Israel từ chối hòa giải với Hamas
Cả Israel và Hamas đều tỏ ra kiên quyết rằng họ sẽ tiếp tục tấn công, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đạt được bước đột phá sớm trong các nỗ lực hòa giải.
Các binh sĩ Israel triển khai truy lùng các tay súng thuộc lực lượng Hamas. Ảnh: AFP
Israel đã từ chối triển vọng hòa giải giữa nước này và Hamas vì “đây là thời điểm chiến tranh”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Israel Lior Haiat ngày 10/10 cho biết, khi cuộc xung đột mới nhất của nước này với nhóm vũ trang người Palestine bước sang ngày thứ 3.
Người phát ngôn trên nêu rõ: “Chúng tôi không nói về hòa giải vì vẫn còn ‘những kẻ khủng bố’ trên lãnh thổ Israel. Đây là lúc để tự bảo vệ mình và trả đũa mạnh mẽ để chúng tôi có thể tiêu diệt nhóm Hamas cũng như khả năng và cơ sở hạ tầng của họ ở Dải Gaza”.
Ông Haiat thông báo thêm lực lượng Israel đang tiếp tục chiến đấu với ít nhất 70 tay súng Hamas bên trong lãnh thổ của mình, gần biên giới với Gaza.
Các nỗ lực hòa giải
Trong khi đó Qatar, một đồng minh của Hamas, đã đàm phán từ tối 8/10 để cố gắng đảm bảo một thỏa thuận dẫn đến việc phóng thích phụ nữ và trẻ em Israel bị các tay súng ở Gaza giam giữ. Theo thỏa thuận, đổi lại 36 phụ nữ và trẻ em Palestine sẽ được thả khỏi các nhà tù của Israel.
Các nguồn tin an ninh Ai Cập cũng cho biết, nước này, vốn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas trong các cuộc xung đột trước đây, cũng duy trì liên lạc chặt chẽ với cả hai bên khi tìm cách ngăn chặn bạo lực leo thang hơn nữa.
Các nguồn tin trên thông báo trong 24 giờ qua, Cairo đã tổ chức các cuộc hội đàm với các quan chức cấp cao của EU và Mỹ, cũng như các cường quốc trong khu vực bao gồm Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Jordan và Qatar.
Đại diện của lực lượng Hamas Osama Hamdan xác nhận những cuộc đàm phán đã bắt đầu nhưng lưu ý còn quá sớm để đạt được một thỏa thuận.
Các ngoại trưởng của Liên đoàn Arab sẽ nhóm họp vào ngày 11/10 để thảo luận về “cuộc tấn công của Israel đối với Dải Gaza”, khối này tuyên bố.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Arab Hossam Zaki cho biết cuộc họp bất thường ở Cairo sẽ tìm cách mở ra “các con đường hành động chính trị ở cấp độ Arab và quốc tế”, khi Israel tiếp tục đáp trả nhằm vào những mục tiêu ở Gaza sau cuộc tấn công của Hamas.
Tuy nhiên, cả Israel và Hamas đều tỏ ra kiên quyết rằng họ sẽ tiếp tục tấn công, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đạt được bước đột phá sớm trong các nỗ lực hòa giải.
Giá dầu tăng vọt giữa xung đột Israel-Hamas
Sau khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, giá dầu lập tức tăng vọt, trong khi giới đầu tư được dự báo sẽ tìm nơi trú ẩn trong các tài sản an toàn như trái phiếu Mỹ, vàng.
Theo trang AFP ngày 9.10, giá dầu đã tăng hơn 4% sau khi lực lượng Hamas mở cuộc tấn công trên nhiều mặt trận nhắm vào Israel.
Giá dầu WTI tăng 4,5% lên mức 88,39 USD/thùng trong khi dầu Brent (thước đo của toàn cầu) tăng 4,7% lên mức 86,65 USD/thùng.
Một tòa nhà nổ tung sau đòn tấn công của Israel vào thành phố Gaza ngày 7.10. Ảnh REUTERS
Các nhà giao dịch đang tập trung vào Iran bởi đây bị cho là nước hậu thuẫn Hamas. Tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng các quan chức Iran đã giúp Hamas lên kế hoạch tấn công, dù đại diện Iran nói họ ủng hộ hành động của Hamas nhưng không có vai trò chỉ đạo gì.
Nếu sự liên quan của Iran được xác nhận, điều đó có thể khiến Mỹ tăng cường cấm vận lên xuất khẩu dầu thô của Iran, vốn đã quay về mức trước năm 2018 (thời điểm Mỹ chưa khôi phục cấm vận Iran) trong những tháng gần đây.
Một số nhà phân tích cho hay Iran sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và xuất khẩu hơn 2 triệu thùng mỗi ngày, mức cao nhất từ khi chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 và khôi phục cấm vận. Doanh số bán dầu của Iran vào năm 2020 giảm còn khoảng 400.000 thùng/ngày.
The Wall Street Journal dẫn nhận định của nhà phân tích Vivek Dhar thuộc Ngân hàng Commonwealth (Úc) cho hay khoảng 0,5-1% tổng nguồn cung dầu toàn cầu gặp nguy cơ nếu Mỹ tăng cường cấm vận Iran. Với việc thị trường dầu đang trong cảnh nguồn cung bị siết chặt trong quý 4, việc giảm xuất khẩu dầu của Iran ngay lập tức có thể đẩy giá dầu Brent giao sau lên hơn 100 USD/thùng trong ngắn hạn.
Mỹ điều nhóm tác chiến tàu sân bay tới gần Israel; Hội đồng Bảo an họp khẩn
Tài sản trú ẩn an toàn
Xung đột tại Israel được dự báo sẽ thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản an toàn như vàng, USD, đồng yen Nhật. Nhu cầu trái phiếu chính phủ Mỹ cũng có khả năng tăng lên sau đợt bán ra ào ạt gần đây, Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho hay.
Trưởng kinh tế gia thị trường Peter Cardillo của hãng tư vấn đầu tư Spartan Capital Securities nói: "Đây là ví dụ điển hình vì sao mọi người cần vàng trong danh mục của họ. Đây là tài sản phòng hộ hoàn hảo trước bất ổn quốc tế. Bất cứ khi nào có bất ổn quốc tế, đồng đô la cũng mạnh lên".
Theo trang FXStreet, giá vàng đang tăng lên nhờ cú bật dậy hôm 6.10 và đang ở mức 1.850 USD/ounce vào đầu ngày 9.10. Giá vàng đang tăng lên do nỗi lo ngại về việc xung đột địa chính trị có thể khiến giá dầu tăng, đe dọa đến triển vọng kinh tế và lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng tăng thêm của giá vàng có vẻ khó khi đồng USD cũng đang mạnh lên.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi những diễn biến tiếp theo tại Trung Đông, chuyển động giá dầu và dữ liệu lạm phát sắp công bố của Mỹ để quyết định bước giao dịch mới đối với vàng.
Iran phủ nhận giúp Hamas tấn công Israel Chính phủ Iran tuyên bố các chiến binh Hồi giáo Hamas ở Palestine đã hành động hoàn toàn độc lập. Một chiếc ô tô bị hư hỏng nặng sau cuộc giao tranh giữa binh sĩ Israel và các tay súng Hamas ngày 8/10 tại Sderot, Israel. Ảnh: Getty Images Kênh truyền hình RT đưa tin Tehran đã bác bỏ cáo buộc cho rằng...