Israel thử thành công lá chắn tên lửa
Israel hôm qua tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow, trong bối cảnh nước này vừa tính đến một hành động quân sự nhằm vào Iran.
Hình vẽ mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của Israel. Đồ họa: Defenseindustrydaily
Một chiến đấu cơ F-15 của Israel phóng đi một quả tên lửa Blue Sparrow (Chim sẻ xanh) được phát triển nhái theo các tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran, RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Israel cho hay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow (Mũi tên) đã phát hiện ra Blue Sparrow, được coi là một tên lửa đối phương đang bay tới Israel, và theo dõi đường di chuyển của nó với một radar băng X của Mỹ được triển khai tại sa mạc Negev, miền nam Israel.
Tuy nhiên, tên lửa Blue Sparrow không bị đánh chặn, vì việc này không nằm trong kịch bản diễn tập của lá chắn tên lửa Arrow.
Cuộc thử nghiệm hôm qua hoàn tất sự phát triển của giai đoạn Block 4 của hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel. Arrow sẽ sớm được đưa vào hoạt động cùng với không quân Israel.
Arrow là hệ thống phòng thủ tên lửa quan trọng của Israel. Các lớp phòng thủ khác của quốc gia này bao gồm hệ thống Iron Dome dành cho các tên lửa tầm ngắn và David”s Sling, hệ thống đang được phát triển để ngăn chặn các tên lửa tầm trung.
Video đang HOT
Theo VNExpress
Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa Trung Quốc
Nói về sự hiện diện của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.
Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
"Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống".
Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ.
Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.
"Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga".
Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á.
"Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Dvorkin nói.
Trong khi đó, Alexey Arbatov - lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.
"Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO".
Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm
Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ.
"Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ".
Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích.
Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường.
"Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị".
Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc.
Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách "cứng rắn" bất thường.
Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh.
Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga - Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Theo VietNamNet
Mỹ thiết lập lá chắn tên lửa cho UAE Mỹ và UAE (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất) vừa ký thỏa thuận về việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa tại quốc gia vùng Vịnh. Một hệ thống phóng tên lửa đánh chặn. Ảnh minh họa: Aviationnews CNN dẫn lời thư ký báo chí George Little của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho hay thỏa thuận có...