Israel tập kích vào Iran: Nhiều bí ẩn chưa có lời giải
Hàng trăm radar ở Trung Đông và Iran liệu có thực sự “bị mù” trước máy bay chiến đấu Israel? Sự thật có thể không đơn giản như vậy.
Chiến đấu cơ Israel tấ.n côn.g Iran (Ảnh minh họa: Fafo Zone).
Hành động trả đũa được chuẩn bị từ lâu của Israel, cuối cùng đã được thực hiện hôm 26/10, với ba đợt tấ.n côn.g, bao gồm cả ở trên lãnh thổ Iran, Syria, Iraq và những nơi khác. Sau cuộc tấ.n côn.g, Israel tuyên bố đã “thắng lợi hoàn toàn”. Mỹ xác nhận, Israel đã thực hiện các hành động tự vệ với kết quả tốt.
Còn với Iran, họ cũng thông báo đã giành chiến thắng, “làm đối thủ xấu hổ”.
Mặc dù Israel đã điều động hơn 100 máy bay chiến đấu và phóng lượng lớn tên lửa, nhưng hình như kết quả mang lại cho mọi người cảm giác “cả nhà cùng vui”. Không có bên thua cuộc trong đòn trả đũa này của Israel, chỉ có một vài người lính Iran kém may mắn, đã thiệ.t mạn.g.
Thực sự có rất nhiều điều khó hiểu và bí ẩn đằng sau cuộc tập kích mới nhất của Israel vào lãnh thổ Iran. Truyền thông Mỹ cho biết, Tel Aviv đã liên lạc trước với Tehran trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phủ nhận.
Trong khi đó, truyền hình địa phương Israel đưa tin, Tel Aviv đã tránh tấ.n côn.g các cơ sở dầu khí của Tehran do chịu áp lực từ Washington. Nhưng ông Netanyahu nói rằng, Israel chọn tấ.n côn.g các mục tiêu của đối phương dựa trên lợi ích quốc gia, chứ không phải theo chỉ thị của Mỹ.
Như vậy có quá nhiều dấu hỏi cần được đặt ra về đòn tấ.n côn.g này?
Tại sao tất cả các bên chọn cách “im lặng”?
Khoảng cách giữa hai nước là hơn 1.800km nên sau khi hoàn thành nhiệm vụ và quay về, những chiến đấu cơ của Không quân Israel phải bay liên tục 3.600km, sử dụng tiếp nhiên liệu trên không. Tuy nhiên, toàn bộ hành trình giống như bay qua một “vùng đất hoang vắng”.
Israel đã điều động nhiều máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tham gia. Chiến đấu cơ thế hệ 5 này nếu được nạp đầy dầu và không mang vũ khí có tầm bay tối đa là 2.500km.
Trong trận tập kích vừa qua, Israel đã tiến hành ít nhất một lần tiếp nhiên liệu trên không và “thùng xăng bay” được sử dụng là KC-46A Pegasus, đều do Mỹ cung cấp.
Trước đó vào ngày 7/10, Washington đã điều động 4 máy bay loại này từ lãnh thổ Mỹ tới Israel. Được biết, để thực hiện vụ không kích, Israel và Mỹ đã chuẩn bị 12 máy bay tiếp dầu cùng 600 tấn nhiên liệu.
Video đang HOT
Các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Israel, trong lần đầu thực hiện phi vụ đột kích tầm xa, có sử dụng tiếp nhiên liệu trên không để né.m bo.m lãnh thổ Iran đã bay qua hầu hết khu vực Trung Đông, nhưng không gặp bất kỳ sự cố nào và trở về an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tiêm kích tàng hình F-35I của Israel (Ảnh: IDF).
Đáng chú ý, trong hơn 100 máy bay Israel thì có nhiều chiếc không phải loại tàng hình. Hiện tại, các hệ thống phòng không ở Trung Đông, có thể không có khả năng phát hiện máy bay thế hệ 5 nhưng tại sao các chiến đấu thông thường khác tham gia chiến dịch cũng không bị phát hiện?
Máy bay chiến đấu F-15I và F-16I – hai loại chiến đấu cơ chính trong chiến dịch tập kích đường không lần này của Israel – đều là máy bay chiến đấu thế hệ cũ, hoàn toàn không có tính năng tàng hình, nhưng chúng cũng không bị radar, hay các phương tiện quan sát của các nước Trung Đông và Iran phát hiện.
Tel Aviv tuyên bố rằng, qua vụ tập kích này, thế giới đã nhìn thấy được khả năng của họ. Đúng là chiến dịch né.m bo.m của Israel được thực hiện thành 3 đợt và rất hoành tráng, nhưng không gặp cản trở gì và không có máy bay chiến đấu nào b.ị bắ.n rơi.
Israel đã tập kích các nhà máy điện, nhà máy sản xuất máy bay không người lái, căn cứ nghiên cứu và phát triển tên lửa, trạm radar và nhiều mục tiêu quan trọng khác của Iran.
Trong chiến dịch này, ngoài việc sức mạnh của Không quân Israel và sự hỗ trợ toàn diện của quân đội Mỹ được thể hiện, còn một điều nữa không thể bỏ qua, đó là Iran đã không dùng hết sức đán.h chặn, còn Jordan, Iraq hay Syria thì chọn cách im lặng.
Radar của Syria, Iraq và Iran ở đâu?
Hàng trăm radar ở Trung Đông có thực sự “bị mù”. Sự thật có thể không đơn giản như vậy. Máy bay chiến đấu của Israel bay theo nhóm và ngay cả khi áp dụng các biện pháp tàng hình và gây nhiễu điện tử, chúng vẫn có thể bị radar của Iran và các nước ở Trung Đông phát hiện.
Tuy nhiên, có thể thấy từ những thông tin thu được cho đến nay, trong 3 đợt né.m bo.m, các chiến đấu cơ Israel đều bay trên vùng đất không có người ở và hoàn toàn không bị đán.h chặn. Điều này cho thấy, không phải hàng trăm radar ở Trung Đông đều “ngủ”, mà có thể họ phát hiện được nhưng giữ thái độ im lặng.
Trước đó, Iran đã thực hiện 2 cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa và UAV vào Israel, nhưng Jordan và các nước Trung Đông khác cũng tham gia đán.h chặn. Tuy nhiên, lần này tất cả radar của họ đều im lặng. Vậy đây có phải là sự trùng hợp? Rõ ràng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Đán.h chặn tên lửa Iran là điều các nước Trung Đông phải làm trước sức ép được cho là từ Mỹ. Ngược lại, trong hành động của Israel, các nước Trung Đông này chỉ có thể giữ thái độ trung lập.
Nhưng tại sao hàng trăm radar ở Iran cũng không thể phát hiện được gì và không có máy bay chiến đấu nào của Israel bị phát hiện hay theo dõi? Đây thực sự là điều bí ẩn.
Trường hợp đán.h chặn của Iran cũng tương đối khó hiểu, họ được cho là đã đán.h chặn được một số tên lửa, nhưng không gây thiệt hại gì cho máy bay chiến đấu của Israel.
Mặc dù máy bay đối phương chủ yếu tấ.n côn.g bên ngoài khu vực phòng thủ của Iran, nhưng họ vẫn có khả năng phản đòn, điều này cho thấy Tehran có thể không muốn khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Tại sao tên lửa Israel bị phát nổ trên không?
Trong cuộc tấ.n côn.g vừa qua, một số tên lửa của Israel đã bị đán.h chặn và phát nổ trên không, đây là điều mà thế giới không ngờ tới.
Máy bay chiến đấu của Israel xuyên thủng “mắt thần” của Iran rất tốt và cơ bản không gặp nhiều sự kháng cự. Tuy nhiên, những tên lửa do Israel phóng về phía mục tiêu lại không quá ấn tượng, bởi không ít quả được cho là bị Iran đán.h chặn và phát nổ trên không.
Quân đội Israel tuyên bố, họ chỉ tiến hành tấ.n côn.g vào các mục tiêu quân sự của Iran. Cả cơ sở dầu mỏ, lẫn cơ sở hạt nhân của Iran, điều mà thế giới quan ngại nhất đều không bị tấ.n côn.g.
Iran về cơ bản không chịu tổn thất lớn và đã đán.h chặn được một số tên lửa của Israel trên không. Những vụ nổ lớn đã được nghe thấy từ thủ đô Tehran, phần lớn là do tên lửa của Iran đán.h chặn tên lửa của Israel.
Cuộc tấ.n côn.g này cho chúng ta biết rằng, tình hình ở Trung Đông nhìn chung hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng ngày càng trở nên khó đoán hơn. Israel dường như muốn mở rộng xung đột, thậm chí muốn kéo Mỹ vào cuộc, nhưng rõ ràng Washington vẫn chưa sẵn sàng.
Ít nhất, Mỹ không đồng ý với việc Israel mở rộng xung đột trong thời điểm hiện tại và có thể nhận thấy, Iran cũng chưa sẵn sàng sử dụng vũ lực.
Chiến lược của Iran rất rõ ràng, tức là sẽ không trực tiếp chiến đấu với Israel, cũng không tham gia vào một cuộc chiến tranh thế giới, mà chỉ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.
Dự báo động thái tiếp theo của Iran sau khi bị Israel tấ.n côn.g
Iran đang cân nhắc bước đi tiếp theo sau khi Israel thực hiện cuộc trả đũa vào ngày 26/10.
Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei phát biểu tại Tehran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ Business Insider ngày 28/10, Iran dường như hạ thấp tác động của các cuộc không kích, nói rằng đã chặn đứng thành công các cuộc tấ.n côn.g và chỉ chịu thiệt hại hạn chế.
Ông Jonathan Panikoff, Giám đốc Sáng kiến An ninh Trung Đông Scowcroft tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng điều này có thể là dấu hiệu cho thấy Iran đang tìm cách thoái lui, dù tuyên bố ngược lại. Ông nói: "Iran có thể thất vọng vì khả năng răn đe Israel đã suy giảm, nhưng khó có khả năng mạo hiểm khôi phục khả năng răn đe".
Trả lời tờ The New York Times, ông Yoel Guzansky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (một tổ chức tư vấn ở Tel Aviv), cho rằng tín hiệu từ Iran về cơ bản là chuyện này không có gì đáng kể nhưng sự kiện vẫn đán.h dấu khởi đầu một giai đoạn mới, nguy hiểm, với nhiều nhạy cảm hơn.
Ông nói thêm: "Hai bên có thể khép lại đợt xung đột này và có thể chúng ta sẽ không thấy Iran trả đũa nữa hoặc nếu có thì quy mô sẽ nhỏ".
Theo ông Yaniv Voller, giảng viên cao cấp về chính trị Trung Đông tại Đại học Kent, nếu Iran lựa chọn đáp trả, họ có thể sử dụng các lực lượng thân Iran để bảo vệ chương trình hạt nhân của mình. Ông nói: "Chúng ta phải nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của Israel là chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran và nếu Iran trả đũa thì họ sẽ tạo cơ hội để Israel tiếp tục theo đuổi mục tiêu này".
Ông Voller nhận định Iran có thể cảm thấy ngần ngại đáp trả trực tiếp vì thực tế cho thấy Israel có khả năng tiếp cận các mục tiêu nhạy cảm của Iran.
Về các tuyên bố công khai, ngày 28/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Esmaeil Baghaei phát biểu tại họp báo thường kỳ: "Chúng tôi đang sử dụng mọi biện pháp có sẵn để đáp trả kiên quyết và hiệu quả".
Cùng ngày, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami đã lên tiếng cảnh báo Israel về các hậu quả, cho rằng Israel đã không đạt được mục đích và tính toán sai lầm trong cuộc không kích vào lãnh thổ Iran vào ngày 26/10 vừa qua.
Vào ngày 27/10, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei cho biết cuộc tấ.n côn.g của Israel không nên bị "thổi phồng hay xem nhẹ". Ông khẳng định Iran không mong muốn chiến tranh, nhưng sẽ bảo vệ quyền lợi của dân tộc và quốc gia, đồng thời nhấn mạnh Iran sẽ có cách đáp trả phù hợp với hành động của Israel.
Tên lửa trên bầu trời thủ đô Tehran, Iran sáng 26/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cũng tuyên bố rằng nước này sẽ có "phản ứng thích đáng" đối với hành vi của Israel nhằm vào lãnh thổ của Iran. Tổng thống Iran nêu rõ: "Chúng tôi không muốn chiến tranh song sẽ bảo vệ các quyền của người dân và đất nước chúng tôi". Tổng thống Iran cho rằng nếu những hành động gây hấn của Israel vẫn tiếp tục thì căng thẳng sẽ lan rộng ở khu vực Tây Á.
Trong khi đó, phát biểu tại phiên họp của Quốc hội Iran trước đó cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf cũng bày tỏ quan điểm rằng phản ứng của Iran đối với hành động gây hấn của Israel sẽ là "chắc chắn".
Sau khi Israel nhắm vào các căn cứ quân sự của Iran thì nước này sẽ tiến hành thêm các cuộc không kích khác nếu Iran leo thang xung đột. Israel cũng là một trong những quốc gia chi nhiều nhất cho quốc phòng tính theo tỷ trọng GDP và nhận lượng viện trợ quân sự lớn từ Mỹ để duy trì lợi thế quân sự định tính so với các nước láng giềng.
Theo ông Panikoff, các sự kiện gần đây có thể đã khiến giới lãnh đạo Iran cho rằng mình không sánh kịp về mặt quân sự so với Israel. Vì vậy, vốn rất coi trọng tính ổn định nên với Iran, mạo hiểm bước vào một cuộc chiến toàn diện là một lựa chọn bất hợp lý. Trong khi đó, quân đội Israel cho biết sẽ buộc phải đáp trả nếu Iran tiếp tục tấ.n côn.g.
Bà Ellie Geranmayeh, Phó giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu, nhận định rằng không nên loại trừ khả năng Israel sẽ tiếp tục tấ.n côn.g, đặc biệt là sau cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11. Bà Geranmayeh nói: "Iran và khu vực sẽ thở phào nhẹ nhõm khi Mỹ đã kiềm chế được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu Netanyahu vào lúc này. Nhưng điều lo ngại là sự kiềm chế này chỉ là tạm thời cho đến cuộc bầu cử Mỹ. Giai đoạn chuyển tiếp sắp tới có thể là thời điểm mà chúng ta chứng kiến Israel tấ.n côn.g trở lại bên trong Iran, coi đây là cơ hội vàng để làm suy yếu thêm khả năng của Iran".
Trước đó, ngày 26/10, Israel đã không kích vào các địa điểm quân sự ở Iran để đáp trả cuộc tấ.n côn.g ngày 1/10 của Tehran vào Israel, tiếp nối các hành động trả đũa lẫn nhau. Ít nhất 4 binh sĩ và 1 thường dân đã thiệ.t mạn.g. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố cuộc không kích của nước này vào Iran là "chính xác và mạnh mẽ", đạt mọi mục tiêu đề ra.
Bí ẩn con đường Israel dùng để không kích Iran Israel tập kích quy mô lớn vào Iran bất chấp việc các nước trong khu vực tuyên bố đóng cửa không phận. Điều này làm dấy lên câu hỏi về con đường mà chiến đấu cơ Israel dùng để thực hiện vụ tấ.n côn.g. Máy bay chiến đấu của Israel chuẩn bị xuất kích tấ.n côn.g Iran rạng sáng 26/10 (Ảnh: IDF). Rạng...