Ít nhất 20 vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang được phát triển
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các nhà khoa học trên toàn cầu phát triển ít nhất 20 loại vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).
Bà Maria Van Kerkhove, một quan chức WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3 rằng một số loại vắc-xin đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng với thời gian kỷ lục chỉ với 60 ngày sau khi giải trình tự bộ gien.
“Sự tăng tốc của quá trình này thực sự rất ấn tượng trên phương diện những gì chúng ta có thể làm, chúng được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu đối với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) và nay được sử dụng với Covid-19″.
Tuy nhiên, các quan chức WHO cảnh báo vẫn còn một thời gian rất dài nữa trước khi các loại vắc-xin này có thể đưa vào sử dụng rộng rãi.
Bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu các chương trình khẩn cấp của WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học hàng đầu cho biết các thử nghiệm lâm sàng và tiến trình cấp phép an toàn cho sử dụng trên thị trường một loại vắc-xin khả dụng có thể mất đến 18 tháng.
Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng các thử nghiệm là rất cần thiết khi cho rằng một vắc-xin kém còn nguy hiểm hơn một virus tồi tệ.
Ông Ryan nhấn mạnh: “Chúng ta phải rất, rất, rất cẩn thận trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào có thể sẽ tiêm cho gần như tất cả dân số thế giới”.
Đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với loại vắc-xin Covid-19 đã bắt đầu tuần này ở Mỹ và đó là tiến độ nhanh chưa từng có tiền lệ. Theo ông Ryan, tiến trình thử nghiệm vắc-xin trên cơ thể người sẽ không thể diễn ra sớm nếu Trung Quốc và một số quốc gia khác không chia sẻ trình tự gien của Covid-19 với phần còn lại của thế giới.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Moderna để điều chế một loại vắc-xin dựa trên trình tự gien của SARS-CoV-2.
Cuộc thử nghiệm bắt đầu diễn ra hôm 16-3 ở Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở TP Seattle, bang Washington – Mỹ. Trong giai đoạn đầu, thử nghiệm vắc-xin được tiến hành trên 45 người trong độ tuổi 18-55, theo thông tin trên trang web của NIH.
Cùng ngày, WHO nhận định thông tin Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh, không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày thứ 3 liên tiếp mang lại hy vọng cho phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
WHO cũng cho biết hiện tại họ sử dụng thuật ngữ “giữ khoảng cách vật lý”, thay vì “giữ khoảng cách xã hội” nhằm mô tả sự cần thiết phải duy trì khoảng cách nhất định giữa mọi người để tránh lây lan virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
WHO cho rằng sự thay đổi này nhằm nhấn mạnh dù mọi người có thể cần phải cô lập về thể chất nhưng họ không nhất thiết phải cô lập xã hội. Điều quan trọng là phải duy trì sức khỏe tinh thần tốt trong cuộc khủng hoảng.
Bà Kerkhove cho hay: “Chúng ta có thể giữ sự kết nối theo nhiều cách mà không cần ở cùng một không gian. Chúng tôi muốn mọi người vẫn duy trì sự kết nối với nhau”.
Xuân Mai
WHO: Các nước ngoài TQ không chia sẻ dữ liệu cốt lõi về dịch Covid-19
WHO hôm 18/2 cho biết các quy định về bảo mật dữ liệu đã cản trở việc cung cấp thông tin quan trọng về sự lây lan của virus corona (Covid-19) bên ngoài Trung Quốc đại lục.
"Chúng tôi liên tục yêu cầu (các cơ quan y tế của các nước) chia sẻ với chúng tôi dữ liệu cốt lõi mà chúng tôi cần. Và tôi có thể nói rằng điều này không hoàn toàn diễn ra suôn sẻ với tất cả quốc gia. Bởi vậy cho đến nay, chúng tôi phải hối thúc một số quốc gia chia sẻ thông tin", ông Michael Ryan, người phụ trách các chương trình sức khỏe khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết.
"Có nước nêu vấn đề về bảo mật dữ liệu, có nước đưa ra vấn đề bảo vệ công dân, nước thì nói rằng có vấn đề về chia sẻ dữ liệu cá nhân của bệnh nhân, nước thì nêu vấn đề về quá trình", ông Ryan nói với các phóng viên trong cuộc báo tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/2.
"Đây không phải vấn đề về thiếu minh bạch. Nó liên quan đến sự khó khăn và gấp gáp của việc thu thập dữ liệu và việc chia sẻ đó ra bên ngoài quốc gia".
Ngày 31/1, WHO đã tuyên bố dịch virus corona chủng mới là "trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu được quốc tế quan tâm", viết tắt là PHEIC, sau khi từ chối công bố lúc ban đầu.
Michael Ryan, người phụ trách các chương trình sức khỏe khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói trong cuộc họp báo tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/2. Ảnh: Bloomberg.
Đến sáng 19/2, thế giới ghi nhận hơn 75.000 ca nhiễm Covid-19. Hơn 2.000 người đã tử vong. Có hơn 1.000 trường hợp nhiễm bên ngoài Trung Quốc đại lục, trong đó, 610 ca ở Nhật Bản, 81 ca ở Singapore và 62 ca ở Hong Kong.
"Chúng tôi hoàn toàn thừa nhận rằng tất cả quốc gia có ca nhiễm đều đang trong tình hình cực kỳ khó khăn", ông Ryan nói thêm.
Giống như các quan chức khác của WHO, ông Ryan cũng lên tiếng ca ngợi các biện pháp mà Bắc Kinh đã thực hiện để kiểm soát dịch bệnh bên trong biên giới của mình. Cụ thể, ông bảo vệ các biện pháp phong tỏa trong nước mà Trung Quốc đã thực hiện để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm bùng phát dịch Covid-19 chết người, hôm 15/2 tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế đi lại mới đối với tất cả người dân.
Theo đó, tất cả doanh nghiệp, tiểu thương phải đóng cửa và 58 triệu dân của tỉnh Hồ Bắc sẽ không được phép rời khỏi nơi cư trú.
Thượng Hải hóa 'thành phố ma' vì dịch virus corona
Du khách người Australia bị mắc kẹt ở Thượng Hải vì dịch corona bùng phát. Người này cho biết hầu như không có ai ra ngoài để tránh dịch bệnh lây lan.
Theo news.zing.vn
WHO bảo vệ Trung Quốc trước những chỉ trích về xử lý dịch bệnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ quan điểm bảo vệ Trung Quốc sau khi Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch về dịch bệnh COVID-19. Theo hãng tin AFP, sau ý kiến chỉ trích của ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, ông Michael Ryan, quan...