Israel xác nhận cử phái đoàn đến Mỹ
Theo tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chiến lược của Israel – Ron Dermer và Cố vấn an ninh quốc gia Tzachi Hanegbi sẽ đến Washington để gặp các quan chức Mỹ.
Ông Ron Dermer, lúc là Đại sứ Israel tại Mỹ, phát biểu tại một lễ tưởng niệm ở Washington DC. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Tuyên bố không nêu rõ phái đoàn Israel sẽ gặp những quan chức nào của Mỹ hoặc thời điểm diễn ra chuyến thăm. Theo tuyên bố, trong phái đoàn này còn có một đại diện phụ trách điều phối các hoạt động của Chính phủ Israel tại các vùng lãnh thổ nhưng không được nêu tên.
Nhà Trắng cho biết chuyến thăm nói trên có khả năng diễn ra vào đầu tuần tới.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và người đồng cấp Israel Yoav Galant sẽ gặp nhau tại Mỹ vào tuần tới. Nguồn tin cho biết thêm hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có nỗ lực đảm bảo việc thả tất cả các con tin bị phong trào Hamas bắt giữ, nhu cầu tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho dân thường Palestine và kế hoạch đảm bảo an toàn cho hơn 1 triệu người ở thành phố Rafah.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công lực lượng Hamas ở Rafah, nơi ẩn náu cuối cùng của người Palestine ở phía Nam Gaza, sau khi cho phép dân thường rời khỏi khu vực này. Kế hoạch của Israel đã vấp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ.
Ước tính có khoảng 1,5 triệu người dân ở Gaza đã đến Rafah lánh nạn trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas. Thành phố giáp giới Ai Cập này được cho là tương đối an toàn.
Liên quan cuộc xung đột, ngày 19/3, một quan chức Chính phủ Canada cho biết nước này sẽ ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel. Theo quan chức giấu tên này, tình hình thực địa khiến Canada không thể xuất khẩu bất kỳ thiết bị quân sự nào cho Israel.
Kể từ khi xảy ra xung đột Hamas-Israel hồi tháng 10/2023, Canada, một đồng minh chủ chốt của Mỹ, đã cắt giảm vũ khí xuất khẩu cho Israel, chỉ còn các thiết bị không gây sát thương như thiết bị liên lạc.
Trước đó, phát biểu với báo Toronto Star cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết nước này sẽ ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel trong tương lai.
Israel đã chỉ trích quyết định của Canada, trong đó Ngoại trưởng Israel Katz cho rằng điều này sẽ làm suy yếu khả năng tự vệ của Israel.
Theo Đài phát thanh Canada, Israel là một trong 10 nước nhập khẩu nhiều nhất vũ khí của Canada. Năm 2022, Israel đã nhận được số thiết bị quân sự trị giá 21 triệu CAD (15,4 triệu USD) từ Canada.
Xung đột Hamas - Israel: Mỹ nỗ lực thu hẹp bất đồng về thỏa thuận thả con tin
Ngày 15/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ đang tích cực làm việc với Israel và các bên trung gian gồm Qatar và Ai Cập nhằm thu hẹp bất đồng liên quan đến thỏa thuận thả con tin mà phong trào Hamas đang giữ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Áo, Ngoại trưởng Blinken nhận định việc Israel cử nhóm đàm phán cho thấy triển vọng và tính cấp thiết của việc đạt thỏa thuận phóng thích con tin. Ông cũng tin rằng đàm phán sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Israel cho rằng thỏa thuận thả con tin mà phong trào Hamas đề xuất là thiếu thực tế, song một phái đoàn của Israel sẽ đến Qatar để thảo luận về vai trò của Israel trong thỏa thuận tiềm năng. Bên cạnh đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phê duyệt các kế hoạch triển khai chiến dịch quân sự tại Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza - nơi có hơn 1 triệu người đang nương náu. Quân đội Israel cũng đang chuẩn bị các phương án hành động và công tác sơ tán dân thường. Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối của các nước do lo ngại thương vong cao.
Các nước trung gian Qatar, Ai Cập và Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Hamas và Israel trong tháng lễ Ramadan. Israel đã chấp nhận các điều khoản ngừng bắn kéo dài 6 tuần để đổi lấy việc thả một số con tin bị Hamas bắt giữ. Trong khi đó, Hamas cho biết sẽ chỉ chấp nhận một thỏa thuận dựa trên lệnh ngừng bắn lâu dài nhằm chấm dứt xung đột và bao gồm việc Israel rút quân khỏi Dải Gaza, thay vì một lệnh ngừng bắn tạm thời.
Cùng ngày, Cơ quan Kinh tế Quốc gia Palestine đã phản đối việc Israel cản trở tiếp cận lương thực trong xung đột tại Dải Gaza.
Theo cơ quan trên, việc cộng đồng quốc tế gặp khó khăn trong cung cấp viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza cho thấy Chính phủ Israel đã không tôn trọng quyền tiếp cận lương thực và thuốc men, vốn được luật pháp quốc tế đảm bảo. Cơ quan này nhấn mạnh chỉ số giá sinh hoạt tại Dải Gaza đã tăng tới 111% kể từ khi xung đột bùng phát vào ngày 7/10/2023, mức tăng chưa từng có.
Vào ngày 27/2, các quan chức Liên hợp quốc đã cảnh báo Hội đồng Bảo an về nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải hành động để ngăn chặn thảm họa nhân đạo tại vùng lãnh thổ này của Palestine. Giám đốc Văn phòng Điều phối các hoạt động nhân đạo, Ramesh Rajasingham ước tính ít nhất 576.000 người, tương đương khoảng 1/4 dân số ở Gaza, đang cận kề với nạn đói.
Đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza 'mang tính xây dựng' Ngày 28/1, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết những cuộc thảo luận tại thủ đô Paris (Pháp) với sự tham gia của các quan chức hàng đầu nước này, Mỹ, Qatar và Ai Cập về lệnh ngừng bắn tại Gaza đã được kéo dài và đem lại những kết quả "mang tính xây dựng". Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chủ...