Israel thử xong David’s Sling, hoàn thiện bộ ba phòng thủ
Hãng Reuters dẫn nguồn tin quân sự Israel cho biết, quân đội nước này vừa thử nghiệm thành công hệ thống phòng không David’s Sling hôm 31/3.
Thông tin này được Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon trong chuyến thăm Mỹ ngày 1/4, đồng thời ông này không quên cảm ơn Mỹ đã tài trợ cho việc phát triển David’s Sling.
Tính đến thời điểm hiện tại, Israel đã thực hiện ít nhất 4 lần thử nghiệm thành công với hệ thống David’s Sling. Với kết quả thử nghiệm lần này, Bộ Quốc phòng Israel hy vọng tổ hợp tên lửa mới David’s Sling, sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang trong thời gian tới sau khi nó bắt đầu được sản xuất loạt.
Hệ thống David’s Sling khai hỏa.
Hệ thống phòng không David’s Sling còn được gọi là Magic Wand (đũa thần), là kết quả hợp tác giữa Rafael (Israel) và Raytheon (Mỹ). Hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly từ 40-300km.
Hệ thống sử dụng tên lửa Stunner, loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, có khả năng điều chỉnh quỹ đạo ở pha giữa, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa Stunner được trang bị 2 loại đầu tự dẫn kết hợp giữa radar và cảm biến quang điện.
Phương pháp kết hợp này nâng cao khả năng đánh chặn của tên lửa. Theo đó, 2 đầu tự dẫn sẽ bổ sung cho nhau nếu một trong hai gặp sự cố hoặc bị gây nhiễu nặng.
Được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill”, hệ thống có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đến từ tên lửa và máy bay của đối phương. Theo truyền thông Israel, hệ thống David’s Sling có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Shahab của Iran và Scud nếu tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp.
Theo những hình ảnh được công bố, mỗi bệ phóng David’s Sling có 16 tên lửa, cùng với một trạm radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại.
Hệ thống sử dụng radar quét mạng pha điện tử, radar AESA – radar có khả năng phát hiện nhận biết các mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn một cách chính xác, hệ thống có khả năng tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.
Video đang HOT
Theo một số nguồn tin cho biết, hệ thống phòng không David’s Sling là một phần trong hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp mà Israel đang phát triển.
Hệ thống David’s Sling sẽ bù đắp vào khoảng trống còn lại trong hệ thống phòng thủ của Israel, giữa hệ thống tên lửa phòng thủ Iron Dome có khả năng đánh chặn các phương tiện bay đến 70 km và tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 400-2000 km.
Theo Đất Việt
Israel mua tàu nổi không người lái và tàu ngầm để bảo vệ năng lượng biển
Hải quân Israel có kế hoạch đầu năm 2015 biên chế tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm và 1 biên đội tàu chiến mặt nước không người lái (USV)....
Tàu ngầm lớp Dolphin Hải quân Israel, mua của Đức
Trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 23 tháng 12 đăng bài viết "Hải quân Israel sẽ mở rộng lực lượng trên biển và dưới biển", cho rằng, Hải quân Israel đang hoàn chỉnh một kế hoạch, mục đích là trong vài tháng đầu của năm tới đưa tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm và 1 biên đội tàu chiến mặt nước không người lái mới (USV) vào trong đội hình lực lượng tác chiến của họ.
Đến giữa năm 2015, Hải quân Israel dự tính có thể nhận được chiếc thứ năm trong 6 chiếc tàu ngầm do Chính phủ Đức bỏ vốn một phần và Công ty hệ thống hải dương Thyssen Krupp Đức chế tạo.
Một quan chức mua sắm cao cấp hải quân cho biết, tàu ngầm Rahav phải đến đây "sau vài tháng". Gần 7 năm qua, tàu ngầm này luôn được tiến hành thiết kế, chế tạo, tích hợp hệ thống và kiểm tra ở Kiel, Đức.
Ông còn cho biết, đến lúc đó, Hải quân Israel sẽ chuẩn bị tốt nhân viên và hạ tầng cơ sở cần thiết để "bảo vệ, giữ gìn và bảo trì" lực lượng dưới biển mới nhất.
Tàu ngầm Rahav được khởi công chế tạo ở nhà máy đóng tàu của Công ty hệ thống hải dương Thyssen Krupp tại Kiel vào tháng 4 năm 2013, hiện nay đang bước vào chạy thử trên biển giai đoạn cuối cùng.
Giống như triển khai tàu ngầm Tanin ở đây vào ngày 23 tháng 9, tàu ngầm Rahav có hệ thống dẫn đường quán tính, điều này đã giúp nó tăng lớn phạm vi hành động và năng lực chạy liên tục.
Tàu chiến mặt nước không người lái Protector của Israel
Cũng vào giữa năm 2015, Hải quân Israel hy vọng có thể hoàn thành chứng nhận hành động của 3 tàu chiến mặt nước không người lái Protector tự chế tạo, trong khi đó những tàu này chính là trụ cột của hạm đội tàu chiến mặt nước không người lái mới của Israel.
Protector do Công ty TNHH Rafael quốc doanh Israel chế tạo, nó có 2 động cơ, 1 trạm vũ khí điều khiển từ xa và chức năng tình báo, theo dõi, bắt được mục tiêu và trinh sát (ISTAR) có thể hòa nhập vào hệ thống chỉ huy tự động hóa hải quân (C4I).
Thiếu tướng Hải quân Israel Laure Friedmann cho biết, 2 tàu Protector hiện đã có thể đưa vào hoạt động, chiếc thứ ba đang trải qua "vài tháng cuối cùng chạy thử trên biển".
"Trong nửa đầu năm 2015, chúng tôi kỳ vọng có thể tuyên bố có năng lực tác chiến" - Friedmann nói.
Khi trả lời phỏng vấn gần đây, Friedmann cho biết, mục đích của Hải quân là triển khai tàu chiến không người lái, coi đây là một phần không thể tách rời của lực lượng mặt nước hải quân.
Ông nói: "Cuối cùng, chúng tôi sẽ thấy nó được đưa vào lực lượng phòng thủ biển của chúng tôi. Giá trị bổ sung của chúng là, có thể hoạt động trên biển trong thời gian rất dài, khu vực triển khai cũng đặc biệt nguy hiểm".
Trước khi hạm đội không người lái mới được xác nhận, Hải quân Israel và Công ty Rafael đã tiến hành hợp tác nhiều năm để khẳng định năng lực về tàu chiến không người lái, đồng thời dựa vào nhu cầu của hải quân, tiến hành sửa đổi tàu chiến không người lái. Đồng thời, Hải quân cũng bỏ ra thời gian 1 năm qua hoặc nhiều hơn vào thử nghiệm ở trên biển nhằm tối ưu hóa "khái niệm hành động".
Tàu ngầm lớp Dolphin Hải quân Israel, mua của Đức
"Chúng tôi đã bỏ ra một số thời gian để tìm hiểu làm thế nào để thống nhất giữa chức năng không người lái và có người lái, cũng như làm thế nào để từ bờ biển chỉ huy chúng. Chúng tôi tin mình đã hiểu nên làm thế nào để sử dụng chúng theo phương thức có giá trị nhất" - Friedmann nói.
Đồng thời, các quan chức nơi đây đang chờ Chính phủ Israel đưa ra quyết định về việc mua sắm 4 tàu tuần tra trên biển (OPV) của Công ty hệ thống hải dương Thyssen Krupp Đức trong tương lai để bảo vệ năng lượng trên biển.
Hai năm trước, Hải quân Israel đã trình lên nội các kế hoạch chi tiết tăng cường năng lực bảo vệ tài sản chiến lược vùng biển khu kinh tế. Tháng 11 năm 2013, nội các đã phê chuẩn chiến lược hải quân mới, đồng thời phê chuẩn chi 2,3 tỷ Shekel (khoảng 3,6 tỷ nhân dân tệ) mua tàu, radar và trang bị tác chiến.
Nhưng, từ đó trở đi, các cuộc hội đàm giữa Bộ Quốc phòng Israel với Chính phủ Đức và người phụ trách nhà máy đóng tàu lúc dừng lúc tiếp tục, nguyên nhân ở chỗ, Chính phủ Đức không sẵn sàng chịu bỏ kinh phí mua sắm 4 tàu nêu trên.
Tính không xác định về ngân sách của Israel cũng làm cho vấn đề tiếp tục trở nên phức tạp - Thủ tướng Israel Netanyahu gần đây đã cách chức đối với Bộ trưởng Tài chính.
Trong mua sắm gần đây, các quan chức hải quân cho biết, họ vẫn hy vọng Chính phủ Israel đưa ra quyết định vào đầu năm 2015, nhưng họ thừa nhận, vô số vấn đề chính trị và nguồn vốn có thể sẽ làm cho chương trình này kéo dài.
Tàu chiến mặt nước không người lái Protector của Israel
Theo Giáo Dục
Tên lửa S-400 của Nga khiến Iron Dome của Israel phải..."gọi bằng cụ"? S-400 là hệ thống phòng không thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không. S-400 có tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot. Ngày 21/3, Nga đã triển khai trung đoàn phòng không hiện đại S-400 đầu tiên trên bán đảo Kola...