Itaewon – ‘khu du lịch đặc biệt đầu tiên’ ở thủ đô Seoul
Khu phố Itaewon (thuộc quận Yongsan, trung tâm Seoul) từ lâu đã được mệnh danh là một ‘khu phố Tây’ ở ‘xứ Kim chi’, nơi mọi người có thể trải nghiệm và tận hưởng nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Khu phố Itaewon (thuộc quận Yongsan, trung tâm Seoul). Ảnh: Yonhap
Đến với Itaewon, du khách quốc tế và người nước ngoài có thể cảm thấy “như ở nhà”, trong khi nhiều người Hàn Quốc tìm kiếm cảm giác như đang ở nước ngoài. Khu phố Itaewon được Chính phủ Hàn Quốc chỉ định là “ khu du lịch đặc biệt đầu tiên” ở thủ đô Seoul vào năm 1997. Đây là một địa điểm có hơn 20.000 người nước ngoài sinh sống và được đông đảo du khách quốc tế công nhận.
Cái tên “khu phố Tây” Itaewon bắt đầu được biết đến nhiều trên thế giới vào những năm 1980, khi Hàn Quốc đăng cai Thế vận hội châu Á Seoul 1986 và Thế vận hội Olympic Seoul 1988 cũng như nhiều hội nghị quốc tế. Kể từ đó, Itaewon đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng và cũng là một điểm đến cho cả mua sắm và giải trí. Với khoảng 2.000 cửa hàng và cửa hiệu trải dài trên mọi con phố, du khách có thể trải nghiệm bầu không khí đa văn hóa tại đây. Cũng nổi tiếng trong quận Yongsan là Phố Đồ cổ, nơi có hơn 100 cửa hàng bán đồ nội thất và đồ cổ trải dài từ khách sạn Hamilton đến đường Bogwang.
Kể từ cuối những năm 1990, sự gia tăng số lượng du khách từ Đông Nam Á và Trung Đông đã biến các đường phố vốn chịu ảnh hưởng từ quân đội Mỹ trở nên đa dạng về văn hóa. Nhiều buổi biểu diễn và sự kiện khác nhau được tổ chức. Đặc biệt, Lễ hội Làng Toàn cầu Itaewon được tổ chức thường niên vào tháng 10 là một lễ hội nổi tiếng. Du khách có thể thanh toán bằng ngoại tệ như USD, yen hoặc các loại tiền khác một cách tự do. Ngoài ra, du khách có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung với người bán hàng.
Ở Hàn Quốc, Itaewon cũng là nơi các yếu tố văn hóa quốc tế được giới thiệu và quảng bá nên không có gì ngạc nhiên khi trong những năm qua khu phố này đã trở nên nổi tiếng với lễ hội hóa trang Halloween. Rất lâu trước khi hầu hết người Hàn Quốc quen thuộc với ngày lễ phương Tây này, Itaewon đã là nơi cộng đồng người nước ngoài có thể cùng nhau tận hưởng một lễ hội Halloween như ở nhà và giới thiệu với những người hàng xóm Hàn Quốc của họ.
Đối với người Hàn Quốc, cho đến cuối những năm 1980, Itaewon là nơi họ có thể thưởng thức đồ ăn Mỹ và nghe nhạc jazz hoặc mua đồ nội thất theo phong cách phương Tây. Đến với Itaewon, du khách có thể thưởng thức các món ăn chính thống và trải nghiệm văn hóa từ khắp nơi trên thế giới trên Phố Ẩm thực Thế giới, nơi có 40 nhà hàng do người nước ngoài điều hành.
Video đang HOT
Khu phố này thậm chí còn trở nên quốc tế hơn với dòng người lao động nước ngoài. Vào năm 1994, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu triển khai hệ thống tiếp nhận thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài từ 14 quốc gia và Itaewon là một nơi thuận tiện cho nhiều người lao động nước ngoài đến định cư./.
Những hình ảnh đằng sau sự hào nhoáng và hoa lệ của 'khu phố nhà giàu' Gangnam
Bên cạnh Gangnam hoa lệ, hào nhoáng lại là khu dân cư ổ chuột nghèo bậc nhất Seoul.
Gangnam từ lâu đã được gắn với danh xưng "khu nhà giàu" của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đây là tên của quận lớn thứ ba thành phố, có hơn 560.000 dân và tập trung nhiều tòa nhà chọc trời cao cấp, khu biệt thự hạng sang lúc nào cũng nhộn nhịp.
Năm 2016, hit toàn cầu "Gangnam Style" của PSY càng khiến cái tên Gangnam càng trở nên phổ biến và thậm chí trở thành điểm thu hút du khách quốc tế khi tới Hàn Quốc. Nội dung của bài hát cũng nhằm chế giễu, phản ánh lối sống xa hoa, phô trương của một bộ phận giới siêu giàu Hàn Quốc, với biểu tượng là Gangnam.
Gangnam chính là "Beverly Hills của Hàn Quốc", biểu tượng cho sự thịnh vượng của xứ sở kim chi.
Theo quan niệm chung của mọi người, chỉ có giới thượng lưu, dân nhà giàu mới sống ở Gangnam. Thế nhưng ở đằng xa, khuất sau các trung tâm thương mại, những khối văn phòng sáng bóng, nơi những giao dịch hàng triệu đô la được thực hiện mỗi ngày lại có một khung cảnh buồn chẳng mấy ai biết đến. Đó là khu ổ chuột xập xệ, nơi sinh sống của những người không một xu dính túi ngay giữa một vùng giàu có.
Đằng sau vẻ hoa lệ là khu ổ chuột của người nghèo.
Theo chính quyền thống kê, có khoảng 2.000 người hiện vẫn đang bị nhồi nhét trong khu ổ chuột quá đông đúc ở Gangnam. Khu dân biệt lập này trông cũng giống nhiều khu dân cư nghèo khác trên thế giới, tồi tàn với một biển túp lều xiêu vẹo và mái tôn mục, nơi một số gia đình buộc phải dùng chung một nhà vệ sinh.
Gangnam - quận giàu nhất cũng lại là nơi còn sót lại thị trấn tồi tàn cuối cùng của Seoul. Nó vốn là một khu giam giữ bất hợp pháp được thành lập sau vụ trục xuất các khu dân cư nghèo trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Seoul 1988.
Những người vừa trở thành người vô gia cư bởi các dự án đổi mới đô thị chạy trốn đến đây và đành phải dựng nhà tạm, sống trên mảnh đất tư nhân ở khu vực Gangnam khi đó còn kém phát triển.
Sau đó, họ không hề ngờ rằng một ngày nào đó hàng xóm của mình sẽ trở thành khu vực phát triển, giàu có nhất đất nước. Vô tình, đây là nơi mà sự tương phản giữa người giàu và người nghèo được minh họa rõ ràng nhất.
Trong khi hàng xóm là những người giàu nhất Hàn Quốc, người dân nơi này vẫn đang chật vật hằng ngày để kiếm sống
Bên trong căn nhà của cô Yoo Ae-soon - một người phụ nữ phải chuyển đến đây định cư năm 1996 sau khi phá sản.
Những con đường đất ngập rác và xe cộ, máy móc hỏng hóc được người dân đem bán kiếm thêm thu nhập.
Trải nghiệm tại khu du lịch sinh thái và xem cá heo ở Campuchia Trải nghiệm tại khu du lịch sinh thái Campuchia, đây là một hình thức đầy thú vị, du khách được xem những chú cá heo biểu diễn rất đẹp mắt, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan trải nghiệm. Khu du lịch sinh thái du khách sẽ được xem những chú cá heo trông rất ngộ nghĩnh, cá...