Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn: Dải Gaza chưa hết nỗi lo
Với lệnh ngừng bắn này, cửa khẩu lưu thông hàng hóa chính của Gaza sẽ được mở lại và ngư dân Gaza cũng sẽ được ra khơi đánh cá trong phạm vi 15 hải lý.
Sau nhiều tuần căng thẳng, dải Gaza ( Palestine) nay đã tạm yên tiếng súng khi phong trào Hamas kiểm soát dải đất này và Israel mới đạt được thỏa thuận ngừng bắn, với sự trung gian của Qatar.
Tuy nhiên, khoảng 2 triệu người dân sinh sống nơi đây vẫn chưa vơi đi sự cực khổ và nghèo đói trong bối cảnh bị phong tỏa. Gaza bị cảnh báo đang trên bờ vực trở thành một nơi “không thể sống nổi”.
Gaza bị cảnh báo đang trên bờ vực trở thành một nơi “không thể sống nổi”. Ảnh minh họa: AP
Vài ngày trước, những ngư dân dải đất Gaza đã phải chịu tới 2 lệnh “phong tỏa” cùng lúc – một là lệnh trừng phạt cấm đánh bắt cá của phía Israel, một còn lại là lệnh phong tỏa phòng đại dịch Covid-19 của Phong trào Hamas (Palestine).
Từ bờ nhìn ra biển, nhiều ngư dân cho thấy rõ sự tuyệt vọng của mình.
Video đang HOT
“Nếu việc đánh bắt cá tiếp tục bị dừng lại, tôi sẽ chết vì đói. Không ai giúp đỡ chúng tôi. Tôi không có lương hàng tháng. Với tình hình này, tôi sẽ không chết vì dịch bệnh. Tôi sẽ chết đói”, một người dân cho biết.
“Gaza giờ đây bao trùm nhiều nỗi khổ đau phức tạp… Không có nơi nào trên thế giới như vậy cả. Vâng, chúng tôi có thể sẽ được cung cấp thực phẩm, chúng tôi không nên hoảng sợ, nhưng quả thật tình hình đang ngày một phức tạp hơn”, một người khác bày tỏ.
Trước đó, từ ngày 16/8, Israel đã quyết định đóng cửa khu vực đánh bắt cá ngoài khơi Dải Gaza, nhằm đáp trả những leo thang căng thẳng tại khu vực biên giới giữa 2 bên, cũng như những vụ phóng tên lửa từ Gaza sang lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, với sự trung gian của Qatar, ngày 31/8 vừa qua, Hamas đã đồng ý chấm dứt việc thả bong bay, kinh khí cầu gây cháy sang Israel; đáp lại Israel cũng ngùng các cuộc không kích.
Với lệnh ngừng bắn này, cửa khẩu lưu thông hàng hóa chính của Gaza cũng sẽ được phép mở lại và ngư dân Gaza cũng sẽ được ra khơi đánh cá trong phạm vi 15 hải lý.
Căng thẳng biên giới Gaza – Israel hiện đã tạm lắng, song vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại nếu các bên không thực hiện nghiêm túc lệnh ngừng bắn này.
Ngày 1/9, Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Trung Đông Nikolay Mladenov đã hoan nghênh việc Israel và phong trào Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn; chấm dứt các vụ tấn công, oanh tạc nhau suốt mấy tuần vừa qua.
Ông khẳng định, nỗ lực này của cả hai bên sẽ giúp Liên Hợp Quốc có thể tập trung đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, đồng thời kêu gọi cả hai bên tiếp tục kiềm chế trong các hành động của mình.
Tuy nhiên cùng ngày, chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc lại bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng bạo lực gần đây tại Dải Gaza. Ông Michael Lynk, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, cho biết tình hình nhân đạo tại Dải Gaza khá nguy cấp.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc cũng trình bày một số vấn đề hậu quả của tình trạng phong tỏa như hệ thống y tế tê liệt, tỷ lệ thất nghiệp cao và người dân không có đủ điện để sinh hoạt. Ông nhấn mạnh, Dải Gaza đang trên bờ vực trở thành một nơi không thể sống nổi và không có nơi nào trên thế giới mà người dân phải chịu cảnh phong tỏa lâu như vậy.
Trong khi đó, tình trạng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng cũng ngày càng trở thành một mối quan ngại lớn. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu đại dịch bùng phát tại đây thì tình hình sẽ hết sức nguy hiểm vì Dải Gaza thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, nhất là bệnh viện, nhân viên y tế, các bộ xét nghiệm, máy thở cũng như các trang thiết bị y tế cần thiết để kiểm soát dịch. Ông kêu gọi cần phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng phong tỏa tại đây để người dân Palestine có thể có được cuộc sống bình thường./.
Israel đe dọa "tấn công mạnh mẽ" phong trào Hamas tại Dải Gaza
Phía Israel đe dọa tung đòn "tấn công mạnh mẽ" vào Hamas nếu phong trào này tiếp tục thả bóng bay chứa chất gây cháy vào lãnh thổ Israel.
Israel đe dọa sẽ tiến hành một cuộc "tấn công mạnh mẽ" nhằm vào phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza, nếu như Hamas tiếp tục thả bóng bay chứa chất gây cháy từ Gaza vào lãnh thổ Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz. Ảnh: The Forward.
Hôm qua (11/8), Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz tuyên bố Israel không chấp nhận hành động của Hamas và có thể đáp trả mạnh mẽ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng khẳng định sẽ hành động để chống lại cái mà ông gọi là "sự khủng bố bằng bóng bay" từ Dải Gaza.
Trước đó cùng ngày, các tay súng Hamas đã thả hàng chục quả bóng bay mang theo chất gây cháy vào khu vực miền Nam Israel, gây ra ít nhất 60 vụ hỏa hoạn.
Để đáp trả, Israel quyết định đóng cửa giao lộ Kerem Shalom - một trong những giao lộ chính với Dải Gaza.
Tình trạng Hamas thả các vật thể bay có khả năng gây hỏa hoạn từ Dải Gaza sang phía Israel diễn ra khá thường xuyên trong thời gian gần đây. Một số nhà quan sát cho rằng hành động này của Hamas thường là nhằm gây áp lực để chính quyền Israel cho phép Qatar chuyển tiền viện trợ tới Dải Gaza, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và nhân đạo gia tăng ở khu vực do Hamas giành quyền kiểm soát.
Phong trào Hamas và Israel đã phải đối mặt trong ba cuộc chiến vào năm 2008, 2012 và 2014. Gần đây, các cuộc tấn công giữa hai bên vẫn bùng phát bất chấp thỏa thuận ngừng bắn không chính thức.
Phong trào Hamas kêu gọi người dân Palestine đoàn kết chống lại kế hoạch sáp nhập của Israel Ngày 15/6, phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza đã kêu gọi sự đoàn kết trong người dân Palestine trong việc kiên quyết phản đối kế hoạch sáp nhập khu vực Bờ Tây của Israel. Khu định cư Do thái Givat Zeev của Israel ở gần thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 10/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trao đổi với báo giới, ông...