Israel tiếp tục tấn công Gaza trước thềm cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc
Lực lượng của Israel tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công gây thương vong lớn ở khu vực Bờ Tây, đồng thời pháo kích và ném bom nhiều khu vực ở Dải Gaza trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) để thảo luận về “ lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức”.
Các binh sĩ Israel tại khu vực gần biên giới với Dải Gaza. Ảnh AP.
Cơ quan y tế Palestine cho biết, ít nhất 4 người Palestine đã thiệt mạng ngày 12/12 trong cuộc đột kích dữ dội nhất tại thành phố Jenin, khu vực Bờ Tây, nơi hứng chịu tên lửa của quân đội Israel.
Trong khi đó, 20 người – bao gồm 7 trẻ em và ít nhất 5 phụ nữ – đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Rafah, phía Nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập; 2 người khác thiệt mạng ở Khan Younis do pháo kích của Israel, theo các nguồn tin y tế của Palestine.
Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết, quân đội Israel đã chặn xe cứu thương từ trại tị nạn Jenin, mục tiêu trong cuộc đột kích, gây cản trở cho nỗ lực chữa trị cho những người bị thương.
Theo hãng tin Wafa của Palestine, lực lượng Israel cũng tiến hành các cuộc đột kích ở các thị trấn khác ở Bờ Tây, bắt giữ khoảng 50 người ở Ramallah, Bethlehem, Nablus và Tubas.
Trong bối cảnh các thành phố Rafah và Khan Younis quay cuồng sau các cuộc không kích trong đêm, mối lo ngại ngày càng tăng đối với những người có thể bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Theo hãng tin Al Jazeera, việc tìm kiếm những người sống sót vẫn tiếp tục nhưng “không có máy móc hay thiết bị nào” để giúp người dân.
Hơn hai tháng Israel ném bom vào Gaza đã cướp đi sinh mạng của khoảng 18.200 người Palestine, trong đó có 7.729 trẻ em và khiến 90% dân số phải di dời. Các quan chức viện trợ nhân đạo quốc tế cảnh báo về hệ thống y tế đang sụp đổ và tình trạng “tận thế” ở khu vực nhỏ phía Nam Gaza, nơi hầu hết người Palestine hiện đang chen chúc lánh nạn.
Trong khi đó, lực lượng Israel đã đột kích Bệnh viện Kamal Adwan ở phía Bắc Gaza, theo người phát ngôn của cơ quan y tế Palestine, sau khi bao vây và pháo kích vào bệnh viện này trong nhiều ngày.
Các cuộc tấn công mới và số thương vong ngày càng gia tăng diễn ra trước cuộc bỏ phiếu tại ĐHĐ LHQ vào cuối ngày 12/12 về “lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức”.
Lần gần nhất ĐHĐ họp về vấn đề này là vào ngày 27/10, khi 120 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Jordan kêu gọi “thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, lâu dài và bền vững dẫn đến chấm dứt chiến sự” tại Gaza
Mẹ côi nuôi con 'người gỗ'
"Người gỗ" tưởng chừng chỉ trong chuyện cổ tích Pinocchio nước Ý, thế nhưng ngay tại Long An cũng có một "người gỗ" đang cố gắng sống từng ngày với căn bệnh nan y.
Video đang HOT
Mẹ anh Tú phải dùng khăn thấm nước lau người cho con trong những ngày nắng nóng
Trưa đầu tháng 5, tôi đến ngôi nhà nhỏ ở ấp 4 (xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, Long An). Trời gần 40 OC, nhà xập xệ, hầm hập nóng. Nơi anh Nguyễn Văn Tú, 39 tuổi, chàng trai được dân địa phương gọi "người gỗ" đang sống mòn.
Nhiều lúc tui thấy con cháu người ta chạy nhảy, quấn quýt bên cha mẹ, còn con mình nằm như khúc gỗ mà tui chảy nước mắt. Tui chỉ lo nếu tui chết trước thì không biết ai lo cho nó bây giờ.Bà Nguyễn Thị Rạch
Vì con, không thể gục ngã
Gặp người lạ, anh Tú chỉ ú ớ không thành tiếng, bà Nguyễn Thị Rạch, mẹ anh, vội nói thay: "Mẹ con sống cùng nhau mấy chục năm nay, ngoài tui ra nó không nói chuyện với ai. Tối ngày nó chỉ nằm đơ như khúc gỗ, không đi lại được nên thấy người lạ nó sợ, không dám nói đâu".
Căn phòng ọp ẹp, không khí nóng khiến mồ hôi tôi chảy ướt cả áo, nhưng có lẽ anh Tú không cảm nhận được điều đó, vì những cơn đau đang hành hạ trên thân xác mới là thứ khiến anh khổ sở nhất lúc này.
Mấy chục năm qua, việc sinh hoạt hằng ngày của "người gỗ" này đều do một tay bà mẹ nay đã 63 tuổi hỗ trợ. Nhìn bà đỡ anh Tú dậy, tiếng khớp xương va vào giường cộc cộc chẳng khác nào đang đỡ khúc gỗ.
Toàn bộ cơ thể anh Tú không thể xoay chuyển linh hoạt, những nơi có khớp xương như tay, chân, cổ... đều cứng đơ và mong manh vô cùng như chỉ cần bị một tác động hơi mạnh sẽ gãy ngay lập tức.
Vài năm trước, trong một lần đi làm cỏ mướn, bà Rạch để anh ở nhà một mình. Khi đó, "người gỗ" vẫn có thể nhúc nhích đi để tìm mẹ, nhưng những bước chân yếu ớt khiến anh vấp vào ụ đất ngã xuống ruộng trước nhà. Rất may, anh được người hàng xóm phát hiện, đưa vào nhà, nhưng sau cú ngã đó cánh tay vốn rất yếu ớt của anh Tú đã bị gãy.
"Nó giấu đau, không chịu nói với người ta. Khi tui đi làm về, nó mới kêu đưa đi bệnh viện, tới nơi thì bác sĩ bảo là nó đã gãy tay", mẹ anh nhớ lại.
Sau thời gian bó bột không lành, bác sĩ bắt vít vào cánh tay gãy của anh để cố định. Cho tới nay, cánh tay của người đàn ông bị hành hạ vì bệnh tật vẫn đang mang một nẹp vít bằng kim loại.
Trước mặt tôi, thân hình "người gỗ" chỉ có da bọc xương. Bàn chân teo tóp vì bệnh tật, thẳng tắp như một cây sào khiến anh chỉ tiếp đất bằng các đầu ngón chân, vì thế cũng không tự đứng được.
Cái gật đầu cùng nụ cười có phần gượng gạo là điều mà tôi nhận được khi hỏi anh có muốn ra ngoài chơi không. Không nhiều, chừng đó là đủ để chứng minh sức sống và hy vọng hết bệnh của "người gỗ" 39 tuổi vẫn còn tiềm ẩn đâu đó trong anh.
Việc chăm sóc người con bệnh tật có lẽ cũng khiến trái tim bà mẹ quên đi hạnh phúc của riêng mình dù đã chia tay chồng từ năm mới 24 tuổi. Một tay đỡ đần, gánh vác mọi thứ khi đang còn ở độ tuổi đôi mươi cho tới già, nhưng chưa bao giờ bà than vãn vì sợ con buồn. Mỗi ngày bà chăm sóc và theo sát anh trong từng bữa ăn, giấc ngủ và cả việc vệ sinh cá nhân.
Mỗi lần bệnh, bà đều cố gắng gượng dậy để còn nấu cơm và chăm sóc người con. Có lần rối loạn tiền đình phải nhập viện, bà chỉ dám xin bác sĩ ở lại đúng một ngày để kịp về lo cho con. Tình thương của người mẹ khiến bà hiểu mình không thể gục ngã, vì con không thể thiếu bà.
Mọi sinh hoạt của anh Tú đều cần bàn tay yêu thương của người mẹ già 63 tuổi - Ảnh: AN VI
Hành trình chữa bệnh gian nan
Căn bệnh quái ác đang đeo bám anh Tú đã nhen nhóm "tấn công" từ khi anh mới lên 7, bắt đầu là những cơn sốt nhẹ, dần dần trầm trọng hơn.
Ngày ấy, anh đang học lớp 2, sau nhiều lần sốt nặng và lên những cơn co giật trong lớp, thầy cô đã phải khuyên bà Rạch nên cho con nghỉ học vì không an toàn. "Có lẽ người ta sợ nó chết trong lớp, tui cũng không biết làm gì hơn ngoài việc đưa con về". Câu con ngây thơ hỏi: "Sao mẹ bắt con nghỉ học?", đến tận hôm nay vẫn ám ảnh người mẹ già khắc khổ.
Thương con như đứt ruột, người mẹ đơn thân bắt đầu hành trình đưa con đi chạy chữa. Tại Bệnh viện Đa khoa Long An, bác sĩ chẩn đoán anh Tú mắc bệnh bướu xương và phải tiến hành phẫu thuật. Nhưng vì kinh phí tốn kém, bà lại nghèo quá, không đủ khả năng nên quyết định đưa anh về nhà.
Từ thời điểm đó, bà vẫn đều đặn đi bốc thuốc nam cho con uống với hy vọng bệnh tình sẽ thuyên giảm. "Ai chỉ gì là tui đi tìm cho nó uống, mình không có tiền, mình chỉ còn biết mong cứu được con bằng cách này", bà thở dài tâm sự.
Ngoài bướu xương, anh Tú còn bị nhiều bệnh khác hành hạ với những cơn đau từ xương tủy. Bởi vậy, ngay trên đầu giường con, thuốc giảm đau được bà chuẩn bị rất nhiều.
Bao lần, bà mong muốn đưa con trai đến các bệnh viện lớn tại TP.HCM để tìm thêm hy vọng. Nhưng một phần vì không có tiền, phần nữa là càng ngày việc di chuyển của anh Tú càng trở nên khó khăn nên bà vẫn chưa thể thực hiện được.
Anh Nguyễn Bá Tùng, hàng xóm của bà Rạch, cũng bày tỏ mong muốn đưa Tú đi chữa bệnh nhưng bản thân anh cũng đành bất lực. "Tìm xe chở Tú đi rất khó, tại cả người nó cứng đơ như người gỗ, để lên xe hơi thì người ta không đóng cửa được nên không ai dám nhận.
Nhiều người cũng sợ bệnh của Tú lây nên thường xa lánh. Tui cũng muốn giúp lắm mà giờ chẳng biết giúp như thế nào, nhất là về vấn đề chi phí chữa bệnh, hai mẹ con không thể đủ trang trải nếu lên TP.HCM điều trị", anh Tùng bộc bạch.
Bà Rạch trải lòng nhiều lúc con than thở đã mệt mỏi với căn bệnh quái ác. Các cơn đau hành hạ anh hơn 30 năm qua. Và những lúc đó, người mẹ chỉ biết nắm chặt lấy tay con mà ước gì san sẻ được nỗi đau cho mình...
"Người gỗ" bệnh gì?
TS Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết bướu xương có tên y học là bệnh u xương hay còn gọi là ung thư xương nguyên phát. Bướu xương là kết quả của quá trình tăng sinh tế bào không kiểm soát tại xương.
Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn mắc phải bướu xương do di căn từ ung thư khác. Đến nay, nguyên nhân nguyên phát của bướu xương vẫn chưa được xác định chính xác. Nhưng giả thuyết được đưa ra là do bị nhiễm độc từ môi trường hoặc đột biến gene sẵn có.
Những khối u bướu hành hạ anh Tú suốt nhiều năm
Bướu xương không phải là bệnh hiếm gặp, nhưng cũng không quá phổ biến. Bệnh cũng không nằm trong 10 loại ung thư phổ biến trên thế giới. Trung bình, mỗi năm Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận khoảng 100 trường hợp mắc bướu xương và lứa tuổi có xác suất mắc bệnh cao nhất là ở thanh thiếu niên.
Những trường hợp mắc phải bướu xương khiến việc di chuyển khó khăn như anh Tú cũng thường bắt gặp. Đối với các bệnh nhân bị bướu, hay bị ung thư xương do di căn ở vị trí xương cột sống và xương đùi sẽ khiến cơ thể rất khó khăn trong di chuyển.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân cứng toàn thân của anh Tú thì cần phải có quá trình kiểm tra lâm sàng và chẩn đoán bằng hình ảnh, cuối cùng là tiến hành xét nghiệm sinh thiết để thử xem đó có phải tế bào ung thư xuất phát từ xương hay không.
"Trong trường hợp anh Tú bị bướu xương nhưng đã phát bệnh từ lúc còn nhỏ thì rất có thể đây là bướu lành tính. Vì thông thường, những người mắc bướu xương hay ung thư xương ác tính nếu không điều trị sớm sẽ mất chức năng chi, trong vòng vài năm sẽ di căn gây nguy hiểm tính mạng.
Tuy nhiên, bướu xương lành tính vẫn tiến triển ở mức độ chậm, vì vậy anh Tú cần phải tiếp tục đi khám để điều trị kịp thời", bác sĩ Thịnh cho biết thêm.
Sức khỏe du khách nước ngoài bị chó dữ cắn ở Nha Trang hiện ra sao? Một con chó lai của người dân tấn công nam du khách người nước ngoài tại TP Nha Trang khiến nạn nhân phải nhập viện với nhiều vết thương. Tối 19/2, lãnh đạo UBND xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, Công an đang làm việc với những người liên quan, lập hồ sơ điều tra làm rõ vụ...