Ít ai biết loại rau phổ biến khắp Việt Nam có tác dụng chữa bệnh như tiên dược
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, loại rau rất phổ biến trong bữa cơm hằng ngày được xem là một vị thuốc được dùng để trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Rau ngổ hay còn gọi ngò om là một loại rau rất quen thuộc với các bà nội trợ để thêm vào các món canh, lẩu nhằm giúp tăng mùi thơm cho món ăn.
Rau ngổ còn có thể dùng ăn sống kèm với một số món ăn khác như: bún, phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển để át bớt mùi tanh.
Rau ngổ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, loại rau này cũng được xem là một vị thuốc được dùng để trị nhiều loại bệnh khác nhau. Thành phần của rau ngổ bao gồm nước, vitamin và nhiều khoáng chất rất có lợi cho cơ thể như vitamin B, C…
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa…
1. Trị ho, sổ mũi
Ho, sổ mũi là các triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là khi thời tiết trở lạnh hay chuyển mùa.
Bài thuốc: Lấy 5 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày là bệnh sẽ bớt hẳn.
Video đang HOT
2. Trị sỏi thận
Lấy rau ngổ 50g tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống ngày 2 lần trong 5 – 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay.
3. Trị tê tay, tê chân
Nếu thường xuyên bị tê tay, tê chân hoặc các chi khớp, bạn có thể lấy ít rau ngổ, cho vào ấm nấu thành nước uống, sẽ đỡ hơn rất nhiều.
4. Trị rắn cắn
Bệnh nhân bị rắn cắn sau khi khử độc, lấy 15-20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, đem giã nát, thêm vào 20-30 ml rượu trắng, lọc lấy nước uống. Phần bã đừng vội bỏ đi, hãy đem đắp lên vết thương và dùng gạc băng lại. Cũng có thể lấy 20 – 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liều.
5. Trị bệnh gan nhiễm mỡ
Lấy 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần, sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước, uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.
6. Tốt cho người hay ngủ mơ
Lấy 50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10-15 ngày.
Bên cạnh đó, rau ngổ còn có thể trị được một số bệnh như: trị da nổi mụn, thô ráp; trị tiểu tiện khó; trị ban đỏ; trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu…
Lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, các bài thuốc trên chỉ là gợi ý. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Diệu Thu
Dân Việt
Hoa đào và những tác dụng bất ngờ ai cũng nên biết
Hoa đào đua nhau khoe sắc vào mùa xuân, là "đặc sản" của miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Không chỉ là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, hoa đào còn mang trong mình rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ mà ít người biết.
Hoa đào có vị đắng, tính bình và hoàn toàn lành tính. Các chất có trong hoa đào dễ dàng đi vào ba đường kinh Tâm, Can, Vị. Đây là một bài thuốc có công dụng lợi thuỷ, thông tiện, hoạt huyết và thường được sử dụng trong Đông y để chữa những căn bệnh như thuỷ thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt ...
Để sử dụng hoa đào, ta có thể phơi khô, tán nhuyễn thành bột, hoặc có thể dùng những bông hoa tươi, tuỳ vào từng mục đích. Dưới đây là những công dụng chữa bệnh từ hoa đào.
Trị đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.
Trị sỏi thận: hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.
Trị thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.
Trị bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.
Trị táo bón: bột hoa đào 30g bột mì 100g làm bánh ăn hoặc bột hoa đào 10g, chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.
Trị mặt bị phong lở ngứa: hoa đào, nhân hạt bí đao, lượng bằng nhau. Gộp 2 thứ tán bột hòa mật mía, bôi vào chỗ lở ngứa
Ngoài ra hoa đào còn có một số tác dụng làm đẹp như giảm cân, trị mụn, trị rám đen trên mặt và có công dụng trắng da. Với những công dụng tuyệt vời này, chắc hẳn ai cũng sẽ muốn sắm một cây đào về vừa trang trí nhà dịp Tết lại còn mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Theo Hoàng Lan
tổng hợp từ Sức khỏe đời sống
Khám phá
Bị gan nhiễm mỡ, nên ăn kiwi, cần tây và đu đủ Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại hợp chất có trong kiwi, cần tây và đu đủ, được gọi là pyrroloquinolin quinone (PQQ), đã ngăn cản sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không chứa cồn (NAFLD). Kiwi. SHUTTERSTOCK Đó là kết quả của thí nghiệm thực hiện ở những con chuột được cho ăn chất béo cao, theo...