Israel thử thành công hệ thống phòng thủ David’s Sling
“Tổ chức Phòng thủ tên lửa Israel và Cục Phòng thủ tên lửa Mỹ đã hoàn tất giai đoạn đầu của việc phát triển Hệ thống vũ khí David’s Sling bằng cách tiến hành một vụ đánh chặn thành công”, thông báo cho biết.
Thông báo tiết lộ việc thử nghiệm được tiến hành tại một trận địa ở phía nam Israel song không nói rõ thời gian, theo Reuters.
Còn có tên gọi là “Cây đũa thần”, David’s Sling có thể đánh chặn những tên lửa bắn từ khoảng cách 50 đến 250 km.
Được phát triển bởi Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel và Tập đoàn Raytheon của Mỹ, David’s Sling dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2014 nhằm đóng vai trò cầu nối giữa hệ thống phòng thủ tầm ngắn Vòm sắt và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa Arrow.
Video đang HOT
David’s Sling sử dụng công nghệ tương tự với hệ thống Vòm sắt, vốn đánh chặn được 421 quả rốc két bắn từ Dải Gaza trong tám ngày giao tranh vừa qua.
Vòm sắt là tầng phòng thủ thấp nhất nhằm đánh chặn rốc két từ Dải Gaza và Hezbollah. Nó có thể đối phó với những tên lửa trong phạm vi 70 km.
Tổ hợp phòng thủ tiên tiến nhất của Israel là Arrow, được xây dựng nhằm bắn hạ những tên lửa của Iran và Syria ở tầng khí quyển.
Theo TNO
Mỹ bổ sung Hàn Quốc vào lá chắn tên lửa
Washington sẽ tiếp tục mở rộng lá chắn tên lửa tại Đông Bắc Á, bằng cách bổ sung thêm Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ này.
Chỉ một tháng sau khi thông báo lắp đặt radar phòng thủ tên lửa tối tân thứ hai tại Nhật Bản, Mỹ vừa úp mở về kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa tại châu Á, bao gồm cả Hàn Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đưa ra tuyên bố trên vào ngày 24.10, sau cuộc gặp người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin tại Washington. "Chúng tôi vừa triển khai, hoặc mới đề cập việc triển khai hệ thống radar TPY-2 ở Nhật Bản, đặc biệt nhằm bảo vệ nước này trước mối đe dọa từ tên lửa, và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với bạn bè trong khu vực để đẩy mạnh khả năng phòng thủ này", website của Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời ông Panetta. Đồng thời, ông cũng khẳng định bước đi trên không nằm ngoài mục tiêu đối phó nguy cơ tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Trạm radar X-band trên biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống THAAD
- Ảnh: missilethreat.com
Lo ngại CHDCND Triều Tiên
Trong hội nghị cố vấn an ninh Hàn - Mỹ lần thứ 44, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin cho hay CHDCND Triều Tiên vẫn đang chuẩn bị thử vũ khí hạt nhân thêm một lần nữa sau 2 lần vào năm 2006 và 2009. Trong khi đó, về phía Washington, ông Panetta tái xác nhận cam kết bảo vệ Seoul trước những đe dọa từ Bình Nhưỡng, bằng mọi phương tiện, không ngoại trừ "chiếc ô hạt nhân". Đây là thuật ngữ đại diện cho tình huống Lầu Năm Góc huy động mọi nguồn lực để vô hiệu hóa đầu đạn hạt nhân, nếu có, tấn công Hàn Quốc. Theo đó, Washington có thể triển khai oanh tạc cơ B-2/52 và các máy bay chiến đấu khác mang theo bom nguyên tử, như B-61, tấn công các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Theo báo The Korea Times, bom B-61 mang theo đầu nổ hạt nhân có khả năng công phá tương đương 0,3 - 340 kiloton chất nổ, thừa sức hủy diệt các cơ sở ngầm của Bình Nhưỡng. Các tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng có thể phóng tên lửa tấn công những mục tiêu ở miền bắc bán đảo Triều Tiên.
Sau cuộc họp báo giữa hai bộ trưởng quốc phòng, Hàn Quốc hôm qua khởi động cuộc tập trận thường niên Hoguk với mục tiêu đối phó miền Bắc. Tổng cộng khoảng 240.000 quân nhân thuộc đủ loại binh chủng tham gia cuộc tập trận kéo dài suốt tuần, theo AFP dẫn thông cáo chính thức từ Bộ Tham mưu Liên quân Hàn Quốc. Ngoài ra, khoảng 500 binh sĩ Mỹ cũng tham gia. Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã lên tiếng phản đối quyết liệt hoạt động này.
Lâu nay, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn luôn nóng bỏng tại Đông Bắc Á. Hồi tháng 4, báo Chosun Ilbo loan tin miền Bắc gần như hoàn tất việc chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới tại Punggye-ri, nơi Bình Nhưỡng tiến hành 2 đợt thử nghiệm tương tự vào năm 2006 và 2009. Tương tự, tờ The Telegraph khi đó trích lời một quan chức an ninh Nga trả lời phỏng vấn Kyodo News cho biết Bình Nhưỡng dường như đã sẵn sàng tiến hành thử hạt nhân khiến Moscow phải tăng cường mức báo động. Cùng thời điểm, kênh Russia Today dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov cho biết nước này thừa nhận mối đe dọa hạt nhân từ Iran lẫn CHDCND Triều Tiên. Từ đó đến nay, bóng ma nguyên tử vẫn liên tục phủ lên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ tăng khả năng đánh chặn
Trong khi đó, khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mà Mỹ phát triển vừa được nâng lên một cấp độ mới. Ngày 24.10, chuyên trang thông tin của quân đội Mỹ DVIDS đưa tin Lầu Năm Góc vừa tiến hành cuộc thử nghiệm lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử quốc phòng nước này. Theo đó, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (BMD) kết hợp cùng hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và hệ thống tên lửa Patriot đã tiêu diệt thành công 5 mục tiêu cùng lúc. Trong số các mục tiêu bị đánh chặn, có cả tên lửa đạn đạo lẫn hành trình. Trong cuộc thử nghiệm này, hệ thống THAAD đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên, còn tên lửa Patriot PAC-3 gần như bắn hạ lập tức một tên lửa đạn đạo tầm ngắn và một tên lửa hành trình tầm thấp bay lướt trên mặt nước. Cuộc thử nghiệm bắn đạn thật này được tiến hành tại bãi thử Reagan thuộc đảo san hô vòng Kwajalein (CH đảo Marshalls) và vùng lân cận thuộc tây Thái Bình Dương.
Theo TNO
Lại căng thẳng vì lá chắn tên lửa Việc Tây Ban Nha đồng ý tham gia chương trình lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu khiến quan hệ Mỹ - Nga lại trở nên căng thẳng. Theo thỏa thuận ký với Mỹ vào ngày 10.10, Tây Ban Nha sẽ cho phép NATO triển khai lá chắn tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ châu Âu tại căn cứ hải...