Ít nhất 5 người tử vong, 4 người mất tích do bão Boris ở Trung và Đông Âu
Nhà chức trách các nước ở Trung và Đông Âu ngày 15/9 thông báo ít nhất 5 người đã thiệt mạng ở Ba Lan và Romania khi cơn bão Boris quần thảo khu vực này với những trận mưa như trút nước và lũ lụt.
Nước sông Biala Ladecka dâng cao do mưa lớn, tràn vào thị trấn Ladek-Zdroj, miền Tây Nam Ba Lan ngày 14/9/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Kể từ ngày 12/9, gió lớn và mưa lũ bất thường tấn công nhiều vùng của Áo, Cộng hòa Séc, Hungary, Romania và Slovakia. Cơn bão đã khiến 4 người ở Romania thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán trên khắp lục địa.
Phát biểu với báo giới vào sáng 15/9, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk xác nhận trường hợp tử vong đầu tiên do đuối nước tại khu vực Klodzko giáp giới với Cộng hòa Séc.
Thủ tướng Tusk đang thị sát khu vực Tây Nam đất nước, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt. Khoảng 1.600 người đã được sơ tán ở Klodzko. Chính phủ Ba Lan đã huy động quân đội để hỗ trợ lính cứu hỏa tại địa phương.
Video đang HOT
Hôm 14/9, Ba Lan đã đóng cửa khẩu biên giới Golkowice với Cộng hòa Séc sau khi một con sông tràn bờ, đồng thời phong tỏa một số tuyến đường và tạm dừng các chuyến tàu nối 2 thành phố Prudnik và Nysa.
Tại Cộng hòa Séc, cảnh sát cho biết lực lượng chức năng đang tìm kiếm 4 người mất tích, bao gồm 3 người bên trong chiếc ô tô bị cuốn xuống sông ở thành phố Lipova-Lazne, Đông Bắc nước này, và một người đàn ông khác bị lũ cuốn trôi ở khu vực Đông Nam. Trong khi đó, một con đập ở miền Nam Cộng hòa Séc đã bị vỡ, gây ngập lụt các thị trấn và làng mạc ở hạ lưu.
Trước đó, ngày 14/9, giới chức Romania cho biết đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và 5.000 ngôi nhà bị hư hại trong trận lụt ở Đông Nam nước này. Cơ quan cứu hộ sở tại đã công bố một đoạn video cho thấy những ngôi nhà bị ngập lụt ở một ngôi làng bên sông Danube. Hàng trăm người đã được giải cứu ở 19 vùng của Romania.
Tại Áo, một số khu vực ở vùng Đông Bắc đã được tuyên bố là khu vực thiên tai. Một số khu vực của bang Tyrol chứng kiến lượng tuyết rơi dày tới 1m – một hiện tượng bất thường vào giữa tháng 9, sau khi nhiệt độ lên tới 30 độ C vào tuần trước. Các dịch vụ đường sắt đã bị đình chỉ ở khu vực miền Đông nước này vào sáng sớm 15/9, trong khi một số tuyến tàu điện ngầm cũng bị đóng cửa tại thủ đô Vienna, nơi sông Wien đang có nguy cơ tràn bờ.
Nước láng giềng Slovakia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Bratislava.
Dự báo mưa lớn sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là ngày 16/9 tại Cộng hòa Séc và Ba Lan.
Lầu Năm Góc chỉ thị nghiên cứu khả năng tấn công hạt nhân ở Đông Âu
Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ thị tiến hành một cuộc nghiên cứu nhằm mô phỏng tác động của xung đột hạt nhân đối với nền nông nghiệp toàn cầu.
Theo thông báo mời thầu được đăng tải trên nền tảng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược của chính phủ, nghiên cứu sẽ tập trung vào các khu vực "ngoài Đông Âu và Tây Nga", nơi dường như là tâm điểm của việc triển khai vũ khí hạt nhân giả định trong mô phỏng.
Dự án này sẽ do Quân đoàn Công binh Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kỹ sư (ERDC) dẫn đầu.
Theo thông báo được đăng vào đầu tuần này, ERDC đã chọn Terra Analytics, công ty có trụ sở tại Colorado chuyên về phân tích và hình ảnh hóa dữ liệu nâng cao, làm nhà thầu. Tuy nhiên, thông báo nêu rõ rằng các nhà thầu tiềm năng khác cũng được mời chia sẻ đề xuất, nếu họ có thể cung cấp các dịch vụ tương tự.
Thông báo liệt kê các yêu cầu mà nhà thầu phải đáp ứng - chẳng hạn cung cấp nhân sự, thiết bị, cơ sở vật chất, giám sát và các hạng mục khác cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Ngoài ra, nhà thầu sẽ cần kết hợp lập bản đồ trên không vào mô phỏng và mô hình hóa một kịch bản, trong đó "sự kiện hạt nhân không phá hủy" sẽ diễn ra. Chi phí của hợp đồng đã được ấn định ở mức 34 triệu USD.
Không rõ Lầu Năm Góc dự định sử dụng nghiên cứu này thế nào. Tuy nhiên, chỉ thị này được đưa ra vào thời điểm các cuộc thảo luận về cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng gia tăng do xung đột ở Ukraine và bất đồng ngày càng lớngiữa NATO và Nga.
Nhiều chuyên gia cảnh báo cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và liên minh do Mỹ dẫn đầu có thể dẫn đến một thảm họa hạt nhân. Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Washington và Moskva kiểm soát kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với khoảng 5.000 và 5.500 đầu đạn.
Tháng trước, tờ New York Times đưa tin chính quyền Mỹ đã phê duyệt phiên bản mới của chiến lược hạt nhân. Theo tờ báo này, tài liệu đã chỉ thị các lực lượng Mỹ chuẩn bị cho các cuộc đối đầu hạt nhân có thể xảy ra với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.
Về phần mình, Nga liên tục cảnh báo rằng việc phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine có thể làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện tại, biến nó thành một cuộc chiến tranh thế giới. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Nga đã cân nhắc việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này để chuẩn bị cho các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Tuy nhiên, Moskva luôn nhấn mạnh không bao giờ được phép tiến hành chiến tranh hạt nhân, bác bỏ những cáo buộc của phương Tây.
Phát động cuộc thi sáng tác 'Việt Nam trong tôi!' tại Hungary Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, nhân dịp khai giảng năm học mới và hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - ngày 8/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã tham dự Lễ Phát động cuộc thi sáng tác "Việt Nam trong tôi!" và Khai giảng năm học 2024-2025...