Israel và Trung Quốc khẳng định coi trọng quan hệ song phương
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv đưa tin Ngoại trưởng Israel Yair Lapid ngày 6/4 đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị về quan hệ song phương và tiến trình hòa bình Trung Đông.
Ngoại trưởng Israel Yair Lapid phát biểu tại một cuộc họp ở Moskva, Nga ngày 9/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Lapid khẳng định cả Israel và Trung Quốc đều là những quốc gia có bề dày lịch sử và đều có những nền văn minh lớn. Đây là thời điểm để hai bên cam kết thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nhờ tiềm lực đổi mới mạnh mẽ. Hai bên cũng hiểu biết và đánh giá cao lẫn nhau.
Video đang HOT
Ông Lapid nhấn mạnh Israel coi Bắc Kinh là bạn bè và luôn tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” kể từ thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngoại trưởng Lapid khẳng định Israel sẽ không bao giờ thay đổi lập trường và đó là một thành tố quan trọng trong quan hệ song phương. Israel mong muốn duy trì hoạt động trao đổi các đoàn cấp cao và thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực với Trung Quốc.
Về phần mình, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nêu rõ dân tộc Trung Hoa và dân tộc Do Thái đã giúp đỡ lẫn nhau trong quá khứ và giờ đây hai bên cần ủng hộ nhau hơn nữa. Bắc Kinh đánh giá cao Israel tôn trọng chính sách chính sách “một Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng bày tỏ vui mừng khi chứng kiến Israel thiết lập và thúc đẩy quan hệ với các quốc gia trong khu vực, đóng góp cho chính sách hòa giải ở khu vực Trung Đông. Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng tình trạng đình trệ kéo dài của tiến trình hòa bình Trung Đông không đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan và người dân Palestine có quyền chính đáng trong công cuộc hướng tới mục tiêu thành lập một nhà nước độc lập.
Đáp lời người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Lapid khẳng định Israel cam kết cải thiện quan hệ với Palestine.
Hội nghị An ninh Munich: Các nước nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Ngoại trưởng các nước Đức, Pháp, Ai Cập và Jordan ngày 19/2 đã gặp nhau bên lề Hội nghị An ninh Munich (MSC) tại Munich để tiếp tục phối hợp, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông hướng tới một nền hòa bình công bằng, toàn diện và lâu dài dựa trên nền tảng giải pháp hai nhà nước.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị an ninh Munich (MSC) lần thứ 56 ở Munich, Đức ngày 15/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp cho biết, Ngoại trưởng Đức, Pháp, Ai Cập và Jordan tái khẳng định quyết tâm ủng hộ mọi nỗ lực hướng tới một nền hòa bình công bằng, lâu dài và toàn diện, tôn trọng các quyền hợp pháp của tất cả các bên dựa trên giải pháp hai nhà nước phù hợp với luật pháp quốc tế, các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc và các thỏa thuận đã đạt được, bao gồm cả Sáng kiến Hòa bình Arab.
Các nước này bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng căng thẳng trên thực địa, kêu gọi các bên khẩn trương nối lại đàm phán nghiêm túc và hiệu quả dưới hình thức đàm phán trực tiếp hoặc thông qua sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Các nước trên đang nỗ lực thực hiện các biện pháp tăng cường xây dựng lòng tin với mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân Palestine và hướng tới việc nối lại các cuộc đàm phán hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nước này cũng kêu gọi các bên kiềm chế mọi hành động đơn phương phá hoại giải pháp hai nhà nước và triển vọng của một nền hòa bình công bằng và lâu dài, đặc biệt là việc xây dựng và mở rộng các khu định cư, tịch thu đất đai và ép buộc người Palestine rời khỏi nhà cửa của họ cũng như bất kỳ hình thức bạo lực và thù hận nào.
Các Ngoại trưởng cũng tái khẳng định sự cần thiết phải duy trì hiện trạng cũ và hợp pháp của các thánh địa ở Jerusalem; nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của Cơ quan Cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) cũng như tầm quan trọng của việc cung cấp hỗ trợ về chính trị và tài chính cần thiết để cơ quan này tiếp tục các sứ mệnh cũng như cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người tị nạn.
Các nước này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp ước hòa bình giữa các nước Arab và Israel góp phần giải quyết xung đột Israel-Palestine trên cơ sở giải pháp hai nhà nước nhằm đạt được một nền hòa bình toàn diện và lâu dài.
Ngoài ra, các nước trên cũng sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các bên để mở ra triển vọng nối lại tiến trình chính trị tin cậy, khẳng định việc thiết lập một nền hòa bình công bằng và lâu dài là mục tiêu chiến lược, vì lợi ích của tất cả các bên và có ý nghĩa sống còn đối với an ninh và ổn định trong khu vực.
Liên hợp quốc kêu gọi Israel và Palestine giảm bạo lực Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về tiến trình hòa bình Trung Đông, ông Tor Wennesland, ngày 21/12 bày tỏ quan ngại về bạo lực kéo dài giữa Israel và Palestine tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng, cũng như tình hình an ninh ngày một xấu đi. Điều phối viên đặc biệt về Tiến trình Hòa bình Trung...