Israel thiếu tên lửa Iron Dome, Tel Aviv yêu cầu Mỹ viện trợ khẩn cấp
Theo truyền thông Mỹ, một trong số vũ khí Israel yêu cầu Mỹ viện trợ khẩn cấp có các tên lửa Tamir dành cho hệ thống đánh chặn Iron Dome.
Washington Post dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, trong số vũ khí Israel yêu cầu Mỹ viện trợ bổ sung vào cuối tuần trước có cả các tên lửa đất đối không Tamir dành cho hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome (Vòm sắt).
Vòm sắt hiện là hệ thống phòng không duy nhất của Israel có thể ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công rocket từ Dải Gaza.
Hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome của Israel. (Ảnh: Sputnik)
“Các quan chức Israel đã đưa ra một số yêu cầu cụ thể tới Washington để đáp trả cuộc tấn công của phong trào Hamas, bao gồm việc bổ sung các tên lửa dành cho Iron Dome, bom đường kính nhỏ, đạn cho súng máy và tăng cường hợp tác về chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến các hoạt động quân sự ở Israel, miền nam Lebanon”, nguồn tin cho biết.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo với truyền thông nước này rằng Israel đã đưa ra một số yêu cầu cụ thể mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết về những yêu cầu này.
Ông Tal Naim, người phát ngôn của đại sứ quán Israel tại Washington cũng cho biết sẽ “không bình luận về nhu cầu quân đội Israel đã được thảo luận với Mỹ”.
Cũng theo nguồn tin của Washington Post, yêu cầu viện trợ Tamir từ phía Israel là “một bước đề phòng nhằm chuẩn bị cho các cuộc bắn phá trong tương lai từ Dải Gaza” chứ không phải là “dấu hiệu” Tel Aviv đã hết tên lửa cho Vòm sắt.
Cũng theo Washington Post chiến dịch quân sự đáp trả của Israel ở Dải Gaza sẽ kéo dài trong vài tuần nếu xung đột tiếp tục leo thang.
Thông tin Israel muốn Mỹ viện trợ thêm tên lửa được đưa ra sau khi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Ben Cardin khẳng định ý định thúc đẩy luật cung cấp hỗ trợ an ninh cho Israel, bao gồm cả việc “bổ sung hệ thống phòng không Iron Dome, càng sớm càng tốt”.
Video đang HOT
Các quan chức Lầu Năm Góc hôm 8/10 đã công bố ý định triển khai các máy bay chiến đấu F-35 và F-15 đến khu vực phía đông Địa Trung Hải, với mục đích ngăn chặn “cuộc chiến ở Israel lan rộng ra ngoài biên giới nước này”.
Theo Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết, phong trào Hamas và các nhóm thánh chiến Palestine ở Dải Gaza đã phóng 2.350 quả rocket vào lãnh thổ Israel, phần lớn trong số đó đều bị phòng không IDF đánh chặn trong ngày 7/10.
Mỗi bệ phóng Iron Dome cần tới 20 tên lửa Tamir, mức độ tiêu hao đạn tên lửa sau mỗi đợt tấn công rocket từ Dải Gaza là rất lớn. (Ảnh: CBS News)
Trước đó, chỉ huy nhánh quân sự của Hamas Mohammad Deif tuyên bố phát động chiến dịch nhằm vào Israel và kêu gọi người dân Palestine tham chiến, đồng thời nói Hamas có đến 5.000 quả đạn rocket sẵn sàng phóng vào lãnh thổ Israel.
Mỗi khẩu đội Vòm Sắt có giá khoảng 50 triệu USD. Đến nay, có 5 khẩu đội (15 bệ phóng) này đang hoạt động, nhưng Israel dự định có thêm 8 khẩu đội nữa.
Khẩu đội Iron Dome bao gồm một radar mảng pha quét điện tử đa năng (AESA) EL/M-2084, một đài chỉ huy và ba bệ phóng với 20 tên lửa đánh chặn Tamir; hoạt động ở chế độ tự động giám sát tình hình trên không. Tamir là tên lửa phòng không tương đối nhỏ với đầu dẫn đường bằng radar chủ động. Tên lửa đánh chặn Tamir (khối lượng 90kg, dài 3m, đường kính 160mm, tầm bắn 17km, dùng ngòi nổ không tiếp xúc) có giá xấp xỉ 60.000 USD. Tổ hợp được chế tạo theo dạng “container” cho phép vận chuyển và triển khai nhanh chóng.
Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas làm lộ lỗ hổng về an ninh, tình báo của Israel
Israel đã trải qua "ngày đẫm máu nhất" trong 50 năm khi quân đội nước này dường như một lần nữa đã bất ngờ trước một cuộc tấn công của đối phương, làm lộ ra những lỗ hổng về an ninh, tình báo.
Loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas được phóng đi từ Dải Gaza xuống lãnh thổ Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoảng 6 giờ 30 phút sáng 7/10 (theo giờ địa phương, tức 3 giờ 30 phút giờ GMT), Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine bắt đầu tấn công Israel bằng hàng nghìn quả rocket được phóng đi từ nhiều địa điểm ở dải Gaza.
Hàng trăm tay súng thuộc Phong trào Hồi giáo Hamas còn thâm nhập vào các thị trấn của Israel giết chết ít nhất 250 người, làm hơn 1.500 người bị thương và trốn thoát cùng các con tin, trong đó có thể có hàng chục binh sĩ.
Phó thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Hamas, ông Saleh al-Arouri, nói với kênh Al Jazeera rằng họ nắm trong tay một số lượng lớn tù nhân Israel, trong số đó có các sĩ quan cấp cao.
Lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết thêm họ sẽ sử dụng những người bị bắt làm đòn bẩy để buộc phía Israel thả những người Palestine bị giam giữ ở Israel và số tù nhân Israel đủ để giải thoát tất cả tù nhân Palestine.
Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông của Phong trào Hồi giáo Hamas còn phát những đoạn clip cho thấy các tay súng của họ băng qua các văn phòng bỏ hoang, chiếm giữ các chốt an ninh, bao gồm một đồn cảnh sát ở thị trấn phía Nam Sderot và tràn vào cửa khẩu Erez.
Hôm 7/10 vì thế được coi là ngày bạo lực đẫm máu nhất trong 50 năm qua và điều trùng hợp là nó diễn ra đúng một ngày sau lễ kỷ niệm 50 năm bắt đầu cuộc Chiến tranh Tháng 10 năm 1973.
Khi đó, quân đội Ai Cập và quân đội Syria đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ thiêng liêng của người Do Thái và các lực lượng Israel cũng mất cảnh giác trước đoàn xe tăng của Syria và Ai Cập.
Khói lửa bốc lên trong các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza nhằm đáp trả loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas nhằm vào lãnh thổ nhà nước Do Thái, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Và lần này, theo cựu lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Israel, tướng nghỉ hưu Giora Eiland, những gì diễn ra trông khá giống với thời điểm xảy ra Chiến tranh Tháng 10 và "Israel đã hoàn toàn bị bất ngờ trước một cuộc tấn công được phối hợp rất tốt".
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Israel, ông Eyal Hulata cũng cho rằng cuộc tấn công của Phong trào Hồi giáo Hamas có sự phối hợp chặt chẽ và "thật không may là họ đã có thể gây bất ngờ về mặt chiến thuật cũng như gây ra thiệt hại nặng nề cho chúng tôi".
Về phần mình, ông Jonathan Panikoff, cựu phó quan chức tình báo quốc gia của chính phủ Mỹ về Trung Đông, hiện đang làm việc tại tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương, nhấn mạnh: "Đây là một thất bại tình báo, không thể nào khác được".
Theo ông Panikoff, "đó là một thất bại về an ninh, làm suy yếu những gì được cho là cách tiếp cận mạnh mẽ và thành công đối với Gaza của Israel".
Loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas được phóng đi từ Dải Gaza xuống lãnh thổ Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước khi xung đột xảy ra hôm 7/10, hãng tin Reuters của Anh cho biết kể từ khi gây thiệt hại nặng nề cho Gaza trong cuộc chiến kéo dài 10 ngày vào năm 2021, Israel đã áp dụng phương pháp kết hợp giữa "cây gậy" và "củ cà rốt" để duy trì sự ổn định trong vùng đất bị phong tỏa.
Bên cạnh việc đưa ra các khuyến khích về kinh tế, bao gồm cấp hàng nghìn giấy phép lao động cho phép người Gaza làm việc ở Israel hoặc Bờ Tây, Israel duy trì sự phong tỏa chặt chẽ và cũng như mối đe dọa từ hoạt động không kích liên tục.
Trong 18 tháng qua khi bạo lực hoành hành khắp Bờ Tây, Dải Gaza tương đối yên tĩnh, ngoại trừ các cuộc đụng độ xuyên biên giới lẻ tẻ, chủ yếu liên quan đến Phong tràoThánh chiến Hồi giáo nhỏ hơn và Phong trào Hồi giáo Hamas phần lớn vẫn đứng bên lề.
Nhưng rốt cuộc, như phát biểu hôm 7/10 của lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas, ông Ismail Haniyeh, những gì xảy ra đã cho thấy "điểm yếu của Israel và cuộc tấn công bắt đầu ở Gaza sẽ lan sang Bờ Tây cũng như Jerusalem.
Chuyển người Palestine thiệt mạng trong vụ không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Để đáp trả, Israel đã triển khai "Chiến dịch Những thanh kiếm sắt" (Operation Iron Swords). Cuối giờ sáng 7/10, máy bay chiến đấu của Isarel bắt đầu tấn công các địa điểm ở Gaza.
Tờ The Times of Israel dẫn một nguồn tin quân sự cho biết các máy bay Israel đã thả hơn 16 tấn đạn dược xuống các vị trí của Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza.
Ngoài ra, theo người phát ngôn quân đội Israel, ông Richard Hecht, chiến sự trên mặt đất đang diễn ra ở một số khu vực xung quanh là người Palestine.
Quân đội Israel cũng đang gọi tái ngũ hàng chục nghìn binh sĩ trong lực lượng dự bị và tổ chức các chuyến tàu đặc biệt để đưa binh sĩ từ miền Bắc vào khu vực chiến sự ở miền Nam.
Israel cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trên cả nước sau, đồng thời ra lệnh huy động tất cả các nhân viên cảnh sát tình nguyện và yêu cầu trang bị đầy đủ vũ khí cho tất cả lực lượng an ninh.
Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đất nước ông "đang trong tình trạng chiến tranh".
Israel tuyên bố tình trạng chiến tranh sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas Israel đã tuyên bố tình trạng chiến tranh sau khi Phong trào Hồi giáo Hamas mở một cuộc tấn công trên bộ và phóng 5.000 quả rocket từ Dải Gaza vào nước này. Ảnh: Anadolou Hãng CNN đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Israel thông báo đã huy động binh sĩ và triệu tập lực lượng dự bị sau khi tình trạng báo...