Ít nói và sống thu mình, em thấy bị bỏ rơi
Ba mẹ em cứ thở ngắn than dài về em, sợ sau này em trở thành một đứa vô dụng. Thậm chí ba mẹ em còn coi rằng việc em sinh ra như thế để trả nợ cho gia nghiệp của nhà em.
ảnh minh họa
Em năm nay 17 tuổi, được sinh ra trong một gia đình đầm ấm, có ba, có mẹ bao bọc, quan tâm, có chị em yêu thương nhau. Gia đình em cũng khá giả nên những nhu cầu vật chất không ảnh hưởng đến em.
Có lẽ ai cũng nghĩ rằng mọi việc như vậy là đáng mơ ước rồi. Nhưng trong 3 chị em, em là người trầm nhất. Em có ít bạn bè, cũng không hoạt bát, sôi nổi, vui vẻ như chị em của mình.
Hai anh và chị của em năng nổ, hay nói và khéo léo bao nhiêu thì em lại ngược lại. Mọi người có rất nhiều bạn bè để nói chuyện, cảm giác đó thực sự em rất muốn, em luôn muốn được có nhiều bạn bè, em muốn được mọi người quan tâm mình.
Video đang HOT
Nhưng vì quá ít nói, ngay cả trong nhà hầu như em cũng không nói chuyện với bất cứ ai nên em cảm giác dần dần mọi người trong gia đình em hầu như không còn coi trọng vai trò của em nữa. Ba mẹ em cứ thở ngắn than dài về em, sợ sau này em trở thành một đứa vô dụng, thậm chí ba mẹ em còn coi rằng việc em sinh ra như thế để trả nợ cho gia nghiệp của nhà em.
Em cảm thấy buồn vô cùng. Em luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, nhiều khi nhìn mọi người xunh quanh bạn bè nay nọ, chỉ có mỗi mình với mình, lạc lõng, bơ vơ, họ không để ý tới mình nữa mặc dù có ai biết lúc đó em khao khát được có 1 người bên cạnh mình nhường nào….
Chính vì điều đó, càng ngày em càng ít nói, sợ bị tổn thương, có lúc tưởng như bị trầm cảm… thực sự em buồn lắm.
Cách đây hai tuần, em tình cờ nghe thấy mẹ nói chuyện với anh trai và chị gái em: “Con H. (tên em) tính nó đã dở như thế rồi, chắc sau này nó cũng không làm được trò trống gì đâu, ba mẹ sau này chuyển giao hết tài sản của nó cho các con, rồi các con trông nom em lúc ba mẹ không còn nữa, chứ để nó sống một mình, nó sống ra sao được”.
Em nghe câu đó mà em ngồi gục xuống khóc luôn, em không nghĩ rằng trong mắt mọi người mình lại trở nên vô dụng đến thế.
Em muốn bỏ nhà ra đi, nhưng em không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu nữa. Em mong các anh chị cho em lời khuyên.
Theo VNE
Vợ chồng xung khắc tuổi nhau chưa hẳn xấu
Trong buổi đàm đạo với Thiền sư Pháp Hạnh một vị du sĩ với nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng cũng như nhiều bài pháp hay về hạnh phúc, nhiều Phật tử trẻ hỏi sư rằng có tuổi hợp nhau để kết hôn không? Trai gái yêu nhau nhưng đi xem bói thì thầy bói nói là tuổi không hợp nếu lấy nhau sẽ tuyệt mệnh thì nên làm thế nào?
Thiền sư Pháp Hạnh cho rằng, tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển ... Nhưng thực tế ngũ hành tương khắc cũng tốt, thậm chí còn tốt hơn ngũ hành tương sinh.
"Vì ngũ hành tương khắc là khắc chế nhau, giữ cho mọi thứ ở thế quân bình, không quá vượng. Nếu mình có thói hư tật xấu mà không có ai khắc chế, ngăn cản lại thì mình sẽ đi đến đâu. Nếu chồng có thói quen ăn trộm mà vợ còn ủng hộ, khen ngợi, thì người chồng sẽ phạm tội nhiều đến chừng nào? - Vị thiền sư dí dỏm.
Như vậy, thuận hay khắc đều tốt cả. Quan trọng là khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà cần xem hai điều. Đó là hai người đã sẵn sàng cho việc lập gia đình, cho việc có vợ, có chồng, và có con hay chưa? Hai người có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa?
Cũng theo Thiền sư Pháp Hạnh, tương tự, tuyệt mệnh thì... cũng không sao. Nếu hai vợ chồng mà ý thức mình không sống lâu cùng nhau được thì mỗi giây phút đều cố gắng sống tốt, yêu thương nhau còn hạnh phúc hơn các cặp vợ chồng khác không biết quý trọng cuộc sống bên nhau khiến cho cả cuộc đời lúc nào cũng căng thẳng. Tuyệt mệnh như thế là đoạn tuyệt tham, đoạn tuyệt sân, đoạn tuyệt si.
Theo các thiền sư, thực tế các quan điểm về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người.
Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).
Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ thôi (bởi vì đối với mình thì ngày giờ nào cũng thế). Đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.
Theo VNE
Người... cũ! Mới đám cưới hơn hai năm, mà bà Trương Thị Cẩm Nương, một kế toán, cảm thấy hai vợ chồng đã sống với nhau...mấy chục năm. Nghe một người bạn thân khoe cái vali mua 10 năm, xài nhiều lần chưa cũ, bà ngậm ngùi nhớ đến lão chồng, sao cũ nhanh thế không biết. Sáng, ông chồng thức dậy, uể oải, mắt...