Israel xây hàng rào biên giới ngăn người tị nạn
Chính phủ Israel bắt đầu xây hàng rào dọc biên giới với Jordan nhằm ngăn dòng người tị nạn; Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ không để Israel bị chìm trong làn sóng nhập cư lậu và hoạt động khủng bố.
Thủ tướng Israel đã thông báo bắt đầu cho xây thêm hàng rào dọc biên giới Jordan ngăn người di cư – Ảnh: Reuters
Hàng rào mới dự kiến dài 30 km, nối theo 240 km hàng rào đã có sẵn dọc biên giới với Ai Cập. Israel cũng có một hàng rào dọc biên giới với Syria. Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu ngày 5.9 nói sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ biên giới bằng một hàng rào an ninh tinh vi, theo hãng tin Al Jazeera (Qatar) ngày 6.9.
“Không phải Israel thờ ơ với thảm kịch nhân đạo của Syria và người tị nạn châu Phi, nhưng Israel là một nước rất nhỏ, vì vậy chúng tôi phải kiểm soát biên giới”, ông Netanyahu nói trong cuộc họp nội các tuần.
Lãnh đạo đảng đối lập Israel, ông Isaac Herzog hôm 5.9 nói rằng Israel nên tiếp nhận người tị nạn Syria vì trước kia người Do Thái cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, phải đi xin tị nạn do các cuộc xung đột. Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas cũng kêu gọi Israel cho phép người Palestine từ trại tị nạn của Syria đi vào lãnh thổ Palestine. Hiện biên giới vòng ngoài của Palestine do Israel kiểm soát.
Video đang HOT
Các số liệu chính thức cho thấy có 45.000 người tị nạn đang ở Israel, hầu hết từ Eritrea và Sudan, theo Al Jazeera.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Châu Âu chìm trong khủng hoảng nhập cư lậu
Cuộc khủng hoảng người nhập cư lậu tại châu Âu ngày càng trầm trọng với những cái chết tang thương gây chấn động dư luận.
Thi thể cậu bé Aylan Kurdi dạt vào bờ ở thành phố Bodrum, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Ngày 4.9, gia đình ông Abdullah Kurdi, cha cậu bé 3 tuổi người Syria bị chết đuối dạt vào bờ biển ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2.9, tiến hành chôn cất vợ cùng 2 con tại quê nhà ở thị trấn Kobane (Syria), theo AFP.
Gia đình Kurdi đã trả tiền cho bọn chuyên đưa người nhập cư lậu để được lên thuyền từ Syria đến Hy Lạp, với mục tiêu cuối cùng là đến được Canada. Tuy nhiên, con tàu quá tải đã bị chìm khiến vợ cùng 2 con trai 3 và 5 tuổi của ông Kurdi chết đuối.
Trong 2 ngày qua, bức ảnh chụp thi thể bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, nằm trên bãi cát tràn ngập mặt báo thế giới lẫn trên internet, khiến dư luận và các nhà lãnh đạo EU bàng hoàng. Cư dân mạng giận dữ kêu gọi những người có thẩm quyền sớm tìm giải pháp cho làn sóng người nhập cư lậu và tị nạn chạy trốn từ các khu vực chiến sự nóng bỏng và bất ổn như Syria và Afghanistan. Trong khi đó, các nước, đặc biệt là những quốc gia cửa ngõ như Hy Lạp, Hungary, Ý..., vẫn đang loay hoay chưa thể tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng nhất châu Âu kể từ thời Thế chiến 2.
Tại Hungary, tình hình đang vô cùng căng thẳng và đã xảy ra xô xát giữa lực lượng an ninh với cả ngàn người nhập cư lậu có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Ban đầu, cảnh sát cho phép người nhập cư lên một đoàn tàu ở thủ đô Budapest khiến nhiều người hy vọng sẽ được đến Áo hoặc Đức. Tuy nhiên, chuyến tàu bị chặn tại thị trấn Bicske, cách Budapest khoảng 40 km. Tại đây, cảnh sát yêu cầu mọi người xuống tàu và đưa họ đến một trại tị nạn. Cho rằng bị cảnh sát Hungary "gài bẫy", hàng trăm người giận dữ không chịu xuống tàu do lo ngại đăng ký tị nạn tại đây thì sẽ khó xin tị nạn tại Đức và nhiều nước khác.
Theo Reuters, khoảng 500 người hôm qua đã phá vòng vây của cảnh sát và đi bộ trên đường cao tốc nối Budapest với thủ đô Vienna của Áo. Phần lớn đã bị cảnh sát chống bạo động bắt lại và ép lên tàu. Cùng ngày, Hungary quyết định đóng cửa biên giới với Serbia để ngăn dòng người tị nạn tràn sang, còn bản thân Serbia kêu gọi EU nhanh chóng hỗ trợ tài chính để có thể ứng phó làn sóng nhập cư lậu.
Hiện nay, các nước EU vẫn đang rất chia rẽ về vấn đề tị nạn và nhập cư lậu trong bối cảnh khu vực vẫn chưa gượng dậy từ khủng hoảng nợ công và đồng euro cũng như tình hình Ukraine. Tờ The New York Times dẫn lời Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố thẳng: "Vấn đề nhập cư là chuyện của Đức". Ngày 4.9, các lãnh đạo hàng đầu của EU liên tục họp khẩn để tìm giải pháp. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande thống nhất kêu gọi các thành viên EU chấp nhận hạn ngạch bắt buộc về tiếp nhận người tị nạn, còn Thủ tướng Anh David Cameron thông báo nước này sẽ tiếp nhận thêm "hàng ngàn người tị nạn Syria".
Ngoài ra, AFP dẫn các nguồn tin cho biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong tuần tới sẽ thông báo kế hoạch tái định cư cho ít nhất 120.000 người để giảm gánh nặng cho các nước ở cửa ngõ.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Người nhập cư lậu làm khó châu Âu Làn sóng nhập cư lậu không ngừng tăng cao đang khiến các nước EU chao đảo vì "không kịp trở tay". Người biểu tình đối đầu với cảnh sát Hungary bên ngoài nhà ga ở Budapest - Ảnh: Reuters Sáng 2.9, tuyến tàu cao tốc Eurostar nối Paris (Pháp) với London (Anh) vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng sau khi một số người...