Italia: Gần 500 người chết, hơn 4.000 người mắc Covid-19 trong 24 giờ
Tính đến hết ngày 18/3, số người tử vong vì Covid-19 ở Italia lên gần 3.000 người, số ca mắc bệnh xấp xỉ 36.000 người.
Số ca tử vong và mắc Covid-19 ở Italia tiếp tục tăng mạnh. (Ảnh: AFP)
AFP dẫn số liệu từ Cơ quan Phòng vệ Dân sự Italia cho biết, trong ngày 18/3, nước này ghi nhận 475 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người chết vì dịch viêm phổi cấp tại đây lên 2.978 người. Đây là ngày Italia có nhiều người tử vong vì Covid-19 nhất kể từ khi dịch bùng phát cuối tháng 2. Như vậy, hiện tại, Italia chiếm tới 34,2% số ca tử vong toàn cầu vì Covid-19, và đang trên đà vượt số người tử vong ở Trung Quốc.
Cũng trong vòng 24 giờ qua, Italia ghi nhận thêm 4.207 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại đây lên 35.713.
Trong đó, 4.025 người đã được chữa khỏi các triệu chứng, hiện vẫn còn hơn 2.200 người phải điều trị tích cực.
Theo số liệu thống kê của giới chức y tế Italia, trung bình các bệnh nhân Covid-19 tử vong khoảng 8 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên. Bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở nước này trung bình ở độ tuổi 80 và chủ yếu là người có bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường hay các bệnh về tim mạch. Trong khi đó, những người mắc bệnh Covid-19 trung bình ở độ tuổi 63. Biến chứng chủ yếu gây ra ở bệnh nhân Covid-19 tại Italia là suy hô hấp (khoảng 97%), ngoài ra gây các biến chứng về gan và tim.
Trong bối cảnh số ca tử vong và mắc Covid-19 tiếp tục tăng mạnh bất chấp lệnh phong tỏa và hàng loạt biện pháp ứng phó của chính phủ Italia, giới chức nước này kêu gọi người dân bình tĩnh và tin tưởng sẽ chiến thắng dịch bệnh.
“Điều quan trọng là không được từ bỏ. Chúng ta cần thêm vài ngày nữa để thấy các biện pháp ứng phó phát huy hiệu quả. Chúng ta phải duy trì các biện pháp này để thấy hiệu quả của nó và trên hết là để bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng nhất”, người đứng đầu Viện Y tế Quốc gi Italia Silvio Brusaferro phát biểu trong một cuộc họp báo phát sóng trên truyền hình quốc gia ngày 18/3.
Video đang HOT
Chính phủ Italia đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 10/3, khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trừ trường hợp khẩn cấp, đồng thời yêu cầu các nhà hàng, quán bar, đóng cửa, cấm tụ tập đông người. Các trường học ở Italia cũng đóng cửa để phòng dịch cho đến đầu tháng 4. Một quan chức Italia cho biết, lệnh đóng cửa trường học có thể gia hạn đến tháng sau nếu cần thiết.
Thống đốc vùng Lombardy, ông Attilio Fontana, hôm qua kêu gọi người dân ở trong nhà, tránh ra ngoài để hạn chế lây lan Covid-19 trong bối cảnh hệ thống y tế ở vùng dịch này đã quá tải. “Các bạn hãy ở nhà, đừng ra ngoài. Đáng tiếc là số ca mắc bệnh chưa giảm, vẫn tiếp tục cao. Không lâu nữa chúng ta không thể tiếp nhận những người mắc bệnh. Chúng tôi mong muốn các bạn hy sinh để cứu lấy sinh mạng nhiều người. Mỗi khi các bạn ra ngoài đó sẽ là rủi ro cho chính bạn và cả những người khác”, ông Fontana nói và cho biết thêm ông sẽ đề nghị chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó mạnh hơn nữa.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái và hiện đã lan ra hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Dịch đã khiến hơn 200.000 người mắc bệnh và gần 9.000 người tử vong. Trong khi tình hình tại Trung Quốc đã được kiểm soát, dịch lại đang bùng phát mạnh tại các nước châu Âu và Mỹ. Hàng loạt quốc gia đã ban bố lệnh khẩn cấp y tế, đóng biên, phong tỏa cả nước và bơm ngân sách hỗ trợ nền kinh tế.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ AFP
Vì VN chống dịch Covid-19 tốt, đầu tư nước ngoài sẽ đến nhiều hơn
Chị Huỳnh Thu Trang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Italia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Âu, sống tại vùng Veneto, vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Italia do dịch Covid-19.
Trả lời Dân Việt, chị khẳng định người Việt ở Italia rất bình tĩnh, tuân thủ khuyến cáo phòng dịch và vì thế họ được an toàn.
Chị Huỳnh Thu Trang cho biết:
-Tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại tham vấn từ các bạn sinh viên, các bậc phụ huynh hay người Việt tại đây hỏi có nên về không. Những ngày đầu tôi thường khuyên các bạn về Việt Nam ngay khi có thể. Nhưng khi nước Ý có lệnh phong tỏa, tôi nói rằng các bạn nên ở trong nhà. Thứ nhất, lệnh phong tỏa có hiệu lực, mọi người di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác rất khó khăn. Thứ hai, việc trung chuyển nhiều và ngồi trên máy bay đường dài cũng có nhiều nguy cơ lây nhiễm.
Tôi biết người nhà ở Việt Nam thấy con số bệnh nhân hàng ngày tăng cao, cộng một số tin tức chưa đúng, sẽ lo lắng và hối thúc sinh viên về. Nhưng nếu đang ở đây, người Việt sẽ thấy rằng ở trong nhà cũng rất an toàn. Chính phủ Ý đã ban hành các sắc lệnh mạnh tay nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 và đưa đất nước trở lại cân bằng.
Chị nhận xét về việc chống dịch ở Việt Nam như thế nào? Việc cách ly sớm có phải quá nghiêm khắc so với những gì Châu Âu đang làm, đến giờ vẫn nhiều nước cho phép các nơi tập trung đông người?
- Việt Nam đang làm rất tốt trong việc chống dịch. Người Ý, người Việt ở Ý, hay cả thế giới đều thấy Việt Nam làm rất tốt và bản thân tôi rất tự hào về điều đó. Tôi có đọc một số báo tiếng Anh của các nước và thấy nhiều báo trên thế giới khen ngợi Việt Nam mình. Khi số ca bệnh mỗi ngày tăng chóng mặt ở nhiều nước Châu Âu thì Việt Nam vẫn kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Việc cách ly như ở Việt Nam sẽ giúp tránh lây lan virus ra cộng đồng, tránh thiệt hại kinh tế quy mô lớn hơn. Cách ly là để bảo vệ tốt hơn, tôi ủng hộ Chính phủ làm điều đó.
Dịch chắc chắn ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam năm nay. Là một doanh nhân, chị có lo ngại điều đó?
- Đúng là kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Nhưng tôi nghĩ rằng, khi thấy Việt Nam chống dịch rất tốt, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng tin tưởng vào Việt Nam. Sau khi dịch qua đi, chắn chắn các nhà đầu tư sẽ đưa nhiều nhà máy của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, bởi qua trận dịch này, họ sẽ thấy không thể phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chỉ ở Trung Quốc. Việt Nam cũng là đất nước an toàn, không có khủng bố, tài nguyên phong phú, con người siêng năng cần mẫn, thích hợp cho việc đầu tư lâu dài.
Từ trước dịch, tôi có làm việc với một số doanh nghiệp Italia, giới thiệu với họ cơ hội đầu tư vào Việt Nam, kết nối họ với đối tác Việt và họ cũng hướng về Việt Nam. Khi dịch qua đi, tôi sẽ đưa một công ty xây dựng lớn của Italia vào Việt Nam.
Tại sao chị lại nói người Việt ở lại Ý được an toàn?
- Các siêu thị vẫn đầy ắp hàng, Ý là nước cung cấp lương thực lớn cho Châu Âu nên không bao giờ lo thiếu lương thực, thực phẩm cả. Bây giờ hầu hết mọi cơ sở đã đóng cửa, nhưng siêu thị và tiệm thuốc vẫn mở. Số ca bệnh ở Italia tăng nhanh nhưng tình trạng vẫn ổn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Chính phủ rất nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Sau khi có lệnh phong tỏa, tất cả mọi người dân đều ở nhà vì họ rất tự ý thức. Nền y học của họ rất tân tiến, đến giờ vẫn đủ máy móc hỗ trợ cho bệnh nhân.
Đến hôm nay người Việt ở Italia chưa có thông tin nào về ca nhiễm và hy vọng cũng không ai nhiễm. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người Việt và các em sinh viên. Trong lòng họ tất nhiên có lo lắng nhưng không hoang mang. Mọi người đều bình tĩnh và tuân thủ việc ở nhà, các quy định và hướng dẫn phòng chống dịch của chính phủ, như vậy sẽ ngăn chặn được việc tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Một số cựu sinh viên từng học tại Italia hiện đã về Việt Nam có chia sẻ mong muốn gửi khẩu trang sang để tặng bạn bè ở Ý, điều đó chứng tỏ người Việt rất thương yêu đùm bọc với nhau. Nhưng nước Ý đã có lệnh phong tỏa, việc vận chuyển không dễ dàng, và hiện nay chúng tôi cũng có đủ các phương tiện cá nhân ở đây rồi.
Các siêu thị tại Italia không thiếu hàng hóa. Ảnh: Huỳnh Thu Trang.
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Italia đã làm gì để giúp đỡ sinh viên và người Việt ở Italia trong dịch?
- Những ngày này Đại sứ quán Việt Nam và Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Italia (Assoevi) luôn bên cạnh hỗ trợ các bạn sinh viên. Assoevi đã chuẩn bị 1.000 khẩu trang y tế và tặng cho 20 nhóm công dân Việt có nhu cầu, và sẵn lòng hỗ trợ về vật chất cho công dân Việt Nam thực sự khó khăn.
Ngoài sự hỗ trợ từ đường dây nóng Đại sứ quán, Assoevi cũng cung cấp thêm hotline 39389 2842999 để tư vấn, và mấy ngày qua hoạt động tích cực, giải đáp thắc mắc cho công dân Việt Nam về các thủ tục pháp lý và thông tin cần thiết về chính sách trợ giúp, điều trị nếu không may mắc bệnh.
Tôi được biết Đại sứ quán Việt Nam tại Roma cũng rất bận rộn trong việc hỗ trợ người Việt. 3 ngày trước, Đại sứ quán đã cử người ra tận sân bay hỗ trợ 15 sinh viên về nước trong những chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên số sinh viên về như vậy cũng không nhiều so với người Việt ở đây.
Chị có nói là đã có những thông tin không đúng về dịch bệnh ở Italia đang lan truyền tại Việt Nam, chị có thể nói rõ sự đúng sai của những thông tin đó thế nào?
- Tôi thấy một số người ở Việt Nam chia sẻ thông tin trên mạng xã hội rằng tại Ý, người ta chỉ cứu người trẻ mà không cứu người già nhiễm bệnh. Tôi đã ở Ý rất lâu và mọi người đều biết tôi có người nhà làm bác sĩ tại đây, tôi khẳng định thông tin đó không đúng sự thật. Đã là bệnh nhân dù già hay trẻ cũng đều được cứu chữa.
Thứ hai ở Việt Nam chia sẻ rất nhiều video một anh diễn viên ở Napoli nói rằng anh ta có chị gái mất nghi vì Covid-19, và 48 tiếng mà chưa được mang xác ra khỏi nhà. Tôi khẳng định thông tin đó là sai. Quy trình xử lý 48h trong mùa dịch là bình thường. Trước mùa dịch, trong vòng 24h mới có người đưa xác đi. Hơn nữa, chị gái anh này có tiền sử bị bệnh động kinh, chính quyền đã làm tang lễ cho gia đình, nhưng anh ta muốn có tang lễ to hơn, nhưng nước Ý đang cấm tụ tập đông người. Có thể anh này đang là diễn viên phụ, anh ta muốn gây chú ý vì mục đích cá nhân. Anh ta đã lập một fanpage về cái chết của chị gái mình. Có ai có người thân mất mà hành xử như vậy không?
Xin cảm ơn chị.
Theo danviet.vn
Các nhà xác tại Italia quá tải vì nạn nhân Covid-19 không ngừng tăng Khi các nhà xác bị quá tải và những chiếc quan tài chồng chất, người thân của các bệnh nhân mất vì Covid-19 đau buồn thốt lên trong khi bị cách ly: "Đây là tình cảnh cay đắng nhất". Các nhân viên vận chuyển quan tài của bệnh nhân chết vì Covid-19 tại một nghĩa địa ở Bergamo, Italia (Ảnh: AP) Với số...