Israel xin thêm vũ khí Mỹ, đánh phủ đầu S-300 Syria?
Israel sẽ không khoanh tay chịu chết trước S-300PMU2 Syria mà họ có thể sẽ không kích phá hủy S-300, đồng thời sẽ xin thêm vũ khí hiện đại của Mỹ.
Quyết định của Nga cung cấp hệ thống phòng không S-300PMU2 cho Syria sẽ phải đối mặt với sự kháng cự của Israel và có thể được nhà nước Do Thái sử dụng như một cái cớ để tiếp nhận vũ khí tiên tiến hơn từ Hoa Kỳ, các chuyên gia Nga bình luận hôm 25/9.
Ngày 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố các biện pháp về tăng cường an ninh của quân Nga để đáp trả vụ máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga bị bắn rơi ở không phận tỉnh Latakia – Syria, mà Nga cáo buộc Israel phải chịu trách nhiệm chính.
Theo Bộ trưởng Shoigu, Nga sẽ trang bị cho Ban chỉ huy lực lượng phòng không Syria với các hệ thống điều khiển tự động, mà trước đó chỉ được trang bị trong Quân đội Nga, cùng với việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU2 cho Quân đội Syria.
Ngoài ra, Nga còn tuyên bố sẽ gây nhiều phá định vị vệ tinh, thiết bị radar và hệ thống thông tin liên lạc của chiến đấu cơ nước ngoài, có âm mưu tấn công các mục tiêu Syria và của Nga.
Đại tướng Shoigu cho biết, Nga bị đình chỉ các lô hàng trong hợp đồng được ký kết năm 2010 về việc mua sắm các hệ thống S-300 cho Syria, theo yêu cầu của Israel vào năm 2013, nhưng kể từ đó đến nay, tình hình đã thay đổi và đó không phải là lỗi của Nga.
Giới phân tích cho rằng, Israel không còn bất cứ công cụ nào để đảo ngược hay trì hoãn quyết định của Nga cấp S-300 cho Syria, nhưng Tel Avip sẽ không ngồi yên nhìn các chiến đấu cơ của mình bị “cắt cánh”.
Sau vụ Il-20, Israel có thể tấn công phủ đầu tiêu diệt S-300 của Syria?
Israel cố gắng phá hủy các hệ thống tên lửa
Theo các chuyên gia, Israel có thể cố gắng phá hủy các hệ thống tên lửa S-300 mà Nga cấp cho Syria, vì chúng đe dọa trở thành một trở ngại lớn đối với các cuộc không kích thường xuyên vào các mục tiêu mà nước này tuyên bố là “của Iran” ở Syria.
Nhà phân tích chính trị Ali Ahmad nói rằng, dĩ nhiên là Israel sẽ cố gắng để tấn công và tiêu diệt các vị trí phòng không, nhưng sẽ không thể làm được điều đó, bởi vì quân đội Syria đã khắc phục không chỉ những điểm yếu về tác chiến mà còn cả về chỉ huy-hiệp đồng với lưc lượng của Nga.
Video đang HOT
Hơn nữa, trong đợt này Syria còn nhận được hệ thống chỉ huy phòng không tự động, có khả năng kết nối toàn bộ các lực lương phòng không và phương tiện phòng không của đất nước tự động điều phối hoạt động giám sát, phân bổ mục tiêu và chỉ thị tấn công mục tiêu.
Chuyên gia quân sự Ai Cập Adel Suleiman đồng ý với ý kiến của chuyên gia Ahmad về việc Israel có thể cố gắng tấn công các hệ thống phòng không trong tương lai.
“Israel có đủ năng lực và nhiều phần sẽ tấn công các hệ thống này. Israel đã từng thực hiện các cuộc tấn công vào các hệ thống tên lửa phòng không ở Lebanon, Syria hơn 45 năm qua, cho dù đó là một căn cứ phòng không, một sân bay quân sự hay một hệ thống radar” – Suleiman nói.
Xin thêm vũ khí tiên tiến của Mỹ
Chuyên gia Adel Suleiman cho biết, trước hết Israel sẽ cố gắng đàm phán để Nga không bàn giao hệ thống tên lửa S-300PMU2 cho Syria, yêu cầu Moscow phải từ bỏ hoặc ít nhất cũng trì hoãn kế hoạch, rồi tính kế khác.
Theo ông, Israel như thường lệ sẽ cố gắng thuyết phục Nga hủy bỏ hoặc trì hoãn thương vụ này. Tel Avip sẽ cố gắng thuyết phục Moscow rằng, họ sẽ thận trọng hơn trong việc phối hợp trên tất cả các lĩnh vực và trong mọi hoạt động trong tương lai, cam kết không gây ra các nguy cơ đối với lực lượng Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng thỏa thuận này không thể bị trì hoãn, Nga đã rất kiên quyết trong quyết định của mình, việc Bộ Quốc phhòng Nga tuyên bố cấp S-300 cho Syria chỉ một ngày sau vụ Il-20 đã cho thấy đât đúng là sự thật, chứ không chỉ đơn thuần là việc Moscow đang sử dụng một “chiến thuật đàm phán với Israel” như một số người nghi ngờ.
Nếu việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 cho Syria là “không thể thay đổi”, các chuyên gia nhận định rằng, Israel có thể sử dụng vấn đề này như một cái cớ để yêu cầu Mỹ để tăng nguồn cung cấp quân sự, xun thêm những vũ khí tiên tiến của Mỹ để đối phó.
Ông Hamdi Bakheet, một thành viên của Ủy ban Quốc phòng, An ninh quốc gia của quốc hội Ai Cập cho biết, Israel sẽ cố gắng lợi dụng sự lo ngại của Lầu Năm Góc về sự an toàn của các chiến đấu cơ Mỹ ở Syria để xin cấp thêm vũ khí tiên tiến cho quân đội của mình.
Ông Hamdi Bakheet lập luận rằng Israel chưa bao giờ là một quốc gia có chủ quyền và luôn tuân theo các chính sách của Hoa Kỳ. Israel luôn chèn ép chủ quyền của tất cả các nước trong khu vực, họ hoạt động vì lợi ích của phương Tây, đặc biệt, cản trở sự phát triển tình hình hòa bình, ổn định trong khu vực.
Sự cố với chiếc Il-20 đã khiến Nga phải cấp ngay S-300 cho Syria
Ông Ali Ahmad ủng hộ lập luận rằng, các loại vũ khí mới có thể được sử dụng để tiêu diệt các hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga, bởi Hoa Kỳ sẽ tìm cách cung cấp vũ khí cao cấp hơn cho Israel, để nước này cố gắng để tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không mới của Syria.
Mỹ , Israel cũng phải hành động thận trọng hơn
Chuyên gia Bakheet nói rằng, ông tin rằng bước đi này của Moscow đã đóng góp đáng kể trong tình hình an ninh tại Syria và đề xuất rằng hệ thống phòng không hỗn hợp nhiều tầng của Nga không chỉ có thể bảo vệ vùng lãnh thổ mà quân đội Nga được triển khai, mà là toàn bộ lãnh thổ Syria.
Chuyên gia Oktay nhận định rằng, Nga muốn giao S-300 cho Syria để tăng cường bảo vệ căn cứ quân sự của mình và các khu vực phụ cận trước các đối tượng thù địch. Đó là lý do tại sao các hệ thống này sẽ tăng cường an ninh trong khu vực trong mọi trường hợp.
Ví dụ như kể từ khi Moscow và Ankara đã đạt được thỏa thuận chính về Syria, với việc chính quyền Erdogan công nhận tính toàn vẹn lãnh thổ của Damascus, phía Nga đã để đường bay cho máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và giám sát chặt chẽ việc sử dụng các hệ thống phòng không, do đó, không có mối đe dọa cho máy bay Thổ Nhĩ Kỳ.
Oktay nhấn mạnh rằng, quyết định về S-300 còn có tác dụng lớn về mặt tâm lý. Israel khẳng định vẫn tiếp tục hoạt động không kích ở Syria nhưng việc Quân đội Syria sở hữu hệ thống phòng không tối tân S-300 có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng cho Mỹ và Israel, khiến Washington và Tel Avip phải cố gắng hành động thận trọng hơn trong khu vực.
Các hoạt động tấn công từ trên không của chiến đấu cơ Mỹ và Israel ở Syria có thể sẽ phải tiến hành từ khoảng cách xa hơn, dẫn đến độ chính xác sẽ giảm đi. Điều này cũng tạo điều kiện cho các hệ thống phòng không khác của Syria đánh chặn bom, tên lửa cho đối phương, giảm thiệt hại cho Syria.
Huy Bình
Theo baodatviet
Israel lên tiếng sau báo cáo chi tiết từng phút vụ máy bay Nga bị bắn nhầm
Israel đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trong báo cáo chi tiết từng phút của Bộ Quốc phòng Nga về vụ máy bay trinh sát Il-20 của nước này bị bắn rơi. Israel một lần nữa khẳng định vô can trong "thảm kịch" đó.
Nga cáo buộc Israel phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ máy bay trinh sát Il-20 bị bắn rơi. (Ảnh: Sputnik)
Trong bình luận trên tài khoản Twitter chính thức ngày 23/9, Bộ Quốc phòng Israel (IDF) khẳng định: "Không quân Israel không núp sau bất cứ máy bay nào và máy bay Israel đã ở không phận Israel vào thời điểm máy bay Nga bị bắn rơi".
Quân đội Israel cũng cho biết thêm, cơ chế giảm căng thẳng giữa Israel và Nga đã hoạt động đúng quy trình. "Sự an toàn của lực lượng Nga ở Syria là yếu tố trọng tâm mà quân đội Israel đều tính đến trong mọi quyết định", IDF nhấn mạnh.
Một lần nữa IDF đổ lỗi vụ Il-20 cho Syria và đồng minh Iran. "Thảm kịch đó là minh chứng cho thấy việc các bên sử dụng vũ khí hiện đại thiếu trách nhiệm gây nguy hiểm cho khu vực", IDF nhận định.
Thông cáo cũng nhấn mạnh, Israel sẽ tiếp tục sử dụng "vũ khí sát thương và chính xác" để ngăn chặn Iran thiết lập hiện diện quân sự thường trực ở Syria.
Những bình luận trên đưa ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố bản báo cáo chi tiết từng phút về vụ việc Il-20 bị bắn rơi.
Moscow cho rằng, Israel phải "chịu hoàn toàn trách nhiệm" trong vụ việc này. Dựa vào các dữ liệu radar và thông tin liên lạc, Nga cáo buộc các máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã lấy máy bay Il-20 của Nga làm lá chắn khi hệ thống phòng không S-200 của Syria khai hỏa.
Ngoài ra, Nga cho rằng, Israel đã cung cấp thông tin không chính xác về kế hoạch tấn công Syria và chỉ thông báo trước chưa đầy 1 phút, do vậy đã đặt máy bay Il-20 vào tình thế nguy hiểm.
Tại cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, những thông tin trên được Nga đưa ra dựa trên dữ liệu của nhiều hệ thống radar khác nhau ở Syria. Ngoài ra, Nga cũng nắm các bằng chứng "không thể chối cãi" khác liên quan đến vụ việc.
"Bộ Quốc phòng Nga cũng nắm các dữ liệu không thể chối cãi khác về thảm kịch ngày 17/9, chứng minh những thông tin đưa ra tại cuộc họp báo này là đúng", ông Konashenkov nói.
Máy bay Il-20 của Nga bị bắn rơi cùng với 15 quân nhân khi đang trên đường từ Địa Trung Hải trở về căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia của Syria đêm 17/9. Cùng thời điểm đó, máy bay chiến đấu Israel cũng không kích Syria, tàu chiến Pháp ở Địa Trung Hải cũng được cho là đã khai hỏa tên lửa.
Minh Phương
Theo Dantri/ Sputnik
Vì sao Nga không trả đòn ngay vụ Il-20? Vì đang phải đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau nên Nga nhiều khả năng sẽ không đáp trả bằng vũ lực sau sự kiện Il-20 bị bắn rơi. Máy bay trinh sát Il-20 của Nga Năm 2015 Nga đồng ý tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố và các nhóm nổi dậy ở Syria sau yêu cầu giúp đỡ...