Israel thử hệ thống đẩy tên lửa tầm xa
Quân đội Israel vừa tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa đẩy tầm xa tại một căn cứ không quân ở phía Nam thành phố Tel Aviv.
Tên lửa đạn đạo Jericho 3 có tầm bắn hơn 10.000 km được bắn lên trong vụ thử.
Bộ Quốc phòng Israel cho biết vụ thử đã được lên kế hoạch từ trước và được tiến hành theo đúng dự kiến. Cũng theo bộ trên, vụ thử không liên quan đến những diễn biến hiện nay trong khu vực.
Tuy nhiên, thông tin chi tiết về vụ thử không được Bộ Quốc phòng Israel công bố.
Trong khi đó, theo đài phát thanh Israel, loại tên lửa được thử thuộc dòng tên lửa đạn đạo Jericho 3 và đã diễn ra rất thành công. Jericho 3 có tầm bắn hơn 10.000 km.
Hiện tại Israel đang phát triển một số hệ thống tên lửa, bao gồm tên lửa phòng thủ và tấn công. Hồi tháng 2 vừa qua, nước này cũng đã thử thành công hệ thống tên lửa Arrow III, được cho là có thể đánh chặn các tên lửa từ Iran.
Video đang HOT
Ngoài ra, Israel còn phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm sắt ( Iron Dome) đang được Ấn Độ xem xét đặt mua. Trước đó, hai bên từng thảo luận về thương vụ này nhưng bị phía Ấn Độ tạm ngừng lại sau khi Tel Aviv từ chối chuyển giao công nghệ chế tạo được phát triển từ nguồn kinh phí của Mỹ.
Theo Dantri
Trung Quốc "phát sốt" vì tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển của Ấn Độ
Tờ "Deccan Chronicle" của Ấn Độ ngày 04/06 cho biết, trong một cuộc phỏng vấn của báo giới, Tiến sĩ Bender - Tân chủ tịch của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cho biết, nước mày hiện đã phát triển thành công tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển.
Ông Bender cho biết, sang năm 2014, Ấn Độ sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) quốc nội cho thủ đô New Dehli, nâng cao năng lực đánh chặn toàn diện chống lại các tên lửa đạn đạo tấn công vào thủ đô New Dehli, bảo đảm an toàn cho thủ đô trước các cuộc tập kích từ trên không gian.
Sau New Dehli, tất cả các thành phố lớn của Ấn Độ đều được triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc nội này. Vị Tân chủ tịch của DRDO còn tiết lộ với báo giới, đây là hệ thống đánh chặn tên lửa 2 tầng độc nhất vô nhị khi sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn tầm cao và tầm thấp.
Mấy năm gần đây, Ấn Độ nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, tăng cường hợp tác công nghệ với một số cường quốc và tổ chức quân sự như: Nga, Israel, NATO... Hiện nay, cơ bản là Ấn Độ đã làm chủ được công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở các độ cao khác nhau và đã phát triển được 2 loại tên lửa đánh chặn trên và dưới tầng khí quyển.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng có khả năng đánh chặn tên lửa cực tốt
1 loại được Ấn Độ thử nghiệm công khai cuối năm 2006 trên cả 3 phương tiện phóng trên không, trên biển và mặt đất. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn tên lửa đạn đạo trên tầng khí quyển (PAD). Loại thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đánh chặn tên lửa đạn đạo dưới tầng khí quyển (AAD).
Từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã liên tục tiến hành hơn 10 cuộc thử nghiệm 2 hệ thống này. Các quan chức Ấn Độ cho biết, đa số các lần thử nghiệm này đạt kết quả thành công mỹ mãn, có thể nói rằng Ấn Độ đã trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel độc lập nghiên cứu, làm chủ công nghệ và hoàn tất triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa.
Mỹ hiện đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao, đoạn cuối THAAD và Patriot suốt từ nam chí bắc. Các hệ thống đánh chặn tên lửa đoạn giữa, phóng từ mặt đất này sẽ bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên toàn lãnh thổ Mỹ. Còn Israel cũng đang triển khai 2 hệ thống đánh chặn tên lửa là Iron Dome và Arrow.
Mô hình đánh chặn tên lửa từ tàu chiến của Mỹ và một số đồng minh
Về phần Nga, tuy tiếng tăm của các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ không nổi như Mỹ nhưng về thực chất họ cũng không hề kém cạnh, thậm chí còn nhỉnh hơn cả Mỹ. Hiện họ đang bảo vệ Moscow và các tỉnh thành lớn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa cực mạnh được nghiên cứu dưới thời Liên Xô cũ là hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 "Amur", A-235 "-" kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến là S-300, S-400, sau này sẽ thêm S-500.
Triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại thủ đô và các thành phố lớn hiện đang là mục tiêu tối quan trọng của rất nhiều cường quốc quân sự trên thế giới và Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng Ấn Độ cũng không hề kém cạnh các cường quốc khi đã hoàn tất cả 2 hệ thống đánh chặn tên lửa trên và dưới tầng khí quyển.
Ngày 27/01/2013, Trung Quốc cũng tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ phóng trên mặt đất, đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa. Thế nhưng các chuyên gia Mỹ phân tích, hệ thống này của Trung Quốc còn xa mới so được với 2 hệ thống TMD và NMD của Mỹ, chặng đường hoàn thiện các hệ thống này sẽ còn rất dài.
Tất cả tên lửa đạn đạo Trung Quốc đều bị vô hiệu hóa
Nếu sang năm 2014, Ấn Độ hoàn tất triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì người Trung Quốc lại phải nhìn đối thủ đi trước một bước. Ấn Độ đang ngày càng trở thành một đối trọng không hề kém cạnh Trung Quốc. Sau khi đã rất lo lắng về sự phát triển vũ bão của hải quân và không quân của New Dehli, giờ Bắc Kinh lại thêm một nỗi ưu phiền nữa.
Trung Quốc đang lo lắng, với khả năng đánh chặn trên tầng khí quyển từ các phương tiện trên không, trên biển và mặt đất, tất các các loại tên lửa đạn đạo của họ sẽ bị Ấn Độ vô hiệu hóa, thậm chí nếu xảy ra chiến tranh thì tất cả các vệ tinh đều có thể sẽ bị phá hủy. Lúc đó toàn bộ các phương tiện tác chiến và vũ khí công nghệ cao dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc sẽ trở thành vô dụng.
Theo Dantri
Mỹ vô tình làm lộ căn cứ tên lửa tối mật của Israel Chính phủ Mỹ đã vô tình tiết lộ các thông tin chi tiết về một căn cứ tên lửa tối mật của Israel, khiến giới chức quân đội tại Tel-Aviv bị sốc. Một khẩu đội phòng thủ tên lửa Arrow II tại căn cứ Palmachim, phía nam Tel Aviv. Israel đã hợp tác với chính phủ Mỹ về kế hoạch xây dựng một...