Ít nhất 11 ứng dụng iOS và Android phổ biến đang bí mật đánh cắp dữ liệu riêng tư của bạn gửi cho Facebook
Những bê bối liên quan đến dữ liệu người dùng của Facebook vẫn chưa qua đi khi mới đây chuyên trang Wall Street Journal một lần nữa phát hiện thấy, có nhiều ứng dụng bên thứ ba đang âm thầm gửi dữ liệu về Facebook.
Theo một tiết lộ mới nhất từ chuyên trang Wall Street Journal, có ít nhất 11 ứng dụng iOS và Android phổ biến đang bí mật gửi dữ liệu người dùng cá nhân tới Facebook, bất kể họ có kết nối tài khoản Facebook tới ứng dụng đó hay không.
Một số ứng dụng thu thập dữ liệu riêng tư cá nhân của người dùng, bao gồm dữ liệu sức khỏe khá nhạy cảm. Mặc dù hầu hết ứng dụng này đều là iOS nhưng cũng có một vài ứng dụng là Android.
Người dùng gần như không biết về việc các ứng dụng này đang ngầm chia sẻ dữ liệu với Facebook. Do các ứng dụng không gửi thông báo nên người dùng gần như không biết làm cách nào để ngăn chặn điều này.
Để đảm bảo bí mật, trang WSJ chỉ công khai 4 trong số hơn 11 ứng dụng đang bí mật khai thác dữ liệu người dùng, đó là Instant Heart Rate: HR Monitor, Flo Health Inc.’s Flo Period & Ovulation Tracker, Realtor.com Real-estate App và Breethe: Sleep & Meditation.
Đây hầu hết là các ứng dụng theo dõi, chăm sóc sức khỏe và bất động sản phổ biến đã có hàng triệu lượt tải về.
Trong thử nghiệm của WSJ, Instant Heart Rate: HR Monitor, một trong những ứng dụng đo nhịp tim phổ biến nhất trên iOS đã gửi dữ liệu nhịp tim của người dùng trực tiếp tới Facebook sau khi điện thoại ghi lại.
Ngoài ra, WSJ cũng xác nhận rằng, ứng dụng BetterMe: Weight Loss Workouts thậm chí còn chia sẻ dữ liệu từ cả hai phiên bản iOS và Android.
Ứng dụng Instant Heart Rate: HR Monitor, Flo Period & Ovulation Tracker và Realtor.com (từ trái qua phải) âm thầm gửi dữ liệu về Facebook
Trả lời cho các cáo buộc trên, Facebook khẳng định một số ứng dụng có đề cập đến đang gửi dữ liệu tới Facebook ngay cả khi mạng xã hội này không cần hoặc yêu cầu. Điều này vi phạm chính sách dữ liệu của Facebook.
Một lời giải thích dễ hiểu nhất cho vấn đề này là việc các ứng dụng trên sử dụng công cụ của Facebook để xác minh thông tin của người dùng. Trong trường hợp này, Facebook mặc dù nhận dữ liệu từ các ứng dụng bên thứ ba nhưng không hề sử dụng chúng. Ngoài ra dữ liệu gửi về Facebook hầu hết là ẩn danh.
Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp, Facebook hợp tác với các ứng dụng bên thứ ba để thu thập dữ liệu người dùng phục vụ cho việc cá nhân hóa quảng cáo, thay đổi nội dung trên Facebook hay nghiên cứu thị trường. Do đó không ngoại trừ khả năng cả Facebook lẫn các bên thứ ba đã có giao kèo từ trước.
Một số nhà phát triển ứng dụng liên quan đến vụ việc trên đã lên tiếng xác nhận cáo buộc của WSJ và hứa hẹn sẽ xóa các chính sách thu thập dữ liệu này. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít nhà phát triển chưa phản hồi gì.
Apple đã từng nói rằng, họ chỉ thu thập dữ liệu khi người dùng đồng ý. Mặc dù vậy trong câu chuyện trên có vẻ Apple và các nhà phát triển đã không thông báo tới người dùng.
Phía Google thậm chí còn từ chối bình luận về vụ việc và trích dẫn các chính sách mơ hồ của công ty về quản lý dữ liệu nhạy cảm.
Video đang HOT
Tham khảo WSJ
Lịch sử giao diện Android: Từ HTC Sense đến CyanogenOS, One UI,...
Hiện nay, Android là hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất trên thế giới.
Với tính chất sử dụng mã nguồn mở, Android được các hãng sản xuất tùy biến rất nhiều về giao diện để tạo dấu ấn riêng. Dưới đây là lịch sử hình thành các loại giao diện Android được trang Pocket-lint tổng hợp.
Bước khởi đầu
Hãy quay trở lại năm 2008, thời điểm iOS đã ra mắt được một năm, T-Mobile G1 (hay HTC Dream) ra mắt với tư cách chiếc smartphone Android đầu tiên trên thế giới. Android khi đó còn rất thô sơ và cũng thiếu một vài tinh chỉnh giống như hệ điều hành RIM trên điện thoại BlackBerry Bold vẫn còn rất hùng mạnh lúc bấy giờ.
HTC Sense
HTC được cho là có tầm ảnh hưởng lớn nhất với Android trong những ngày đầu. Sau mẫu G1, HTC ra mắt chiếc Hero vào năm 2009 với điểm nhấn quan trọng - HTC Sense. Giao diện dựa trên Android mới của HTC trở nên đặc trưng nhờ sử dụng nhiều các widget trên màn hình chính, nhiều trang chủ, kết hợp mạng xã hội và thời tiết.
Tuy nhiên, cùng với việc mang lại nhiều cải tiến cho người dùng, HTC Sense cũng được cho là nguyên nhân khiến điện thoại chạy chậm hơn. Vì vậy, đến năm 2011, HTC đã mở khóa bootloader để người dùng có thể tự mod ROM dễ dàng hơn.
Thời kỳ mod ROM
Như đã đề cập ở đầu bài viết, do đặc tính của Android là sử dụng mã nguồn mở, đông đảo người dùng và giới lập trình viên đã thỏa sức sáng tạo ra những bản ROM khác nhau dành cho Android. Trong đó, CyanogenMod là phiên bản được biết đến nhiều nhất, rất thích hợp cho người dùng muốn tăng hiệu suất thiết bị hoặc sử dụng các tính năng chưa được Google phát hành.
CyanogenOS - bản thương mại của CyanogenMod đã được cài đặt trên một số phiên bản của chiếc OnePlus One vào năm 2014 trước khi OnePlus ra mắt hệ điều hành Oxygen vào năm 2015. OPPO cũng từng cung cấp Cyanogen Mod như một giải pháp thay thế cho ColorOS trên OPPO N1.
ROM tùy chỉnh thường được xem là "vị cứu tinh" cho điện thoại đời cũ vì cộng đồng Android có thể thêm vào tính năng khi máy không còn được nhà sản xuất hỗ trợ về phần mềm. Dù đã biến mất vào năm 2016, nhiều bản mod của Cyanogen vẫn còn được sử dụng khá phổ biến trên thị trường.
Samsung TouchWiz
TouchWiz ra đời cùng với Galaxy S thế hệ đầu tiên vào năm 2010. Sau đó, nó dần được cải tiến thành Experience UX và gần đây nhất là One UI.
Song song với sự phát triển của Android, Samsung đã tự mình phát triển các hệ điều hành có tên Bada và Tizen nhằm giảm sự lệ thuộc vào hệ điều hành của Google.
Không những vậy, công ty Hàn Quốc còn trình làng công cụ trợ lý ảo Bixby như một giải pháp thay thế Google Assistant và tiếp tục sửa đổi toàn bộ Android trên mỗi thiết bị mà họ phát hành - dấu hiệu cho thấy rất rõ việc Samsung muốn cung cấp trải nghiệm phần mềm thay vì chỉ là nhà sản xuất phần cứng.
Theo Pocket-lint, Samsung đang là hãng có giao diện Android phù hợp và đầy đủ tính năng nhất, trong khi các đối thủ Trung Quốc đôi lúc gặp phải nhiều vấn đề về UX (user experience - trải nghiệm người dùng).
MIUI của Xiaomi
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2010, ngoài việc chạy trên điện thoại Xiaomi, ROM MIUI còn được tích hợp vào thiết bị của Samsung, Sony hay HTC.
Do mâu thuẫn giữa chính phủ Trung Quốc và Google hồi năm 2014, tất cả các dịch vụ Google đã bị cấm tại quốc gia đông dân nhất hành tinh khiến Xiaomi phải loại bỏ và thay thế bằng ứng dụng của chính họ đối với các sản phẩm dành cho thị trường nội địa.
Gần đây, Xiaomi gây bất ngờ với những chiếc smartphone chạy Android One (Android gốc) như Mi A2 hay Mi A2 Lite. Tuy nhiên, MIUI đã có hơn 300 triệu người dùng hoạt động theo thống kê vào năm 2017. Vì vậy, chắc chắn Xiaomi vẫn sẽ trung thành với giao diện mà họ đã phát triển trong gần 10 năm nay.
Huawei với Emotion UI
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012, Emotion UI được Richard Yu - Giám đốc điều hành Huawei tuyên bố có "hàng trăm cải tiến" so với Android gốc, mang lại thứ "cảm xúc" mà phần mềm của Google không có và kiên quyết từ chối ý tưởng về những thiết bị cung cấp trải nghiệm Android nguyên bản.
Emotion UI sau này trở thành EMUI được sử dụng trên những thiết bị Huawei và Honor ngày nay. Cũng giống như Samsung, Huawei muốn làm chủ trải nghiệm phần mềm. Tuy gần đây đã dần áp dụng các tính năng gần gũi hơn với Android gốc, họ vẫn sẽ kiên trì gắn bó với EMUI.
OxygenOS - Android ít tùy biến được đánh giá cao
OxygenOS trên điện thoại OnePlus là một trong những giao diện phù hợp hơn với sự phát triển của Android. Trong nhiều trường hợp, điện thoại OnePlus có lợi thế là được cập nhật nhanh chóng và hỗ trợ bởi một cộng đồng rộng lớn.
Đồng thời, OnePlus cũng thường làm tốt công việc giữ cho điện thoại cài đặt OxygenOS chạy nhanh, giúp OxygenOS được đánh giá cao trong số những giao diện tùy biến dành cho Android.
Motorola Motoblur
Motoblur ra mắt trên Moto Dext/Cliq vào năm 2009 đã cố gắng kết hợp nhiều thứ giống như mạng xã hội lại với nhau nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất về cuộc sống số cho người dùng. Không những vậy, Motorola còn muốn kết hợp dịch vụ Synergy của Palm và Universal Inbox của BlackBerry.
Thế nhưng, Motoblur không tồn tại được lâu khi Motorola chia tách các bộ phận trong công ty vào năm 2011. Sau đó, Motorola Mobility trở thành một phần của Google vào năm 2012 rồi chuyển sang thuộc Lenovo vào năm 2014.
Liệu tương lai sẽ thuộc về điện thoại thuần Android?
Giao diện tùy biến có những ưu và nhược điểm nhất định. Về mặt tích cực, nó tạo nên sự đa dạng cho thị trường và bản sắc riêng cho từng nhà sản xuất. Bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ trong trường hợp thay đổi thương hiệu.
Còn ở chiều hướng tiêu cực, giao diện tùy biến được "điểm mặt chỉ tên" như là nguyên nhân của độ trễ khi hoạt động, điện thoại bị cài nhiều phần mềm vô dụng không thể gỡ bỏ và người dùng phải chờ đợi rất lâu để nhận được bản Android mới nhất.
Kể từ năm ngoái, mọi chuyện đang có chiều hướng tốt hơn với sự xuất hiện của Android One - chương trình hợp tác giữa Google với các nhà sản xuất. Bây giờ, Android đã trở nên hiện đại hơn với nhiều tính năng hữu ích, các ứng dụng của Google cũng được tách ra và cập nhật thường xuyên bất kể phiên bản hệ điều hành lõi.
Điều này khiến chúng ta có cảm giác như giao diện tùy biến không thực sự bổ sung nhiều thứ ngoại trừ sự chậm trễ trong khâu cập nhật phần mềm. Kể từ khi trở lại dưới sự chèo lái của HMD Global, Nokia đã trung thành với Android One và cung cấp các bản cập nhật hệ điều hành nhanh hơn nhiều so với Samsung.
Nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu cho sự kết thúc của giao diện Android tùy biến? Có lẽ là không. Samsung và Huawei sử dụng giao diện riêng, và họ cũng đang là 2 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới.
Theo Thế Giới Di Động
Đây là 7 yếu tố cần lưu ý khi mua smartphone Android, bạn cần điều gì nhất? Khi mua smartphone Android, người dùng có rất nhiều sự lựa chọn đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, khiến họ cảm thấy bối rối. Theo cây viết Scott Brown trên trang Android Authority, đây là 7 yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc để dễ dàng tậu được chiếc điện thoại phù hợp. 1. Android gần nguyên bản, ít tùy...