Israel triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa gần Ai Cập
Quân đội Israel ngày 12/7 tuyên bố, nước này đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) sát thành phố cảng Eilat ở Biển Đỏ, gần biên giới Ai Cập.
Theo thông báo, một khẩu đội pháo của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt đã được triển khai gần thành phố Eilat, một phần trong chương trình triển khai hoạt động thông thường. Theo chương trình này, các khẩu đội pháo được luân chuyển định kỳ đến các địa điểm khác nhau trên cả nước.
Một tên lửa của israel được phóng từ hệ thống tên lửa “Iron Dome” (Vòm sắt).
Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt được triển khai gần khu nghỉ mát ở phía nam của Israel. Việc triển khai diễn ra giữa bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực. Hôm 17/6, 2 quả tên lửa từ bán đảo Sinai của Ai Cập bắn sang đã phát nổ ở miền nam của Israel.
Hệ thống Vòm Sắt do Israel chế tạo, có thể đánh chặn được các tên lửa trong phạm vi từ 4km – 70 km cũng như đạn pháo trên không trung./.
Video đang HOT
Theo VOV
Tên lửa phòng thủ của Mỹ ở châu Á có thể đánh chặn tên lửa DF-31A TQ
Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lực Pháo binh 2 Trung Quốc.
Tuần san "Kanwa Defense Review" Canada số tháng 7 cho rằng, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, trên thực tế là nhằm thẳng vào tên lửa đạn đạo tầm xa của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc.
Theo báo Canada, nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.
Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc không có trạm chi nhánh.
Nhưng, trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Lực lượng Pháo binh 2 nên được thiết lập tại Nhật Bản. Ngoài ra, ở các căn cứ của Nhật Bản, cần thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ.
Tên lửa DF-31A được phóng thử vài lần đều đã bị RC-135 theo dõi.
Tên lửa phòng không Standard-3 trang bị cho tàu chiến Mỹ.
Báo Canada cho rằng, vào cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia.
Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3,
loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.
Theo số liệu năm 2008, phi đội 390 của Không quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản có 3 máy bay trinh sát chiến lược RC-135.
Máy bay trinh sát WC-135W Constant Phoenix của Quân đội Mỹ.
Máy bay do thám chiến lược U-2 của Không quân Mỹ.
Theo GDVN
Nga sẽ đánh bại mọi lá chắn phòng thủ phương Tây Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ngày 29/6 cho biết nước này sẽ thiết lập một hệ thống có thể đánh bại cũng như ngăn chặn bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào nhằm đảm bảo an ninh thực sự của mình. Trả lời một đài phát thanh, ông Rogozin nêu rõ: "Nhiệm vụ của chúng tôi là thiết lập sự...