Italy cân nhắc kiện hãng Pfizer do không đảm bảo nguồn cung vaccine
Nhà chức trách Italy ngày 21/1 cảnh báo việc chậm trễ trong công tác phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng của Italy trong thời gian ngắn.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Italy, tính đến hết ngày 21/1, hơn 1,28 triệu người ở Italy đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 25.066 người đã được tiêm đủ hai liều.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Milan, Italy, ngày 27/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Công tác tiêm phòng đã được triển khai đối với 82,3% trong tổng số 1.558.635 liều vaccine mà Italy đã tiếp nhận, hầu hết trong số đó là vaccine do hãng dược phẩm Pfizer cung cấp. Tuy nhiên, hãng này gần đây thông báo rằng tiến độ chuyển giao vaccine tới các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ chậm lại do một số lý do khách quan.
Video đang HOT
Phát biểu trong cuộc họp báo, Ủy viên đặc biệt của Italy về Tình trạng khẩn cấp do COVID-19 – ông Domenico Arcuri cho biết: “Chúng tôi đã được Pfizer thông báo về việc sẽ tiếp nhận lượng vaccine ít hơn 20% vào tuần tới”. Ông Arcuri cho biết nước này đã bị cắt giảm 29% nguồn cung vaccine từ Pfizer vào tuần trước, đồng thời nhấn mạnh rằng sự chậm trễ trong công tác chuyển giao này gây tác động rõ ràng đến kế hoạch tiêm chủng vào thời điểm một số người bắt đầu cần tiêm mũi thứ hai bắt buộc (21 ngày sau mũi đầu tiên). Theo ông Arcuri, ở thời điểm trước ngày 16/1, nước này triển khai tiêm cho trung bình 80.000 người/ngày, song sau ngày này, con số này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 28.000 người.
Ông Domenico Arcuri cho biết Chính phủ Italy đang xem xét theo đuổi hành động pháp lý đối với Pfizer vì động thái đơn phương của hãng này. Trong khi đó, Pfizer hồi đầu tháng này cam kết việc giao hàng tới EU sẽ trở lại bình thường bắt đầu từ tuần 25-30/1.
Loại vaccine thứ hai được Chính phủ Italy cấp phép sử dụng là vaccine do hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) bào chế. Tính đến nay, đã có khoảng 46.800 liều vaccine này được phân phối tại Italy.
Pfizer chậm bàn giao vaccine, Italy cảnh báo hành động pháp lý
Ngày 19/1, ủy viên đặc biệt phụ trách ứng phó với COVID-19 của Italy Domenico Arcuricho cảnh báo nước này sẽ có hành động pháp lý nhằm vào hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ liên quan đến việc chậm bàn giao vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Arcuricho, việc bảo vệ sức khỏe người dân Italy không phải vấn đề có thể thương lượng. Quan chức này cho biết các bộ trưởng và lãnh đạo các vùng đã nhóm họp để cân nhắc biện pháp bảo vệ người dân nước này và nhất trí rằng có hành động pháp lý trong vài ngày tới đối với Pfizer.
Vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer và BioNTech phát triển trong một thời gian ngắn kỷ lục và đã được đưa vào sản xuất ngay sau khi được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép vào cuối tháng 12/2020. Tuy nhiên, ngày 15/1 vừa qua, Pfizer cho biết việc vận chuyển vaccine sẽ bị trì hoãn trong vòng 3 - 4 tuần do tiến độ sản xuất tại nhà máy chính của hãng ở Bỉ. Sau đó, Pfizer và BioNTech thông báo sẽ rút ngắn thời gian chậm giao hàng xuống còn 1 tuần.
Việc trì hoãn này đã gây quan ngại cho các nước châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và Italy là quốc gia bị tác động mạnh nhất.
Theo ông Arcuri, 29% trong số vaccine đã cam kết không được chuyển đến Italy trong tuần này.
Theo thống kê của trang worldmeters.info, đến nay Italy đã ghi nhận 2.400.598 người mắc COVID-19, trong đó có 83.157 ca tử vong. Nước này đã chủng ngừa cho hơn 1,2 triệu người.
Cũng liên quan đến vaccine Pfizer/BioNTech, ngày 19/1, kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được công bố cho thấy vaccine này có khả năng chống lại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và hiện đã lây lan khắp thế giới.
Kết quả đáng khích lệ này dựa trên cơ sở phân tích mẫu máu của 16 người đã tiêm vaccine trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng trước đó. Những người này được tiếp xúc với một virus nhân tạo, được gọi là virus mô phỏng, có bề mặt protein giống như biến thể được phát hiện tại Anh và 10 đột biến đặc trưng của biến thể này. Kết quả cho thấy kháng thể sản sinh trong máu của các tình nguyện viên đã vô hiệu hóa virus "giả" nói trên với mức độ hiệu quả tương tự như đối với virus SARS-CoV-2.
Tuần trước, Pfizer dẫn kết quả một nghiên cứu tương tự trong phòng thí nghiệm cho thấy vaccine có hiệu quả chống lại một đột biến quan trọng, được gọi là N501Y, được phát hiện ở cả hai biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và Nam Phi.
Châu Âu tin Trung Quốc sẽ là cường quốc số một thế giới Khảo sát mới cho thấy khoảng 60% người châu Âu tin Trung Quốc sẽ thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ, dù Biden lên làm tổng thống. Kết quả khảo sát của tổ chức nghiên cứu thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), thực hiện với 15.000 người ở 11 quốc gia, chỉ ra cứ 10 người có...