ISW phản bác số liệu do Moscow công bố về diện tích Nga kiểm soát ở Ukraine
Các nhà phân tích tại ISW đã chỉ ra rằng Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov, đã phóng đại dữ liệu về các vùng lãnh thổ Ukraine do lực lượng Moscow kiểm soát trong năm nay.
Quân đội Nga đang đẩy mạnh tấn công ở Donetsk, quyết đánh bật lực lượng Ukraine (Ảnh minh họa: DW).
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết họ đã công bố dữ liệu riêng của mình về vấn đề này.
Báo cáo có đoạn: “Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov, đã phóng đại dữ liệu thống kê được cho là về các thành tựu lãnh thổ Nga mới giành được (trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine) vào năm 2024″.
Đại tướng Gerasimov cho biết hôm 18/12 rằng lực lượng Moscow đã giành được khoảng 4.500km2 vào năm 2024.
Tuy nhiên, ISW đã tìm thấy xác nhận rằng quân đội Nga chỉ kiểm soát được 3.306km2 mà thôi.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, những con số phóng đại của ông Gerasimov trái ngược với những tuyên bố chính xác hơn của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tại cuộc họp của hội đồng Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 16/12.
Ví dụ, Bộ trưởng Belousov tuyên bố rằng tốc độ tiến quân trung bình hàng ngày của quân đội Nga là khoảng 30km2.
Video đang HOT
Báo cáo viết: “ISW đã theo dõi dữ liệu định vị địa lý để ước tính rằng vào tháng 11, lực lượng Nga đang tiến quân với tốc độ khoảng 27,96km2 mỗi ngày”.
Ông Belousov cũng tuyên bố rằng lực lượng Nga đã kiểm soát được khoảng 99% khu vực Luhansk, 70% khu vực Donetsk, khoảng 74% khu vực Zaporizhia và khoảng 76% khu vực Kherson.
Báo cáo cho biết thêm: “Theo ước tính của ISW, quân đội Nga đã kiểm soát khoảng 99% khu vực Luhansk, 66% khu vực Donetsk và 73% ở mỗi khu vực Zaporizhia và Kherson”.
Bản đồ chiến sự Nga – Ukraine tại vùng Donetsk ngày 18/12. Trong đó, Moscow kiểm soát khu vực màu hồng, những vòng tròn thể hiện các mặt trận, kích thước càng lớn càng nóng bỏng. Các khu vực màu vàng là nơi họ mới giành được (Ảnh: ISW).
Những nhận định đáng chú ý trong báo cáo ngày 18/12 của ISW:
Thứ nhất, vào ngày 18/12, quân đội Ukraine được cho là đã tấn công một nhà máy hóa chất ở khu vực Rostov của Nga.
Thứ hai, các đồng minh châu Âu của Ukraine tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghiệp quốc phòng để hỗ trợ các nỗ lực quân sự của Kiev.
Thứ ba, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, đã phóng đại dữ liệu thống kê được cho là về những thành tựu của Nga trong việc giành được lãnh thổ ở Ukraine vào năm 2024.
Thứ tư, Cơ quan An ninh Liên bang Nga tuyên bố vào ngày 18/12 rằng chính quyền Nga đã bắt giữ nghi phạm đã đặt thiết bị nổ tự chế khiến Trung tướng Igor Kirillov, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Hạt nhân, Sinh học và Hóa học của Nga, cùng trợ lý của ông là Thiếu tá Ilya Polikarpov thiệt mạng tại Moscow hôm 17/12.
Thứ năm, gần đây, quân đội Nga đã có những bước tiến được xác nhận gần Kupyansk, Kremennaya và Pokrovsk.
Thứ sáu, Bộ Quốc phòng Nga ngày càng thúc đẩy những người lính nghĩa vụ ký hợp đồng nghĩa vụ quân sự để chiến đấu ở Ukraine, có thể là nhằm mục đích xây dựng thêm lực lượng tấn công và duy trì tốc độ các hoạt động tác chiến của Nga tại Ukraine.
Tòa án quốc tế bác vụ kiện nhằm vào Nga trong vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ
Các thẩm phán tại tòa án cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 31/1 cho rằng, Nga đã vi phạm các thành tố của hiệp ước chống khủng bố của LHQ, nhưng từ chối đưa ra phán quyết về các cáo buộc do Kiev đưa ra rằng, Moscow phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines ở miền Đông Ukraine vào năm 2014.
Tòa án ICJ bác bỏ các vụ kiện của Ukraine. Ảnh minh họa Getty Images.
Các thẩm phán tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng ra phán quyến rằng, Nga đã vi phạm hiệp ước chống phân biệt đối xử khi không hỗ trợ giáo dục tiếng Ukraine ở Crimea sau khi sáp nhập bán đảo này vào năm 2014.
Các phán quyết này là một bước lùi về mặt pháp lý đối với Kiev. Tòa án bác bỏ yêu cầu của Ukraine về việc ra lệnh Nga bồi thường cho cả hai hành vi vi phạm và chỉ yêu cầu Nga tuân thủ các hiệp ước.
Đại diện Ukraine Anton Korynevych nhấn mạnh, phán quyết này rất quan trọng đối với Kiev vì nó cho thấy Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế. "Đây là lần đầu tiên về mặt pháp lý, Nga bị gọi là nước vi phạm luật pháp quốc tế", ông này nhấn mạnh với báo giới.
Ukraine đã đệ đơn kiện lên ICJ vào năm 2017, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước chống khủng bố với việc tài trợ cho phe ly khai thân Nga ở Ukraine.
Các thẩm phán của tòa án cho biết, Moscow đã vi phạm hiệp ước chống khủng bố của LHQ khi không điều tra các cáo buộc chính đáng rằng một số khoản tiền đã được gửi từ Nga đến Ukraine để có thể tài trợ cho các hoạt động khủng bố.
Hội đồng gồm 16 thẩm phán đã ra lệnh cho Nga điều tra mọi cáo buộc chính đáng về việc tài trợ khủng bố nhưng từ chối yêu cầu bồi thường của Kiev.
Tòa án từ chối đưa ra phán quyết về vụ bắn rơi MH17, nói rằng các hành vi vi phạm tài trợ khủng bố chỉ áp dụng đối với hỗ trợ tài chính và tiền tệ chứ không áp dụng cho việc cung cấp vũ khí hoặc đào tạo như cáo buộc của Ukraine.
Ukraine lập luận rằng Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa bắn hạ máy bay, nhưng họ không cáo buộc hỗ trợ tài chính trong trường hợp đó.
Trong phiên điều trần tại tòa án ở Hà Lan vào tháng 6 năm ngoái, Nga đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine rằng họ tài trợ và kiểm soát phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Trong vụ án kéo dài gần 7 năm, Kiev cáo buộc Nga trang bị và tài trợ cho các lực lượng thân Nga, bao gồm cả phiến quân đã bắn hạ MH17 vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Vào tháng 11/2022, một tòa án ở Hà Lan đã kết án vắng mặt hai người Nga và một người Ukraine án tù chung thân vì vai trò của họ trong thảm họa.
Tại Crimea, Ukraine cho biết Nga đang cố gắng xóa bỏ văn hóa của người dân tộc Tatar và người Ukraine. Tòa án đã bác bỏ tất cả các cáo buộc liên quan đến người Tatar nhưng nhận thấy Moscow chưa làm đủ để hỗ trợ việc giáo dục ngôn ngữ Ukraine.
Đây là phán quyến cuối cùng và không có kháng cáo, tuy nhiên, tòa án này không có cách nào để thi hành phán quyết của mình.
Trong ngày 2/2, ICJ sẽ ra phán quyết trong một vụ kiện khác, trong đó Ukraine cáo buộc Moscow áp dụng sai Công ước Diệt chủng năm 1948 để biện minh cho chiến dịch quân sự vào ngày 24/2/2022 của mình
Tướng Nga bị sát hại ở Moscow: Tín hiệu nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine? Sự việc Trung tướng Nga Igor Kirillov bị sát hại có thể là chỉ dấu báo hiệu một giai đoạn mới tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine. Vụ ám sát Tướng Igor Kirillov là một trong những hành động táo bạo nhất kể từ cuộc chiến ở Ukraine nổ ra (Ảnh: EPA). Vụ đánh bom khiến Trung tướng Nga...