Israel tiết lộ phiên bản mới tên lửa SPYDER Việt Nam mua
Tập đoàn Rafael đã giới thiệu phiên bản tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam từng mua, mẫu cải tiến có khả năng cơ động cao trên nhiều địa hình khác nhau.
Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng Singapore Air Show 2016, tập đoàn Rafael, Israel đã giới thiệu phiên bản cơ động cao của hệ thống tên lửa phòng không SPYDER. Phiên bản mới được thiết kế dựa trên khái niệm phòng không phản ứng nhanh, nhỏ gọn, cơ động cao có thể triển khai hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau.
Đáng lưu ý, Việt Nam từng là khách hàng của phiên bản ban đầu hệ thống phòng không SPYDER.
Phiên bản mới có tên SPYDER (HMS) GBAD được thiết kế dựa trên hệ thống phòng không tầm thấp/tầm trung cơ động SPYDER. SPYDER (HMS) được dự kiến hoạt động như một đơn vị phóng tên lửa lấy mạng làm trung tâm.
Cấu hình hệ thống tên lửa SPYDER (HMS) GBAD gồm: giá phóng 4 đạn tên lửa, cảm biến quang điện tử, hệ thống điều khiển và chỉ huy, hệ thống thông tin liên lạc, tất cả được tích hợp lên xe bánh xích chuyên dụng với module chỉ huy phía trước và module phóng phía sau.
Bản đồ họa thiết kế của phiên bản hệ thống phòng không cơ động cao Spyder HMS.
Module chỉ huy phía trước được trang bị một trạm vũ khí điều khiển từ xa để bảo vệ trước các cuộc tập kích của bộ binh đối phương nếu có.
Video đang HOT
Mỗi hệ thống có thể hoạt động như một đơn vị phóng độc lập với hệ thống chỉ huy riêng hoặc một phần của khẩu đội SPYDER (HMS) GBAD với hệ thống chỉ huy chung.
Ông Yossi Horowitz, Giám đốc tiếp thị của Rafael nói với IHS Jane”s rằng: “Khái niệm HMS GBAD cho phép người sử dụng tìm kiếm và di chuyển, tham gia tấn công cả dừng và khi cơ động, sau đó thoát ly an toàn”.
“Sự kết hợp của tên lửa I-Derby ER cho phép chúng tôi tăng tầm bắn cho hệ thống tên lửa SPYDER lên 30 km ( so với 20 km của tên lửa Python-5 và I-Derby), với độ cao không được tiết lộ, và tấn công các mục tiêu bay chậm cũng như trực thăng bay lơ lững”, ông này cho biết thêm.
Tên lửa I-Derby ER sử dụng đầu dò bằng sóng radio thế hệ mới theo công nghệ SDR cho phép tự điều chỉnh tốc độ giữa tên lửa và mục tiêu để tấn công chính xác hơn. Đầu do theo công nghệ SDR có nguồn gốc từ tên lửa đánh chặn Tamir của hệ thống phòng thủ Iron Dome.
Một ưu điểm vượt trội của công nghệ SDR là có thể lập trình lại để phù hợp với các nâng cấp phần mềm về sau, cho phép tên lửa đáp ứng được các mối đe dọa liên tục thay đổi trong vòng đời 20-30 năm của tên lửa.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Báo Đức tiết lộ sự thật việc ông Putin tăng tích trữ vàng
"Ai có nhiều vàng, người đó có thể ngăn chặn sự thống trị của đồng tiền phương Tây. Điểm mấu chốt của tính toán này chính là phân tán sự thống trị thế giới"
Tổng thống Nga Putin.
Tờ Polit Online của Nga mới đây đưa tin cho biết, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang chú ý đặc biệt đến những hành động được tờ báo này mô tả khôn ngoan của các nhà chức trách Nga.
Số liệu của IMF tháng 1/2016 cho thấy, Ngân hàng Trung ương Nga đã trở thành người mua vàng nhiều nhất thế giới trong thời gian vừa qua.
Theo các chuyên gia IMF, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua 688.000 ounce (hơn 18 tấn) kim loại quý chỉ trong tháng này. Trong cùng tháng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đứng thứ 2 khi đã mua vào 520.000 ounce vàng - gần như đồng thời với Ngân hàng Trung ương Nga.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo rằng tăng dự trữ vàng liên tiếp trong 8 tháng qua. Kể từ năm 2005 tới nay, Nga đã tăng gấp hơn ba lần dự trữ vàng của mình, lên tới 1187,493 tấn vàng.
Trong năm 2015, theo Thống đốc Elvira Nabiullina, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua 170 tấn vàng, gần gấp đôi so với lượng mua vào trong cả năm 2013.
William Rhind - CEO của hãng World Gold Trust Services trong một đánh giá hồi năm ngoái nói rằng Nga hiện đang đa dạng hóa dự trữ bằng việc mua vào một lượng lớn vàng để tránh phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng.
Các hoạt động tăng cường dự trữ vàng của Nga đã diễn ra một cách âm thầm từ lâu và không phải là quá bí mật. Tuy nhiên, việc tích trữ lượng lớn vàng trong một thời gian ngắn của ông Putin không thể không thu hút sự chú ý.
"Trong khi giới chính trị lo sợ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Nga và phương Tây thì trong lĩnh vực tài chính, nó đã bắt đầu từ lâu", chuyên gia kinh tế Holger Zschapitz cho biết trong một bình luận trên tờ Die Welt của Đức.
"Thông qua động thái này, ông Putin tìm cách làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Ai có nhiều vàng, người đó có thể ngăn chặn sự thống trị của đồng tiền phương Tây. Điểm mấu chốt của tính toán này chính là phân tán sự thống trị thế giới, báo Đức viết thêm.
Trước đó, Want China Times dẫn bình luận của tờ Duowei News nói rằng, theo các nhà phân tích, "dự trữ vàng lớn của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh hạ giá đồng đô la Mỹ. Ấn phẩm này cũng lưu ý rằng Nga đã tăng gấp đôi dự trữ vàng của mình từ năm 2005. Điều này khiến một số tờ báo phương Tây nói rằng việc Nga tăng dự trữ vàng là có sự phối hợp với Trung Quốc.
"Có vẻ như Nga và Trung Quốc đã quyết định sẽ tạo ra một đối trọng đối với quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ", chuyên gia kinh tế Đức bình luận.
Ông bày tỏ nghi ngờ rằng đằng sau việc mua vàng là một kế hoạch đầy tham vọng và chiến lược địa chính trị của Kremlin, muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và tạo ra sự đa dạng đối với dự trữ tài chính trong bối cảnh thắt chặt lệnh trừng phạt của phương Tây.
Chuyên gia Đức cảnh báo thêm rằng theo những bức thư của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã được giải mật, lý do thật sự cho sự can thiệp ở Libya là dầu, và thứ thúc đẩy Pháp tham gia chiến dịch này chính là... vàng. Ngoài ra, khí đốt và vàng đã thúc đẩy Mỹ tham gia vào Syria.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
EU tiết lộ về thỏa thuận ngăn do thám dữ liệu cá nhân ký với Mỹ Một số điểm mới trong thỏa thuận là việc Mỹ cam kết hạn chế sử dụng thông tin tình báo mạng và bổ nhiệm một kiểm soát viên để giải quyết khiếu nại của công dân châu Âu. Ảnh minh họa. (Nguồn: commerce.gov) Ngày 29/2, Liên minh châu Âu (EU) đã tiết lộ những thông tin chi tiết về thỏa thuận mới ký...