Italy bắt đầu mở lại biên giới nhằm cứu ngành công nghiệp du lịch
Từng là một trong những tâm dịch của Covid-19, Italy hôm nay (3/6) bắt đầu mở cửa lại biên giới.
Khi mùa Hè và cũng là mùa du lịch đang tới gần, Italy hi vọng có thể cứu được ngành công nghiệp du lịch, lĩnh vực chìa khóa đối với nền kinh tế và cũng là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh.
Những dân xếp hàng chờ vào Bảo tàng Vatican trước khi mở cửa trở lại trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ở Rome (Italy) ngày 1/6/2020. Ảnh: Reuters.
Bắt đầu từ hôm nay (3/6), những chiếc thuyền gondola, vốn làm làm nên vẻ đẹp lãng mạn và nên thơ của Italy đã có thể đi lại tự do trên những kênh đào sông nước của thành phố du lịch nổi tiếng Venice.
Các cặp tình nhân lại có thể đến thành phố tình yêu Verona để lại tên mình trên những bức tường kỷ niệm với hy vọng tình yêu của họ được thăng hoa và đẹp như chuyện tình Romeo và Juliet.
Chính phủ Italy đã cho phép người dân đi lại tự do giữa các khu vực, trong khi các chuyến bay quốc tế tới Milan, Roma và Napoli cũng được nối lại từ ngày 3/6.
Video đang HOT
Chị Anna Falconne hiện đang làm việc và sống tại Milan chia sẻ, chị rất vui vì có thể trở về thăm bố mẹ ở Calabria sau nhiều tháng: “Tôi làm việc ở Milan và đã rất lâu rồi tôi không thể di chuyển giữa các vùng. Nhưng bây giờ, tôi đã có thể trở về nhà và gặp bố mẹ, ôm họ sau ba tháng không gặp. Tôi thực sự hạnh phúc và không thể chờ đợi được thêm nữa để nhìn thấy họ”.
Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, thì việc hồi sinh ngành công nghiệp du lịch có lẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay.
Tuy nhiên, Chính phủ và các chuyên gia trong lĩnh vực cũng không khỏi lo ngại lượng khách du lịch sẽ giảm sút nghiêm trọng trong năm nay. Dù số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục đi xuống, song Italy vẫn là một trong số những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
Bất chấp việc mở cửa lại biên giới, các nước láng giềng vẫn tỏ ra “rất dè chừng” với Italy. Chính phủ Thụy Sĩ mới đây cảnh báo, công dân nước này đến Italy từ ngày hôm nay sẽ phải trải qua quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt khi trở về nước. Trong khi đó, Chính phủ Áo vẫn coi Italy là một “điểm nóng” của dịch Covid-19.
Chính phủ Italy hồi tuần trước đã phải lên tiếng cảnh báo chống lại mọi cách hành xử mang tính phân biệt đối xử đối với Italy, trong khi tất cả công dân châu Âu tới nước này đều không bị cách ly, trừ trường hợp từng đến một châu lục khác trong thời gian gần đây.
Theo Thủ tướng Giuseppe Conte, hệ thống y tế Italy đã được chuẩn bị tốt để đối phó với nguy cơ một làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2.
Ông Giuseppe Conte nói: “Italy đang trong giai đoạn hai của cuộc khủng hoảng do Covid-19. Chúng ta sẽ hành động với sự lạc quan thận trọng và tinh thần trách nhiệm. Chúng ta hiểu rằng, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Sức khỏe và sự an toàn của người dân Italy, của người dân trên khắp thế giới vẫn là ưu tiên hàng đầu”.
Những biện pháp phong tỏa và cách ly trên thực tế đã gây tổn hại nghiêm trọng cho lĩnh vực du lịch của Italy, vốn chiếm khoảng 13% GDP của nước này. Các nhà hàng, quán cà phê và khu nghỉ dưỡng đã dần mở cửa trở lại trong 2 tuần qua. Tuy nhiên, chỉ 40 trên tổng số 1.200 khách sạn ở Roma khôi phục hoạt động và tại Milan là khoảng 10 khách sạn.
Các chủ khách sạn cho biết, là quá tốn kém khi kinh doanh trở lại trong khi lượng khách đến lại quá ít. Tuy nhiên, theo Cơ quan du lịch quốc gia Italy, khoảng 40% người Italy, có thói quen du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ phép, năm nay có thể sẽ chọn du lịch ở trong nước. Vì thế lĩnh vực du lịch cần coi đây là cơ hội để tự đổi mới và đưa ra các chương trình kích cầu du lịch phù hợp, mà trước tiên là ở ngay trong nước.
Thêm người tử vong vì nCoV tại Nhật, Iran, Italy
Nhật, Iran và Italy ghi nhận thêm tổng cộng 4 ca tử vong, nâng số người chết vì virus corona toàn cầu lên 2.771
Bộ Y tế Nhật hôm nay cho biết hai ca tử vong mới gồm một người đàn ông ngoài 80 tuổi ở Tokyo gần đây không đến Trung Quốc và cũng không có dấu hiệu cho thấy từng tiếp xúc người đã được xác nhận nhiễm nCoV. Bệnh nhân còn lại là một người cao tuổi khác ở vùng Hokkaido, miền bắc Nhật Bản. Nhật ghi nhận 705 ca nhiễm nCoV trên tàu Diamond Princess và 171 ca ngoài du thuyền. Tổng cộng 7 người tử vong, bao gồm 4 hành khách của Diamond Princess.
Tình nguyện viên Afghanistan phát khẩu trang tại Herat, nằm sát biên giới Iran ngày 26/2. Ảnh: AFP.
Cơ quan bảo vệ dân sự Italy hôm nay thông báo 374 người nhiễm nCoV và 12 người đã tử vong tại nước này. Bệnh nhân mới nhất là một người đàn ông 69 tuổi.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran hôm nay nói trên đài truyền hình quốc gia rằng nước này ghi nhận thêm ba người chết, nâng số ca tử vong lên 19. 139 người nhiễm bệnh.
Ngoài ra, tại Hàn Quốc - ổ dịch lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục, 1.261 người được xác nhận nhiễm bệnh, 12 ca tử vong.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 41 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Toàn thế giới ghi nhận hơn 81.000 người nhiễm nCoV, 2.771 ca tử vong và hơn 30.000 người bình phục. WHO cho biết hôm qua là lần đầu tiên có nhiều trường hợp nhiễm nCoV ở bên ngoài Trung Quốc hơn tại nước này, đánh dấu sự thay đổi trong diễn biến dịch.
Phương Vũ (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Brazil thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới Brazil ghi nhận gần 331.000 ca nhiễm, vượt qua Nga trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Bộ Y tế Brazil hôm nay báo cáo thêm 20.803 ca nhiễm, nâng tổng số lên 330.890. Số ca tử vong tăng 1.001 lên 21.048. Đây là lần thứ ba trong 4 ngày số người chết hàng ngày vượt 1.000. Trong...