Istanbul và những bí quyết giữ chân du khách
Nét độc đáo do dung hòa văn hóa Á – Âu khiến Istanbul được ví như thỏi nam châm cực mạnh hút hồn bất cứ ai tới đây.
Nhắc đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), nhiều người hình dung ngay đến bề dày lịch sử với hơn 2.600 năm. Du khách nào đam mê văn hóa, phong cảnh tự nhiên và thích khám phá điều xưa cũ thường ngay lập tức bị cuốn hút bởi những công trình kiến trúc cổ, thánh đường Hồi giáo hay cung điện tráng lệ.
Hàng năm, Istanbul thu hút hàng triệu lượt khách du lịch ghé thăm và được ví von như “thỏi nam châm cực mạnh”. Với diện tích 5.343 km2, thành phố này liên lục địa, bắc ngang eo biển Bospho – một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, nối vùng Marmara và biển Đen.
Video đang HOT
Khung cảnh Istanbul nhìn từ trên cao với đàn chim bay lượn. Ảnh: picpicx
Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Istanbul có lẽ là dấu ấn của đạo Hồi với những thánh đường uy nghiêm, to lớn nằm rải rác. Phần lớn trung tâm lịch sử hay thương mại Istanbul nằm ở phần thuộc châu Âu, nhưng các dấu tích châu Á vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ lên kiến trúc đền thờ, góp phần đưa nơi này trở nên độc đáo hơn trong vai trò giao thoa giữa hai nền văn hóa.
Những du khách khao khát khám phá cũng sẽ tìm thấy sắc màu mới của chuyến đi thông qua các phiên chợ truyền thống. Khu chợ trong nhà lớn nhất thế giới Grand Bazaar đáp ứng nhu cầu mua sắm bao gồm cả trang sức, đồ cổ, thảm dệt cầu kỳ…
Bạn như được sống lại giấc mơ trong những câu chuyện thuở bé là được tham gia phiên chợ cùng các cô gái đội bình nước trên đầu, người đàn ông thổi kèn và chú rắn múa lượn. Dù chợ Grand Bazaar không y hệt tưởng tượng, nó vẫn gợi lên hình ảnh pha trộn đầy huyền ảo.
Chợ Grand Bazaar bày bán rất nhiều sản phẩm, khi không chú ý bạn còn có thể bị lạc. Ảnh: Wikipedia
Yếu tố cuối cùng góp phần khiến Istanbul níu chân du khách chính là vị ngon ẩm thực. Từ những món ăn quen thuộc như Doner Kebab, sandwich cá hay súp đậu tây đến ớt xanh nhồi thịt cừu, mật ong…, chỉ một lần thử qua, khi trở về chính quê hương mình, bạn vẫn còn vấn vương mùi vị.
Trong những buổi chiều, du khách thường nhâm nhi tách trà nóng hay cà phê trên vỉa hè, trò chuyện với vài người dân địa phương, thả mắt ngắm anh chàng ngoài phố ném mẩu bánh mì cho lũ chim bồ câu. Khung cảnh đó đã tạo nên cảm xúc rất mạnh mẽ, đủ khiến bất kỳ ai cũng dễ say lòng với thành phố Istanbul.
Theo VNE
Tiết lộ bất ngờ về người Việt thiết kế Cố Cung TQ
Cố Cung (Sài Cấm Thành) là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ của Trung Quốc cổ đại.
Và kiến trúc sư cho công trình nguy nga tráng lệ này là một người Việt Nam: Nguyễn An. Cung điện hoàng gia của hai triều đại Cố Cung là cung điện Hoàng gia của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, còn có tên gọi khác là Sài Cấm Thành. Cố Cung nằm ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh được xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ tư (1406) dưới triều đại nhà Minh và được hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Tới nay đã có gần 600 năm lịch sử. Nơi đây đã có 14 vị hoàng đế triều đại nhà Minh và 10 vị hoàng đế triều đại nhà Thanh nối tiếp nhau lên ngôi. Khuôn viên Cố Cung hình chữ nhật, với diện tích 720.000m2. Diện tích xây dựng chiếm khoảng 160.000m2 với 9.999 cung điện, đền đài và lầu gác. Bao quanh Cố Cung là một bức tường màu đỏ tía với chu vi dài 3.400m. Bao bọc bên ngoài trường thành là sông Hộ Thành rộng 52m, sâu khoảng 4m. Bốn mặt tường thành được xây dựng bốn cổng thành ở chính giữa, trên có lầu gác cổng. Cổng phía Nam gọi là Ngọ Môn, phía Bắc gọi là Thần Ngọ Môn, cổng phía Đông gọi là Hoa Môn và phía Tây là Tây Hoa Môn. Ở bốn góc tường thành dựng bốn vọng lâu là những pháo đài chính giữ cho Sài Cấm Thành.
Cố cung được xây dụng từ năm 1406 - 1420. Đại diện cho kiến trúc cổ đại Bố cục kiến trúc của Cố Cung - Sài Cấm Thành được chia làm hai khu vực là ngoại triều và nội đình. Ngoại triều ở phía trước là nơi thiết triều, nơi hoàng đế cử hành các lễ lớn tiếp kiến quần thần, thi hành quyền lực của đất nước. Ngoại triều được chia làm ba phân khu: Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa. Nối giữa hai bên phải trái là hai cung điện Văn Hòa và Vũ Anh. Nội đình ở phía sau là nơi làm việc và xử lý các sự vụ hằng ngày của hoàng đế và cũng là nơi ở của hoàng hậu và các phi tần cung nữ, hoàng tử, công chúa. Vừa là nơi vui chơi, giải trí, nơi thờ phụng các thần. Nội đình gồm ba cung điện nằm chếch về phía Bắc, được chia làm ba dãy: Trung, Đông và Tây; Trung có: Càn Thành cung, Giao Thái điện và Thẩm Minh cung, tiếp sau là vườn hoa (chiết hoa viên). Hai bên trung lộ (con đường ở giữa) về phía Đông, Tây có sáu cung điện. Về phía Đông, dọc theo hướng Nam có Phụng Tiên điện, Trai Doanh và Nam Tam sở. Phía Tây dọc theo hướng Nam có điện Dưỡng Tâm, cung điện Ninh Thọ và cung điện Thọ An. Sự phân chia làm hai khu vực này là thể hiện đầy đủ lễ nghi cổ đại gọi là "Tiền triều, hậu tẩm" (phía ngoài làm việc, phía sau nghỉ ngơi). Tiền triều là nơi "Đại nội chính nha (nơi làm việc chính của vua quan). Hậu tẩm là ba cung điện và sáu tự viện (tam cung lục viện). Sài Cấm thành là tác phẩm đại diện cho nghệ thuật kiến trúc cổ đại của Trung Quốc, đặc điểm nổi bật nhất là phương diện xử lý các chi tiết tinh xảo mà nghệ nhân đã tạo ra, nó có tác dụng trang điểm làm cho cung điện thêm hào hoa, phong nhã. Điểm nổi bật phải kể đến là nóc nhà và các đầu đao cong lượn thoai thoải tạo cho người xem có cảm giác như những con đại bàng đang tung cánh bay lượn. Điều này thể hiện các nhà kiến trúc xưa khi thiết kế cấu trúc nóc nhà đã nghiên cứu từ toàn cục đến từng bộ phận chi tiết, trong đó kết hợp hài hòa kiến trúc dân gian. Từ đó đã đưa cấu trúc nóc cung điện trở thành một trong những đặc trưng tiêu biểu cho sự nghiệp kiến trúc cổ đại.
Theo_Kiến Thức