Ít nhất 9 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng tên lửa vào Zaporizhzhya
Ngày 11/12, ít nhất 9 người thiệt mạng và 22 người bị thương trong vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào thành phố Zaporizhzhya, miền Nam Ukraine.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) ở Enerhodar, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trên Telegram, Thống đốc tỉnh Zaporizhzhya, ông Ivan Fedorov, cho biết vụ tấn công đã phá hủy 20 ngôi nhà, 1 phòng khám tư nhân và 2 cơ sở giáo dục ở trung tâm thành phố.
Các đội cứu hộ đã được triển khai tới hiện trường. Một số người được cho là đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm, cứu hộ.
Trước đó 1 ngày, xe chở nhân viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đang tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya (ZNPP) để luân chuyển nhân sự cũng đã bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái. Hai nhân viên IAEA gồm một tài xế và một nhân viên an ninh đã thoát ra ngoài kịp thời, nhưng phần sau của chiếc xe đã bị phá hủy hoàn toàn.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh vụ việc ảnh hưởng đến các nguyên tắc an toàn hạt nhân và có thể gây ra thiệt hại về người. Trong khi đó, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi lên án mạnh mẽ vụ tấn công là “không thể chấp nhận được” và nhắc lại lời kêu gọi kiềm chế tối đa.
Tên lửa Iran ở Nga sẽ có ý nghĩa thế nào với cuộc chiến tại Ukraine?
Các tên lửa có tầm bắn 120 km của Iran khó có thể gây ra thách thức lớn cho Kiev - nhưng hầu hết các thành phố ở miền Nam Ukraine sẽ gặp rủi ro.
Tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của quân đội Iran tại tỉnh Isfahan, ngày 28/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Kiev Post của Ukraine, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine kéo dài, sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài đang khiến cho cuộc chiến này ngày càng trở nên phức tạp. Một trong những diễn biến mới nhất là việc Iran bị cáo buộc cung cấp tên lửa tầm ngắn Fath-360 cho Nga, gây ra những lo ngại về tác động của loại vũ khí này đối với chiến sự ở Ukraine.
Mặc dù tầm bắn của tên lửa này chỉ đạt 120 km, tức là ngắn hơn nhiều so với tên lửa Iskander của Nga, nhưng vẫn có thể gây ra những thách thức đáng kể cho các thành phố và khu vực phía Nam của Ukraine.
Khả năng của Fath-360
Fath-360 là tên lửa đất đối đất với tầm bắn tối đa 120 km và có khả năng mang đầu đạn nặng tới 150 kg. Mặc dù so với các tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Nga như Iskander, tầm bắn của Fath-360 ngắn hơn nhiều, nhưng nó vẫn có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng nếu được sử dụng trong các cuộc tấn công chính xác. Theo Al Jazeera, độ chính xác của Fath-360 là trong phạm vi 30 mét, làm cho nó trở thành một vũ khí có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Đây cũng là lý do khiến nó thường được so sánh với hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất, loại vũ khí đã được Ukraine sử dụng rất hiệu quả để chống lại các lực lượng Nga.
Theo hãng tin AFP, EU ngày 9/9 cho biết các đồng minh của họ đã chia sẻ thông tin tình báo rằng Iran đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga và cảnh báo sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Tehran nếu việc giao hàng được xác nhận.
Một nguồn tin từ tờ Sky News tiết lộ rằng Iran đã gửi khoảng 220 tên lửa Fath-360 cho Nga, và những tên lửa này đã khởi hành từ cảng Amirabad vào cuối tháng 8 vừa qua. Theo dự đoán của các chuyên gia, Nga có thể sẽ sử dụng loại tên lửa này trong các cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu gần tiền tuyến, nơi chúng có thể phát huy tối đa hiệu quả.
Những mục tiêu tiềm năng tại Ukraine
Với tầm bắn chỉ khoảng 120 km, tên lửa Fath-360 của Iran sẽ không thể vươn tới thủ đô Kiev hoặc các khu vực phía Tây của Ukraine nếu được phóng từ bên trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, nhiều thành phố lớn và các mục tiêu quan trọng ở miền Nam và Đông Ukraine vẫn nằm trong tầm bắn. Đặc biệt, các thành phố như Kharkov và Sumy, cách biên giới với Nga khoảng 30 km, có nguy cơ bị tấn công nếu Nga triển khai tên lửa trên từ lãnh thổ của mình.
Ngoài ra, nếu tên lửa được phóng từ các khu vực đang do Nga kiểm soát ở miền Nam Ukraine, các thành phố lớn như Kherson, Zaporizhzhia, Mykolaiv, Kryvi Rih, và thậm chí cả phần phía Nam của Dnipro cũng có thể trở thành mục tiêu. Điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn cho cơ sở hạ tầng quan trọng và dân cư ở những khu vực này.
Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố của Ukraine, đặc biệt là các khu vực miền Nam. Các cuộc không kích đã làm gián đoạn nguồn cung cấp nước và điện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Nếu tên lửa Fath-360 được sử dụng trong những cuộc tấn công tương tự, tình hình ở miền Nam Ukraine sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi các cây cầu và cơ sở hạ tầng giao thông khác bị hủy hoại.
Theo các phân tích của Mỹ và giới chuyên gia quốc phòng, mục tiêu của Nga khi sử dụng tên lửa Fath-360 từ Iran là tập trung vào các mục tiêu gần tiền tuyến. Điều này sẽ giúp Moskva tiết kiệm các loại tên lửa tầm xa hơn cho những cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine.
Về phần mình, Iran đã phủ nhận các báo cáo rằng họ cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga, nói rằng Tehran không cung cấp hỗ trợ quân sự cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột ở Ukraine. "Cách tiếp cận cơ bản và đã tuyên bố của Iran liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine vẫn nhất quán và không thay đổi", hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA đưa tin, trích dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này Nasser Kanaani.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, gọi những tuyên bố về chuyển giao vũ khí như vậy là vô căn cứ. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết thêm Moskva hợp tác với nhiều quốc gia theo đuổi lợi ích chung và các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga có mọi thứ mà họ cần để tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ba Lan muốn tham gia lá chắn phòng không châu Âu sau vụ Iran tấn công Israel Thủ tướng Ba Lan cho biết, nước này có kế hoạch tham gia việc phát triển một hệ thống phòng không chung của châu Âu sau khi Iran tấn công Israel hôm 14/4. Thủ tướng Đức Olaf Scholz lần đầu tiên đề cập đến Sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu trong bài phát biểu tại Praha vào tháng 8/2022. Kể từ...