm rằng họ đã cố gắng tìm ra giải pháp với bên mua Italy để khởi động lại việc bán khí đốt trong bối cảnh có thay đổi pháp lý ở Áo, dẫn đến Gazprom buộc phải ngừng giao hàng vào ngày 1/10.
"Nhà điều hành Áo đã thông báo sẵn sàng xác nhận các yêu cầu vận chuyển của LLC Gazprom Export, cho phép nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga thông qua Áo", tuyên bố của Gazprom cho biết.
Công ty năng lượng khổng lồ Eni SpA của Italy cũng đã xác nhận việc nối lại các dòng khí vào ngày 5/10, cho biết vấn đề đã được giải quyết. Trong khi đó, cùng ngày cơ quan quản lý của Áo là E-Control cho biết một giải pháp đã được tìm ra.
Hôm 1/10, Gazprom thông báo với Eni rằng họ sẽ không thể cung cấp khí đốt cho Italy do "không thể trung chuyển" qua Áo. Công ty Nga giải thích rằng dòng khí đốt đã bị đình chỉ do nhà điều hành Áo từ chối xác nhận "đề nghị vậnchuyển" do những thay đổi quy định đã được áp dụng tại nước này vào cuối tháng 9.
Tranh cãi với các nhà chức trách Áo là vụ việc mới nhất trong một loạt các tranh chấp về quy định và các điều khoản hợp đồng đã buộc Gazprom phải hạn chế cung cấp khí đốt cho khách hàng trên khắp EU, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng trong khu vực.
Sau khi bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, Moskva buộc các quốc gia EU phải thanh toán cho khí đốt tự nhiên nhập của Nga bằng đồng rúp, và ngừng giao hàng cho nước nào từ chối.
Gazprom cũng đã phải giảm lượng khí cung cấp do các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc bảo dưỡng các tuabin trên đường ống dẫn khí Nord Stream 1. Các vấn đề nảy sinh do các lệnh trừng phạt đối với Nga đã ngăn cản việc bảo trì một số thiết bị và việc cung cấp phụ tùng thay thế.
Nord Stream 1 và Nord Stream 2, hiện vẫn chưa ra mắt, hiện đã ngừng hoạt động do sự cố rò rỉ trên cả hai đường ống sau một loạt vụ nổ dưới đáy biển, mà nhiều quốc gia cho rằng đó là do hành động cố ý phá hoại.
Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần Cùng đối mặt với khủng hoảng năng lượng nhưng Đức và Italy là hai ví dụ trái ngược nhau. Italy chủ động, Đức bị động Giám đốc điều hành Eni, ông Claudio Descalzi. Ảnh: Reuters Vài tuần sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine ngày 24/2, ông Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Italy Eni, đã...