Ít nhất 10 người thiệt mạng và trên 80 người mất tích do lũ quét tại Ấn Độ
Quân đội Ấn Độ ngày 4/10 thông báo đã có ít nhất 10 người chết và trên 80 người mất tích trong đó có 23 binh sĩ trong trận lũ quét ở bang Sikkim Đông Bắc nước này.
Nhiều ngôi nhà bị ngập trong nước lũ ở thung lũng Lachen, bang Sikkim, Ấn Độ, ngày 4/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của quân đội Ấn Độ cho biết mưa lớn đã bất ngờ xảy ra tại khu vực hồ Lhonak, khiến mực nước đập Chungthang ở thượng nguồn dâng cao, buộc cơ quan quản lý phải xả nước xuống hạ nguồn. Việc này đã gây ra lũ lụt và lũ quét ở khu vực hạ nguồn sông Teesta, gần biên giới của Ấn Độ với Nepal và Trung Quốc. Hiện lực lượng cứu hộ đang triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Lũ quét thường xảy ra trong mùa mưa, vốn kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 9 tại Ấn Độ. Thông thường đến tháng 10, những cơn mưa lớn không còn xuất hiện tại nước này. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và hậu quả nghiêm trọng của các trận mưa trong mùa mưa tại nước này.
Cùng với mưa lớn gây lũ lụt, các sông băng tan chảy cũng tạo ra một lượng nước lớn, trong khi việc xây dựng không theo quy hoạch tại các khu vực dễ xảy ra lũ làm cho mức độ thiệt hại do thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Các sông băng trên dãy Himalaya đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết do Trái Đất ấm lên, khiến các cộng đồng cư dân đối mặt với những thảm họa khó lường.
Tháng 6 vừa qua, Trung tâm Phát triển vùng núi quốc tế (ICIMOD) công bố báo cáo cho thấy từ năm 2011 đến năm 2020, tốc độ các sông băng biến mất nhanh hơn 65% so với thập kỷ trước đó.
Ít nhất 23 binh sĩ tại Ấn Độ mất tích do lũ quét
Ngày 4/10, quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 23 binh sĩ nước này đã mất tích sau khi mưa lớn gây ra đợt lũ quét tại thung lũng hẻo lánh ở bang Sikkim, Đông Bắc nước này.
Nhiều ngôi nhà bị ngập trong nước lũ ở thung lũng Lachen, bang Sikkim, Ấn Độ, ngày 4/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của quân đội Ấn Độ cho biết mưa lớn đã bất ngờ xảy ra tại hồ Lhonak tại Bắc Sikkim, khiến mực nước của đập Chungthang ở thượng nguồn dâng cao, buộc cơ quan quản lý phải xả nước xuống hạ nguồn. Điều này đã gây ra lũ lụt và lũ quét tại khu vực sông Teesta tại hạ nguồn. Ít nhất 23 quân nhân được thông báo bị mất tích trong khi nhiều phương tiện bị chôn vùi dưới lớp bùn đất. Hiện lực lượng cứu hộ đang triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Khu vực xảy ra lũ quét nằm gần biên giới của Ấn Độ với Nepal và Trung Quốc, trong khi hồ Lhonak ở dưới chân sông băng trên những đỉnh núi tuyết bao quanh Kangchenjunga, ngọn núi cao thứ ba thế giới.
Theo quân đội, nước xả ở thượng nguồn từ đập Chungthang cho thấy mực nước tại sông Teesta cao hơn 4,5 m so với mức bình thường.
Lũ quét thường xảy ra trong mùa mưa, vốn kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 9 tại tiểu lục địa Ấn Độ. Thông thường đến tháng 10, những cơn mưa lớn không còn xuất hiện tại Ấn Độ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các trận mưa trong mùa mưa tại nước này.
Cùng với mưa lớn gây lũ lụt, các sông băng tan chảy cũng xả ra một lượng nước lớn, trong khi việc xây dựng không theo quy hoạch tại các khu vực dễ xảy ra lũ làm cho mức độ thiệt hại do thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Các sông băng trên dãy Himalaya đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết do Trái Đất ấm lên, khiến các cộng đồng cư dân đối mặt với những thảm họa khó lường.
Tháng 6 vừa qua, Trung tâm Phát triển vùng núi quốc tế (ICIMOD) công bố báo cáo cho thấy từ năm 2011 đến năm 2020, tốc độ các sông băng biến mất nhanh hơn 65% so với thập kỷ trước đó. Dựa trên các xu hướng phát thải hiện tại, thể tích của các sông băng có thể sụt giảm tới 80% vào cuối thế kỷ này.
Thống đốc Ladakh: 'Nếu có đối thủ nào sánh được với Trung Quốc ở châu Á thì đó là Ấn Độ' Ngày 14/9, Thống đốc vùng lãnh thổ Ladakh của Ấn Độ, ông B D Mishra tuyên bố rằng quân đội Ấn Độ đang bảo vệ từng tấc đất ở biên giới với Trung Quốc và không một tấc đất nào bị nước láng giềng này chiếm trong những năm gần đây. Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ tuần tra tại khu vực...