Italy, Anh, Pháp vẫn có hàng trăm ca tử vong do COVID-19 mỗi ngày
Bộ Y tế Italy ngày 6/12 cho biết số người tử vong do COVID-19 tại nước này đã vượt con số 60.000 người, cụ thể là 60.078 người trong tổng số 1.728.878 ca nhiễm COVID-19.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Rome, Italy, ngày 14/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp các biện pháp Chính phủ Italy thực hiện để hạn chế đợt bùng phát mới nhất và chữa trị cho những người nhiễm bệnh, hàng trăm người vẫn đang tử vong mỗi ngày. Ngày 3/12, Italy ghi nhận 993 người tử vong, số người tử vong cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát những tháng đầu năm 2020. Với tỉ lệ tử vong 1/100.000 dân, Italy đang là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất châu Âu và thế giới.
Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza c ảnh báo việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong kì nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới có thể khiến nước này phải đối mặt với một sự gia tăng số ca nhiễm mới trong tháng 1 và 2 tới. Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 3/12 đưa ra một loạt biện pháp hạn chế trong dịp lễ Giáng sinh. Ông thông báo lệnh cấm đi lại giữa các khu vực từ ngày 21/12/2020 đến ngày 6/1/2021 kể cả với những người Italy muốn đi nghỉ. Ngoài ra, còn một lệnh cấm di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác trong dịp lễ Giáng sinh 25-26/12 và Năm mới 1/1. Lệnh giới nghiêm từ 10h đêm đến 5h sáng vẫn có hiệu lực và được kéo dài đến 7 giờ sáng trong dịp Năm mới.
* Tại Anh, số liệu chính thức công bố ngày 6/12 cho biết trong 24 giờ qua có thêm 17.272 người tại Anh xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm tại nước này lên 1.723.242. Số người tử vong do COVID-19 tại Anh tăng 231 người lên 61.245. Ngày 6/12, một chợ Giáng sinh tại thành phố Nottingham, miền Bắc nước Anh, vốn đang bị áp đặt các biện pháp hạn chế cấp 3 đã đóng cửa do nhiều người tụ tập và không thực hiện giãn cách xã hội theo quy định. Trong khi đó tại thủ đô London, 4 người đã bị bắt giữ vì vi phạm quy định phòng dịch.
* Tại Pháp, Cơ quan y tế công quốc gia ngày 6/12 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 1.022 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 2.292.497. Pháp cũng ghi nhận thêm 175 ca tử vong đưa tổng số ca tử vong lên 55.155. Pháp đang lên kế hoạch cho chiến dịch tiêm phòng gồm 3 giai đoạn, trước hết là cho 1 triệu người người tại các viện dưỡng lão và nhân viên y tế vào đầu năm 2021. Bắt đầu từ tháng 2, chính phủ sẽ tiêm phòng cho 14 triệu người cao tuổi hoặc có bệnh mãn tính. Giai đoạn tiêm phòng rộng rãi hơn cho người dân sẽ tiến hành vào mùa Xuân.
Video đang HOT
Bài học bùng phát COVID-19 tại châu Âu: Lơi lỏng kiểm soát dẫn đến thất bại
Châu Âu dường như đã lơi lỏng các biện pháp ngăn chặn COVID-19 mùa hè này, khi chính quyền các nước cho phép người dân tự do đi du lịch và chính nhóm du khách này đã mang theo nguồn bệnh sau kì nghỉ, gây ra các đợt bùng phát dịch hiện nay.
Chủng đột biến có nguồn gốc từ Tây Ban Nha có thể là thủ phạm gây ra làn sóng dịch Covid-19 thứ hai nặng nề ở châu Âu. Ảnh: Reuters
Làn sóng lây nhiễm mới tại châu Âu có nguồn gốc từ các ổ dịch tại nhiều cộng đồng nông thôn ở Catalonia và Aragon thuộc Tây Ban Nha. Từ đây, COVID-19 lây sang các thành phố, rồi đến các khu vực là điểm đến yêu thích của khách du lịch ở quốc gia này. "Ban đầu, chủng SARS-CoV-2 mới xuất phát từ Tây Ban Nha. Thế nhưng sau đó xuất hiện trường hợp lây nhiễm từ nước này sang nước khác", Inaki Comas, một chuyên gia nghiên cứu Tại Hội đồng phân tích toàn quốc Tây Ban Nha (SNAC) cho biết.
Tiến sĩ Comas là đồng tác giả của một nghiên cứu về chủng virus SARS-CoV-2 đột biến có tên gọi chủng 20A.EU1. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 6 và tháng 7, chỉ vài tuần sau khi châu Âu chấm dứt các biện pháp đóng cửa. Đến tháng 10, 20A.EU1 lây lan mạnh và là chủng chi phối đợt bùng phát dịch mới ở châu Âu. Kết quả phân tích cho thấy, chủng 20A.EU1 gây ra 80% ca mắc ở Tây Ban Nha, 90% ca mắc ở Anh, khoảng 30%-40% ở Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp, Italy.
Theo ông Comas, mỗi một chủng virus mới là một hàn thử biểu cho thấy các nước kiểm soát đại dịch tốt hay không tốt. Và trong trường hợp của châu Âu, rõ ràng mùa hè vừa qua là thời điểm các nước đã lơi lỏng, phạm sai lầm. Đã có hàng triệu khách du lịch qua lại trên châu lục, đi nghi ngơi, thư giãn sau nhiều tháng ngày phải chịu các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại.
Lỗ hổng trong bảo vệ biên giới và khởi nguồn từ Tây Ban Nha
Du lịch xuyên biên giới từ lâu đã được xem là mối nguy làm lây lan dịch bệnh, rõ nhất là virus SARS-CoV-2 khởi điểm tại Vũ Hán và lan ra toàn cầu. Mùa xuân vừa qua, nhiều nước đã tiến hành đóng cửa đi lại xuyên biên giới bất chấp những tác động tiêu cực từ việc làm này.
Tại châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore - là các quốc gia vượt trội phương Tây trong kiểm soát COVID-19, đều áp dụng biện pháp kiểm soát chặt hoạt động di chuyển quốc tế, yêu cầu hành khách kiểm tra khi đến và nhiều khi bắt buộc phải cách ly giám sát.
Tây Ban Nha là điểm đến yêu thích của khách du lịch từ Anh, Đức, Pháp và nhiều nước châu Âu. Ảnh: EPA
Khi châu Âu quyết định tái mở cửa hệ thống tài chính vào mùa hè, đa phần các nước trong khu vực đều quyết định mở cửa trở lại hoạt động di chuyển nội khối, xét trong bối cảnh số ca nhiễm giảm nhờ biện pháp đóng cửa, trong khi ngành du lịch, dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nặng, cần được hồi sinh. Việc mở cửa nhanh chóng này phản ánh luồng quan điểm gần như bất khả xâm phạm trong EU: Các đường biên giới trong nội bộ châu lục là những tàn tích lỗi thời, cần nhanh chóng chấm dứt các biện pháp đóng cửa khẩn cấp.
Việc cho phép qua lại, đi du lịch ồ ạt xuyên châu Âu hồi mùa hè khiến một ổ dịch ở một địa điểm có thể phát tán nhanh chóng. Tại vùng duyên hải Croatia, cùng các đảo của Hy Lạp, Italy, khách du lịch chính là các ca mắc COVID-19 nhập khẩu lan ra nhiều địa phương. Lây nhiễm bùng phát theo cấp số nhân do hoạt động tại các quán bar, sự kiện đông người được phép hoạt động trở lại, cùng với đó là dòng người qua lại giữa các thành phố ở châu Âu.
Du lịch cao điểm mùa hè không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến làn sóng COVID-19 thứ hai ở châu Âu. Các kĩ thuật về xét nghiệm, truy vết, cách ly ở châu lục đều kém hiệu quả nếu so sánh với Đông Á. Ý thức tuân thủ quy định về giãn cách xã hội của người dân châu Âu cũng không tốt.
Bùng phát dịch bệnh ở Tây Ban Nha cũng làm lộ một mắt xích yếu kém trong khả năng phòng thủ của châu Âu trước đại dịch: Đó là việc phải dựa quá nhiều vào lao động di cư. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chủng 20A.EU1 lần đầu tiên bùng phát tại nhiều vùng nông thôn ở Aragon và Catalonia trong tháng 6. Đây là thời kỳ cao điểm về thu hoạch trái cây, rau quả và mỗi vùng thường thu hút khoảng 40.000 lao đồng nhập cư, nhiều người đến từ châu Phi.
Số này thường được trả tiền công thấp, thiếu các biện pháp phòng vệ, bảo hộ tại nơi làm việc. Do lo ngại COVID-19, nên rất ít chủ trang trại cho phép người làm thuê sống ngay trong khuôn viên. Phần đông người lao động phải sống tách biệt trong các khu nhà hoang, nhà kho, thậm chí phải chấp nhận tá túc trên đường phố, điều kiện vệ sinh thiếu thốn. Khi có triệu chứng nhiễm bệnh, ít người đến khám tại bệnh viện hay thực hiện tự cách ly, bởi đa phần đều cho rằng nếu nhận nhiễm SARS-CoV-2 đồng nghĩa với mất việc, không có thu nhập.
Đến cuối tháng 6, Tây Ban Nha đã phát hiện ra 195 ổ dịch, chủ yếu rơi vào số lao động làm việc trong các công ty thu hoạch và chế biến rau quả. Tính riêng ở hạt Lleida thuộc vùng Catalonia, qua xét nghiệm với 4.000 lao động nông nghiệp ở 25 công ty trong tháng 7, tháng 8, đã có tới 35% số người nhiễm COVID-19.
Hoạt động giải trí, hưởng thụ của giới trẻ Tây Ban Nha sau thời gian tù túng vì đóng cửa cũng là tác nhân làm tăng tốc độ lây lan. Đến giữa tháng 8, tỉ lệ số ca nhiễm tại Tây Ban Nha là 115/100.000 dân, vượt xa so với Pháp (36/100.000), Anh (29/100.000), Đức (15/100.000) hay Italy (8/100.000).
Từ tháng 6 đến tháng 8, Tây Ban Nha đón tiếp 5,1 triệu khách quốc tế, trong đó có 643.000 khách đến từ Anh. Anh là nước cho phép công dân qua lại Tây Ban Nha hai chiều không giới hạn đến tận ngày 25/7, thời điểm Anh ghi nhận số ca mắc mới tăng vọt, buộc chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson áp đặt quy định cách ly hai tuần với người trở về từ Tây Ban Nha. Nhưng như vậy đã muộn, chủng virus mới 20A. EU1 đã xuất hiện ở xứ Wales, London và nhiều nơi khác tại Anh.
Đến cuối tháng 8, các ổ dịch xuất hiện theo cấp số nhân ở Anh, khi mà người dân nơi đây, cùng với những người vừa đi nghỉ về, vẫn giữ thói quen lui tới các quán rượu, nhà hàng vốn trước đó đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Thăm dò: Phần lớn người dân châu Âu muốn Joe Biden làm Tổng thống Mỹ Người châu Âu phần lớn ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump chỉ dừng ở mức 1 con số ở 4/5 quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ ông Biden ở châu Âu cao hơn hẳn Tổng thống Donald Trump (Ảnh: CNBC) Phần đông trong tổng...