Israel – Trung Quốc liên thủ tấn công mạng Iran?
Công ty dầu khí ngoài khơi Iran hôm 8/10 tuyên bố đã ngăn chặn thành công một vụ tấn công trên mạng nhằm vào hệ thống máy tính của các giàn khoan công ty.
Một giàn khoan dầu khí của Iran. Ảnh: Press TV
Ông Mohammad Reza Golshani, người phụ trách công nghệ thông tin của công ty, cho biết vụ tấn công kéo dài trong vòng 2 tuần qua nhưng chỉ ảnh hưởng tới hệ thống thông tin liên lạc của mạng máy tính này. Hệ thống mạng chính vẫn an toàn do được cách ly khỏi Internet và đã hoạt động bình thường trở lại.
Hãng thông tấn bán chính thức ISNA (Iran) dẫn lời ông Golshani cho biết vụ tấn công mạng được lên kế hoạch và tiến hành chủ yếu bởi tin tặc Israel và Trung Quốc nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Đây không phải là lần đầu tiên Tehran là mục tiêu của tấn công trên mạng. Vào năm 2010, Iran cáo buộc Mỹ và Israel đứng đằng sau vụ tấn công bằng virus Stuxnet nhằm vào các máy ly tâm của nước này.
Video đang HOT
Ngược lại, bản thân Iran cũng bị xem là nơi xuất phát nhiều cuộc tấn công trên mạng. Chẳng hạn như nhóm tin tặc Izz ad-Din al-Qassam Cyber Fighters tuyên bố đã tiến hành một loạt vụ tấn công nhằm vào các ngân hàng lớn của Mỹ tháng rồi.
Trong một diễn biến khác, một báo cáo mới hôm 8/10 của Viện Khoa học và An ninh quốc tế (ISIS – Mỹ) dự báo Iran có thể sản xuất đủ 25 kg uranium cấp độ vũ khí cần thiết cho việc chế tạo bom hạt nhân trong vòng từ 2-4 tháng tới. Sau đó, Tehran phải cần thêm từ 8 – 10 tháng để phát triển một vũ khí hạt nhân.
Thời gian biểu nói trên được đưa ra dựa trên số liệu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). ISIS không nói rõ liệu Iran có quyết định phát triển bom hạt nhân hay chưa.
Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng nếu Iran có ý tiến hành bước đi như thế, họ cần thêm nhiều thời gian để sản xuất một quả bom hạt nhân thích hợp cho thí nghiệm dưới lòng đất trước. Tehran thậm chí cần nhiều thời thời gian hơn nữa để sản xuất một đầu đạn hạt nhân có thể gắn trên một tên lửa đạn đạo.
Theo 24h
Mỹ lo ngại Trung Quốc và Đài Loan "liên thủ" ở biển Đông
Mặc dù các quan chức quốc phòng Mỹ hoan nghênh các nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, nhưng một số người bắt đầu thể hiện lo ngại cao độ về sự hợp tác tiềm tàng giữa Đài Loan và Trung Quốc trong các tranh chấp biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la - Ảnh: Reuters
Tại diễn đàn an ninh châu Á mang tên Đối thoại Shangri-la ở Singapore vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói Washington ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực mà Trung Quốc và Đài Loan thực hiện trong nhiều năm gần đây nhằm cải thiện quan hệ.
Tuy nhiên, tờ Taipei Times hôm 6.6 dẫn lời các học giả Đài Loan cho hay, các quan chức Mỹ đã kín đáo bày tỏ sự dè dặt trước quan hệ hợp tác tiềm tàng giữa Đài Loan và Trung Quốc về các vấn đề quân sự, bao gồm tranh chấp biển Đông và sau đó là cơ chế xây dựng lòng tin giữa hai bên.
Giáo sư Hoàng Giới Chính thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược tại Trường đại học Đạm Giang nói Mỹ "rất lo ngại" về định hướng chính sách của Đài Loan tại biển Đông.
Ông Hoàng bổ sung rằng có "lo ngại cao độ" về việc liệu sự hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan có mở rộng đến biển Đông hay không.
Ông Hoàng nói các đại diện Đài Loan tham dự những hội nghị quốc tế về vấn đề an ninh trong quá khứ đã khiến các học giả Mỹ lo ngại về lập trường tại biển Đông.
Theo tờ Taipei Times, phái đoàn các học giả Đài Loan tham dự Đối thoại Shangri-la năm 2012 bao gồm ông Lưu Phục Quốc - Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu an ninh MacArthur (MCSS) thuộc Viện Quan hệ quốc tế của Trường đại học Chính trị Đài Loan, ông Đinh Thụ Phạm - giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học này và ông Vương Cao Thành thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược của Trường đại học Đạm Giang.
Vào năm ngoái, MCSS cùng Viện nghiên cứu quốc gia về biển Đông ở tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã chung tay xuất bản một cuốn sách gợi ý Đài Loan và Trung Quốc nên liên thủ nhằm bảo vệ chủ quyền tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông với lập luận rằng chủ quyền thuộc về "một nước Trung Hoa".
Tuy nhiên, vào tháng trước, Giám đốc cơ quan an ninh của Đài Loan Thái Đắc Thắng nói lúc này không phải thời điểm để thực hiện đề xuất sử dụng biển Đông như "khu vực tiên phong" nhằm thực thi cơ chế xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Đài Loan, đồng thời bác bỏ các kế hoạch hợp tác giữa hai bên về vấn đề này.
Theo Thanh Niên
Argentina kiện 5 công ty dầu khí Anh Argentina tuyên bố 5 công ty dầu khí Anh khai thác ngoài khơi quần đảo Malvinas (hay Falklands theo cách gọi của Anh) là bất hợp pháp và tiến hành khởi kiện những công ty này vì cố tình hoạt động xung quanh đảo tranh chấp. Đích thân Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner hôm 4.6 tuyên bố rằng, hoạt động của...