Italy: Ba vụ nổ liên tiếp bên ngoài một cơ quan thuế
Reuters đưa tin, một sỹ quan cảnh sát cho biết, tối 16/1, ba vụ nổ đã xảy ra bên ngoài các văn phòng của Equitalia ở Naples, là cơ quan nhà nước chuyên thu các loại thuế và tiền phạt quá hạn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các vụ nổ này đã làm vỡ cửa sổ song không làm ai bị thương.
Sỹ quan cảnh sát này cho biết: “Tại hiện trường, không có chứng cứ hay dấu tích nào cho thấy ai nhận trách nhiệm về vụ việc này.”
Trước đó, hồi tháng 12/2011, các văn phòng của EquItaly cũng đã xảy ra một vụ nổ tương tự./.
Theo TTXVN
Video đang HOT
Thuyền trưởng tàu Italy đòi ăn tối khi tàu lật
Một đầu bếp của du thuyền Costa Concordia gặp nạn cuối tuần qua ở Italy cho hay thuyền trưởng yêu cầu chuẩn bị bữa tối cho ông ta sau khi con tàu va vào mỏm đá ngầm và bắt đầu lật nghiêng.
Du thuyền Costa Concordia nằm phơi sườn bên bờ biển Giglio sau khi va vào đá ngầm và bị lật. Ảnh: AFP
Rogelio Barista, một đầu bếp người Philippines trên tàu Costa Concordia kể lại rằng dường như thuyền trưởng Francesco Schettino không hề lo lắng chút nào về vụ tai nạn xảy ra tầm 21h30 tối 13/1 ở bờ biển Giglio. "Khoảng 22h, 22h30 gì đó, thuyền trưởng bảo chúng tôi nấu bữa tối cho ông ấy và tôi nhìn thấy ông ta đi cùng một người phụ nữ lạ mặt", Rogelio kể. "Tôi đã hỏi một đầu bếp khác rằng không hiểu ông ta đang nghĩ gì".
Rogelio cho hay lúc đó mọi thứ đã đổ xuống, kể cả khoang bếp của anh ấy. "Tôi không thể tin được chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã nhiều năm làm đầu bếp và chứng kiến những thảm họa như hỏa hoạn trên tàu, thậm chí là trên tàu Costa Concordia, nhưng tôi vẫn không hề sợ hãi", Rogelio nói tiếp. Đầu bếp này nhìn ra ngoài, thấy thuyền trưởng Francesco vẫn đang đợi đồ uống và bữa tráng miệng cho người phụ nữ đi cùng và thật sự không giải thích được hành động của ông ta.
Telegraph cho hay thuyền trưởng Francesco Schettino, 52 tuổi, đã bị cảnh sát bắt giữ hôm 14/1. Ông sẽ phải đối mặt với 12 năm tù vì tội ngộ sát và rời khỏi tàu trước các hành khách.
Ông Francesco đã quá chậm trễ trong việc báo động cho đội cứu hộ giúp đỡ khi con tàu va phải đá và bị lật. Các lực lượng an ninh chỉ biết đến thông tin này khi các hành khách trên tàu dùng điện thoại gọi cho cảnh sát. Thuyền trưởng của Costa Concordia cũng bị cáo buộc rằng đã không quay lại con tàu để theo dõi việc cứu hộ như yêu cầu đội tuần tra bờ biển, sau khi ông trèo lên một xuồng cứu sinh để vào bờ còn hàng trăm người khác vẫn mắc kẹt trên boong.
Những hành khách may mắn sống sót trên tàu Costa Concordia ôm chầm lấy người thân tại sân bay Saint Denis de la Reunion, trên đảo La Reunion, Ấn Độ Dương. Ảnh: AFP
Công ty Costa Cruises, đơn vị chủ quản tàu, buộc tội thuyền trưởng này gây ra thảm họa trên tàu và khẳng định ông Francesco đã đi chệch tuyến đường dự kiến. Ông Francesco lái du thuyền 114.500 tấn cách bờ chỉ hơn 100 mét để làm vui lòng bồi bàn trưởng Antonello Tievoli, quê ở Giglio.
Bố của ông Tievoli cho hay bồi bàn trưởng đã gọi điện và bảo cả nhà hãy nhìn ra ngoài cửa sổ khoảng tầm 21h30 khi con thuyền đi qua qua Giglio. "Tất cả các tàu thuyền đều đi ngang qua đây nhưng chưa bao giờ tiến sát như thế", bố của ông Tievoli cho hay.
Khi vị bồi bàn trưởng được mời lên cầu tàu và thông báo rằng du thuyền đang ở ngay trước Giglio, ông nhận ra con tàu tiến quá sát bờ và đang gặp phải nguy hiểm bởi những mỏm đá nổi lên phía trước. Tuy nhiên, lời cảnh báo này đến quá muộn và ngay sau 21h40, các hành khách nghe thấy một âm thanh kinh hoàng khi con tàu bị nứt toác ra, cả cabin bỗng chìm vào bóng tối vì mất điện.
Tuy nhiên, vào thời khắc đó, ông Francesco vẫn khẳng định với 4.200 hành khách và thuyền viên rằng đó chỉ là sự cố về điện và tiếp tục lái khi nước bắt đầu tràn vào tàu. Các hành khách hoảng loạn điện thoại cho người thân và cảnh sát địa phương để kêu cứu. Sau hai lần đội tuần tra bờ biển liên lạc với ông Francesco qua hội đàm, ông mới thừa nhận nước đang tràn vào khoang tàu nhưng khẳng định không có gì nghiêm trọng.
Khoảng 22h30, con tàu đã nghiêng 20 độ, các mỏm đá đã làm nứt toác một đường bên thân con tàu, ông Francesco mới gọi điện để được giúp đỡ. Sự chậm trễ này đã gây ra những khó khăn cho việc điều động xuồng cứu sinh. Lệnh sơ tán khỏi tàu được đưa ra sau đó 20 phút nhưng đã quá muộn vì ít nhất 6 hành khách đã bị chết chìm trên boong.
Tầm 23h40, thuyền trưởng Francesco rời du thuyền lên xuồng cứu sinh, trước cả phụ nữ và trẻ em đang kẹt trên boong. Một giờ sau, ông cho hay chỉ mới có 200 người rời khỏi tàu nhưng ông không liên lạc với họ vì vẫn đang trên xuồng cứu sinh. Các công tố viên ở Italy sẽ tiếp tục điều tra xem liệu ông Francesco có trì hoãn việc sơ tán hành khách trên tàu hay không vì ông ta không thừa nhận là đã điều khiển thuyền đi quá sát bờ.
"Chúng tôi đổ ra bến cảng nơi các hành khách và thuyền đang được đưa lên bờ. Ban đầu chúng tôi không thể tìm thấy ông ta, sau đó ông ta gọi và bảo chúng tôi mang cho ông ta ít áo quần khô", cha của bồi bàn trưởng Tievoli kể. "Rõ ràng thuyền trưởng đã gây ra lỗi lầm lớn vì đưa tàu đến quá gần bờ".
Theo VNExpress
Chủ tàu "Titanic đệ nhị" thiệt hại 85-90 triệu USD Công ty Carnival, chủ chiếc tàu du lịch sang trọng đã đâm vào đá ngầm ở ngoài khơi Italy khiến ít nhất sáu người thiệt mạng (theo thông tin mới nhất), thông báo rằng thiệt hại ban đầu của thảm họa này với họ ước tính từ 85-95 triệu USD. Chiếc giày của một nạn nhân của vụ đắm tàu (Nguồn: AFP/Getty Images)...