Israel tìm cách thiết lập ra 5 km ‘vùng chết’ ở miền Nam Liban
Một cuộc điều tra của tờ Financial Times (Anh) tiết lộ rằng các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ ( IDF) ở miền Nam Liban là một phần của kế hoạch tạo ra một “vùng chết” rộng 5 km trên biên giới.
Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel tại Yaroun, Liban, ngày 19/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Financial Times kết hợp dữ liệu từ các vệ tinh cùng với nghiên cứu từ các trường đại học Mỹ để đưa ra kết luận trên.
Sau khi cuộc xung đột Israel – Hamas nổ ra vào tháng 10 năm ngoái, Hezbollah bắt đầu tấn công vào Israel và Israel đã đáp trả.
Theo báo của của Financial Times, cuộc giao tranh giữa Israel và Hezbollah đã khiến hơn 95.000 người dân Liban cũng như 60.000 người dân Israel phải di dời.
Lực lượng Hezbollah đã phản đối ý tưởng rút quân khỏi miền Nam Liban. Các quan chức Liban dường như hy vọng có thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn bằng cách tạo ra một vùng đệm và một giải pháp ngoại giao.
Về phần mình, IDF phủ nhận việc họ đang tạo ra vùng đệm. IDF tuyên bố họ chỉ đẩy lùi Hezbollah nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục vào cư dân Israel ở miền Bắc.
Video đang HOT
Nhiều người Liban chỉ có thể trở về làng trong các đám tang. Đây dường như là một trong số ít thời gian yên tĩnh sau các cuộc không kích. “Mỗi ngày, mức độ tàn phá lại trở nên tồi tệ hơn”, Hassan Shayt, lãnh đạo khu vực Kfar Kila, nói.
Hashem Haidar, Chủ tịch Hội đồng miền Nam Liban, cho biết: “Thiệt hại là rất lớn. Loại vũ khí được sử dụng khác với loại mà chúng ta thấy vào năm 2006. Trước đây, khi một ngôi nhà bị đánh bom, thiệt hại chỉ giới hạn ở ngôi nhà đó và khu vực xung quanh. Bây giờ, có cả một khu phố bị ảnh hưởng bởi một vụ đánh bom”.
Một quan chức quân sự cấp cao của Israel cho biết: Cứ ba ngôi nhà ở miền Nam Liban thì có một ngôi nhà được Hezbollah sử dụng làm nơi cất giữ vũ khí, huấn luyện và là điểm chuẩn bị cho một cuộc pháo kích xuyên biên giới.
Cũng có những câu hỏi được đặt ra về chiến thuật của Israel trong việc “dọn sạch” vùng đất gần biên giới, với một số clip quay cảnh quân đội Israel sử dụng các phương pháp lạ, chẳng hạn như sử dụng máy bắn đá để phóng những quả cầu lửa qua biên giới và thậm chí cả những mũi tên lửa.
Ngoài ra, còn có các vấn đề liên quan đến việc Israel sử dụng phốt pho trắng trong chiến đấu. Israel tuyên bố việc sử dụng phốt pho trắng là phù hợp với luật pháp quốc tế và được sử dụng nghiêm ngặt để tạo khói và không nhằm vào các thành viên Hezbollah.
Tuy nhiên, những người đứng đầu địa phương cho rằng việc sử dụng chúng đã làm ô nhiễm đất nông nghiệp và điều này phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục được, với ước tính thiệt hại lên tới hơn 1,7 tỷ USD.
Israel sắp tấn công nơi trú ẩn cuối cùng của hơn 80% người Gaza
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã lên kế hoạch tấn công mặt đất vào Rafah, "nơi trú ẩn cuối cùng" cho người Gaza mà trước đó được coi là "vùng an toàn"
Bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X vào cuối ngày 2/1 của Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant nói rằng Rafah sẽ trở thành mục tiêu tấn công tiếp theo của quân đội Israel. Ảnh chụp tài khoản X của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant
Hãng tin Al Jazeera có trụ sở ở Qatar ngày 3/2 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant cho biết Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sẽ nhắm mục tiêu tiếp theo vào Rafah, khu vực phía Nam Dải Gaza, vốn được chính Israel trước đây coi là "vùng an toàn" và yêu cầu thường dân Palestine di tản đến.
Trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X vào cuối ngày 2/1, ông Gallant nói rằng Lữ đoàn Khan Younis của tổ chức Hamas đã bị giải tán và quân đội Israel sẽ tiếp tục tới tới Rafah để hoàn thành nhiệm vụ của mình ở đó.
Ông Gallant nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ tiếp tục cho đến cuối cùng, không còn cách nào khác".
Các binh sĩ quân đội Israel tác chiến ở thành phố Khan Younis lớn nhất Nam Gaza. Ảnh cắt từ clip của Lực lượng Phòng vệ Israel.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Israel được đưa ra trong bối cảnh phần lớn các khu vực ở Dải Gaza bị bắn phá nặng nề và hầu hết người Palestine phải tìm nơi trú ẩn ở Rafah, khu vực nằm ở phía Nam Gaza - dải đất thuộc Palestine.
Điều này đã làm dấy lên nỗi sợ hãi trong số những người phải di dời và lo ngại từ các tổ chức viện trợ toàn cầu khi nơi cuối cùng được quân đội Israel chỉ định là "vùng an toàn" ở Gaza đang bị đe dọa.
Theo thông tín viên Hani Mahmoud của Al Jazeera, "đối với nhiều người, nó làm tăng mức độ hoảng loạn. Họ không có nơi nào khác để đi. Đây là nơi ẩn náu cuối cùng của người Palestine ở Gaza. Ngoài ra, chỉ có biên giới Ai Cập".
Hiện nay, khoảng 1,9 triệu trong số 2,3 triệu người của Gaza bị dồn vào Rafah gần biên giới với Ai Cập. Họ ở trong các tòa nhà dân cư hoặc ngủ trên đường phố mà không được bảo vệ hoặc có cơ sở hạ tầng cơ bản.
Ngày 2/2, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) đã mô tả thị trấn biên giới Rafah ở phía Nam Gaza là "nồi áp suất của tuyệt vọng".
Người phát ngôn của OCHA - ông Jens Laerke chia sẻ: "Tôi muốn nhấn mạnh về những quan ngại sâu sắc của chúng tôi đối với tình trạng leo thang xung đột ở Khan Younis, dẫn đến sự gia tăng số lượng người di tản tìm nơi ẩn náu ở Rafah trong những ngày gần đây. Hàng ngàn người Palestine đã tiếp tục chạy trốn về phía Nam, nơi đang nhận hơn một nửa dân số khoảng 2,3 triệu người của Gaza. ... Rafah là chiếc nồi áp suất của tuyệt vọng, và chúng tôi lo sợ về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".
Trẻ tị nạn Palestine tại một lớp học ở Rafah, Dải Gaza, ngày 24/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ New York Times, gần như toàn bộ 2,3 triệu cư dân của Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa sau hơn ba tháng Israel không kích và ra lệnh sơ tán. Rafah ở khu vực biên giới với Ai Cập, từng là thành phố với 300.000 dân, nay trở thành nơi ẩn náu chính cho những người phải di dời.
Những người Palestine di tản chen chúc tại Rafah chia sẻ với Al Jazeera rằng họ lo sợ nguy cơ xảy ra tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.
Israel giải cứu thành công 4 con tin sau hơn 8 tháng Hamas bắt về Dải Gaza Quân đội Israel cho biết các lực lượng của nước này đã giải cứu thành công 4 con tin còn sống từ trung tâm Dải Gaza vào sáng 8/6, theo giờ địa phương. Bốn con tin được các lực lượng Israel giải cứu thành công vào sáng 8/6/2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel/X Trong một thông báo phát đi trên mạng xã hội...