“Ít khi người trong cuộc lại tự nhận khuyết điểm về mình”
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu quan điểm như vậy khi nói về kết quả khảo sát việc thực hiện những quy định cấm đối với người có chức vụ, quyền hạn vừa được công bố.
Hôm 29/7, Viện Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) công bố kết quả về việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng.
Theo đó, có 1.600 cán bộ và người dân tại 5 tỉnh thành và 16 bộ ngành tham gia vào cuộc khảo sát lần này.
Kết quả cho thấy, đa số cán bộ trong diện khảo cho biết, họ không vi phạm những quy định cấm đối với người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện công việc.
Kết quả khảo sát việc thực hiện những quy định cấm đối với người có chức vụ, quyền hạn (ảnh Vietnamnet).
Cụ thể, có tới 71,2% cán bộ được hỏi khẳng định, họ không nhận tiền hoặc quà biếu để giải quyết công việc có lợi cho người đưa tiền hoặc quà biếu.
Có tới 77,4% cán bộ khẳng định, họ không bố trí, đề bạt, tuyển dụng người không đủ điều kiện để vụ lợi.
Có 87,7% cán bộ nói không với việc lấy danh nghĩa mua sắm tài sản cho cơ quan nhưng thực chất phục vụ cho cá nhân…
Trong khi đó, có tới hơn 50% ý kiến người dân cho biết, họ phải dùng thêm tiền để được làm các thủ tục xây dựng nhà, mua bán nhà đất, cho con đi học.
Gần 1/2 người dân được hỏi trả lời rằng, họ phải thêm tiền để được quan tâm khi khám chữa bệnh tại bệnh viện công.
Video đang HOT
Đáng chú ý, có tới 54% ý kiến người dân phản ánh chuyện cán bộ nhận tiền, hoặc quà biếu để giải quyết công việc (Vietnamnet hôm 29/7).
Kết quả khảo sát từ phía người dân liên quan tới việc thực hiện những quy định cấm đối với người có chức vụ, quyền hạn cũng cho thấy, con số này gần trùng khớp với kết quả một số khảo nghiệm trước đó (chỉ số PAPI 2014).
Dưới góc nhìn chuyên gia trong lĩnh vực hành chính
“Độ tin cậy của khảo sát phụ thuộc vào việc phân nhóm đối tượng khảo sát thực hiện như thế nào? công cụ thu thập thông tin được soạn thảo ra sao? Việc xây dựng các chỉ báo? Những chỉ báo đó phản ánh điều gì? Quy trình thực hiện thu thập thông tin có đảm bảo khách quan không? Các khái niệm trong quá trình khảo sát có được làm rõ không? Có những trường hợp, người thực hiện khảo sát và người được khảo sát, không cùng một cách hiểu. Điều này dễ dẫn kết quả, chất lượng khảo sát không sát thực tế”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết.
công ở Việt Nam, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (hôm 1/8) nhận định:
“Căn cứ vào kết quả trên, có thể thấy, mọi kết quả khảo sát đối với cán bộ có chức vụ, quyền hạn đều rất “lạc quan”. Từ 70% đến 90% cho rằng họ không vi phạm các điều cấm khi thực hiện nhiệm vụ”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhận định.
Tại sao việc khảo sát các đối tượng (cán bộ, người dân) lại cho kết quả khác nhau như vậy?
Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh sự khác nhau giữa các kết quả khảo sát (người dân nói cán bộ nhận hối lộ nhiều, trong khi cán bộ nói ít) phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, khách quan.
“Thứ nhất, đối tượng khảo sát là cán bộ có chức vụ, quyền hạn. Do đó, ít khi “người trong cuộc” lại tự nhận khuyết điểm về mình khi được hỏi.
Thứ hai, công cụ thu thập thông tin (soạn thảo câu hỏi) được đặt ra khác nhau, có thể cho kết quả khác nhau.
Ví dụ đặt câu hỏi: “Theo đồng chí, người dân có hay sử dụng tiền, quà để “làm hỏng” cán bộ khi cần giải quyết công việc không? khi đó người trả lời (cán bộ) sẽ thoải mái để phản ánh sự thật”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh phân tích.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cũng nhấn mạnh chỉ số phản ánh hiện tượng “lo lót” khi giải quyết công việc (xin việc) còn cao, càng củng cố kết luận của khảo sát PAPI 2014.
“Hiện tượng sử dụng mối quan hệ quen, thân, lo lót, hối lộ trong xin việc hiện nay ở nước ta đã trở thành “tập quán”!, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cho biết.
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
Cần làm rõ khuất tất quản lý tại Cảng vụ Đường thủy nội địa 1
Trong tháng 6, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 (thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) đã vi phạm nghiêm trọng về nghiệp vụ để tàu Hoàng Tuấn 28 chở hơn 1.700 tấn gỗ dăm ngang nhiên lưu thông dù sai phạm nhiều quy định an toàn hàng hả
Tàu Hoàng Tuấn 28. (Ảnh: Minh Tâm/Vietnam )
Vụ "tàu Hoàng Tuấn 28" chưa xong, việc xử lý các cán bộ còn chưa thỏa đáng thì Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 tiếp tục bị lộ ra nhiều khuất tất với hàng chục vụ việc vi phạm đang cần sớm được làm rõ.
Xử lý chưa đúng mức vi phạm
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 đã vi phạm nghiêm trọng quy định trong vụ việc tàu Hoàng Tuấn 28. Trước những sai phạm trên, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 đã họp và đưa ra biện pháp kỷ luật đối với cá nhân lãnh đạo đơn vị trực thuộc là Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực bến Kiền.
Tuy nhiên theo dư luận cũng như đánh giá của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam việc kiểm điểm trên là "chưa sâu sắc, triệt để, chưa thật xác đáng với mức độ khuyết điểm vi phạm, chưa nhận thức đúng hậu quả vi phạm... biện pháp xử lý các cá nhân là chưa kịp thời."
Và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam yêu cầu Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 xem xét thực hiện lại việc kiểm điểm trên.
Cụ thể Cục Đường thủy nội địa Việt Nam yêu cầu xử lý điều chuyển ngay công tác đối với các cá nhân vi phạm và Trưởng đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng phải sang làm công việc khác, không bố trí giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các Đại diện cảng vụ thuộc đơn vị. Cùng với đó Ban giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trên cương vị lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị trước vụ việc vi phạm nêu trên.
Cần làm rõ dấu hiệu sai phạm
Sau khi loạt bài về tàu Hoàng Tuấn 28 được đăng tải, qua thông tin của bạn đọc cung cấp cho thấy Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 còn thêm nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng ở hàng chục vụ việc tương tự cần sớm được làm rõ.
Cụ thể vào thời điểm năm 2006, chỉ trong ba tháng Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 Cẩm Thạch (trực thuộc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1) đã để hàng trăm tàu rời cảng mà không cần phải xin phép theo đúng quy định.
Cụ thể, tại biên bản kiểm tra số 07/CVI - BKT (Biên bản 07) được lập vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 12/4/2006 có kết luận rõ: "từ tháng 1 đến tháng 3, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 Cẩm Thạch đã để 161 lượt tàu thiếu 83 giấy phép rời cảng; 2 tàu NDD0190, QN 3896 đã thu phí nhưng không ghi rõ."
Nhiều luồng ý kiến cho rằng, việc chỉ trong quãng thời gian ngắn là 3 tháng, không thể có tới hơn 161 tàu ra vào mà Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 1 Cẩm Thạch không biết. Trong khi đó, đây là khu vực và thời điểm cần kiểm soát chặt chẽ các phương tiện trên song bởi đây là địa bàn "nóng" xảy ra tình trạng buôn bán than lậu bằng các phương tiện đường thủy.
Để làm rõ hơn vấn đề, nhóm phóng viên đã mang tờ Biên bản 07 đến gặp những người có tên trong đoàn kiểm tra và người có chữ ký tại biên bản để làm xác minh tính chính xác của tờ biên bản.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang là Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ đường thủy khu vực 1 cho biết biên bản số 07 là biên bản thật và chữ ký của ông trong biên bản cũng là chữ ký thật.
Trước những vấn đề dư luận quan tâm, để làm sáng tỏ vụ việc, ngày 30/7, Cảng vụ đường thủy nội địa Việt Nam đã có quyết định số 786/QĐ-CĐTNĐ về việc thành lập đoàn công tác kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh về những vi phạm tại Cảng vụ đường thủy khu vực 1.
Liên tiếp những sai phạm trong thời gian quan tại Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 đang khiến dư luận đặt ra vấn đề liệu việc cố tình làm sai thủ tục đã xảy ra thành hệ thống. Và những sai phạm Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 Cẩm Thạch có là một trong những lỗi đã thành "thường nhật" ở đơn vị này hay không? Để sớm trả lời được những câu hỏi này, rất cần các cơ quan chức năng mà trực tiếp là Cảng vụ đường thủy nội địa Việt Nam sớm khách quan làm rõ./.
Theo Vietnam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên thông tin về vụ bắt cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định: "Khi phát hiện một người dù ở vị trí nào mà có hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải bị xử lý nghiêm". Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Nguyễn Văn Nên khẳng định như vậy khi đề cập tới vụ bắt ông Nguyễn Văn Sơn - cựu Chủ tịch...